Tàu hàng Mỹ lần đầu tiên tiếp tế tàu hải quân Ấn Độ trên Biển Đông
Một tàu vận tải biển của Mỹ đã tiến hành hoạt động tiếp tế trên biển (RAS) cho một tàu hộ tống của Hải quân Ấn Độ ở Biển Đông.
Theo thông báo hôm 5/11 của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, tàu USNS Richard E. Byrd, một tàu chở hàng khô và đạn dược thuộc lớp Clark, đã thực hiện RAS cùng với INS Kiltan – tàu hộ tống tác chiến chống ngầm của Hải quân Ấn Độ.
Tàu USNS Richard E. Byrd của Mỹ. (Nguồn: Wiki)
Video đang HOT
Tuyên bố báo chí của Lực lượng đặc nhiệm 73 Hải quân Mỹ dẫn lời Truyền trưởng Lee Apsley của tàu USNS Richard E. Byrd nêu rõ: “Việc có cơ hội làm việc cùng các đối tác Hải quân Ấn Độ mang lại rất nhiều giá trị. Các cơ hội này cho phép chúng tôi tăng cường khả năng phối hợp để duy trì hoạt động hiệu quả và đảm bảo khả năng sẵn sàng đối phó với bất kỳ thách thức hàng hải nào mà chúng ta có thể cùng nhau đối mặt”.
Tàu INS Kiltan, cùng với tàu INS Sahyadri đã thăm cảng Manila từ ngày 23-26/10. Tàu này cũng đã hoạt động ở vịnh Thái Lan và Biển Đông trong nhiều tuần, thực hiện các chuyến ghé cảng khác ở Kota Kinabalu (Malaysia), Laem Chabang (Thái Lan) và Sihanoukville ( Campuchia).
QT
Theo baoquocte/The Diplomat
Bộ Ngoại giao Mỹ: 'Đường 9 đoạn' là phi lý, bất hợp pháp
Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra báo cáo, trong đó cho rằng "đường 9 đoạn" theo yêu sách của Trung Quốc là không có cơ sở, bất hợp pháp và phi lý.
Bộ Ngoại giao Mỹ vừa công bố báo cáo có tên gọi "Một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở: Thúc đẩy một tầm nhìn chung". Nội dung bản báo cáo tập trung về công tác phối hợp giữa Mỹ và các đối tác và đồng minh trong khu vực nhằm thực hiện một tầm nhìn chung.
Bộ Ngoại giao Mỹ. (Ảnh: Getty).
Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Washington tiếp tục cam kết đối với sự thịnh vượng của khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Mỹ khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp cùng các đối tác và đồng minh trong việc duy trì một trật tự khu vực tự do và rộng mở. Trong các lĩnh vực mà báo cáo đề cập tới bao gồm đảm bảo hòa bình và an ninh trong đó có nhấn mạnh tới an ninh hàng hải.
Mỹ khẳng định tiếp tục hợp tác với các đối tác trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương để đảm bảo tự do hàng hải và các hoạt động sử dụng biển một cách hợp pháp, qua đó tất cả các nước đều có thể tiếp cận và hưởng lợi từ các nguồn tài nguyên biển.
Trong vấn đề Biển Đông, Mỹ kêu gọi các nước có yêu sách chủ quyền, bao gồm Trung Quốc, giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, không chèn ép và tuân thủ luật pháp quốc tế. Theo báo cáo của bộ Ngoại giao Mỹ, yêu sách chủ quyền trên biển của Trung Quốc được thể hiện qua đường 9 đoạn là không có cơ sở, bất hợp pháp và phi lý. Các yêu sách không có cơ sở pháp lý, lịch sử và địa lý này đã gây ra những tổn thất cho các nước khác. Thông qua những hành động gây hấn lặp đi lặp lại nhằm khẳng định đường 9 đoạn của mình, Bắc Kinh đã ngăn cản các nước thành viên ASEAN tiếp cận các nguồn dự trữ năng lượng trị giá 2,5 nghìn tỷ USD đồng thời khiến gia tăng bất ổn và rủi ro xung đột.
Báo cáo của bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho biết trong hai năm vừa qua Mỹ tăng cường nhiều hoạt động nhằm củng cố hợp tác trên biển giữa Mỹ và ASEAN. Các hoạt động này bao gồm cuộc diễn tập trên biển đầu tiên Mỹ-ASEAN và việc mở rộng Sáng kiến thực thi pháp luật hàng hải Đông Nam Á trong năm 2018.
Theo PHẠM HUÂN/VOV-WASHINGTON
Lo sợ đánh bom dịp thượng đỉnh ASEAN, Bangkok thắt chặt an ninh Chính quyền Thái Lan thể hiện quyết tâm bảo vệ an ninh thành công Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN và EAS, không để các vụ tấn công giống như hồi tháng 8 lặp lại. Thái Lan huy động hơn 17 nghìn nhân viên an ninh để bảo vệ hội nghị thượng đỉnh kéo dài 3 ngày của ASEAN và các nhà lãnh đạo...