Tàu hàng gây tràn dầu ngoài khơi Trung Quốc
Tàu dầu A Symphony va chạm với một tàu hàng ngoài khơi cảng Thanh Đảo, Trung Quốc, gây ra sự cố tràn dầu trên biển Hoàng Hải.
Cơ quan An toàn Hàng hải tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, và công ty Goodwood, đơn vị quản lý kỹ thuật cho tàu A Symphony, đã xác nhận sự cố tràn dầu trên biển Hoàng Hải hôm nay.
Vụ va chạm xảy ra vào khoảng 8h50 (giờ địa phương) giữa tàu hàng Sea Justice và A Symphony, khi con tàu chở khoảng 1 triệu thùng dầu này đang thả neo tại khu neo đậu Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông.
Video đang HOT
Vị trí tàu dầu A Symphony khi xảy ra sự cố tràn dầu ngoài khơi Thanh Đảo, Trung Quốc, hôm nay. Đồ họa: Bloomberg .
“Va chạm ở mạn trái phía trước tàu dầu đã làm bể dằn bị thủng, khiến một lượng dầu tràn ra biển. Toàn bộ thủy thủ đoàn đều đã giải trình sự việc và không có ai bị thương”, tuyên bố của Goodwood cho hay, thêm rằng các chuyên gia ứng phó tràn dầu tại địa phương đã được triển khai để xử lý sự cố và bắt đầu hoạt động dọn dẹp.
Giới chức Trung Quốc cũng cảnh báo các tàu gần khu vực xảy ra sự cố không di chuyển trong phạm vi 10 hải lý xung quanh địa điểm này. Một quan chức tại Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc trả lời qua điện thoại rằng vụ tràn dầu đang trong giai đoạn ứng phó khẩn cấp và chưa đạt đến mức bị đánh giá ô nhiễm.
Sự cố xảy ra ngoài khơi Thanh Đảo, cảng tiếp nhận dầu thô lớn nhất Trung Quốc, kênh nhập khẩu cho hàng chục nhà máy lọc dầu tư nhân quan trọng tại nước này. Trước khi đến Trung Quốc, A Symphony, tàu dầu treo cờ Liberia có chiều dài 272 m và rộng 46 m, đã ghé trạm trung chuyển quốc tế Linggi của Malaysia hồi đầu tháng.
Trung Quốc: Chỉ số PPI tăng nhanh nhất trong gần ba năm
Cục Thống kê Trung Quốc (NBS) ngày 9/4 công bố số liệu cho thấy chỉ số giá sản xuất (PPI) của nước này trong tháng Ba đã ghi nhận mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 7/2018.
Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đang trên đà phục hồi ngày càng nhanh chóng.
Bốc dỡ hàng hóa tại cảng Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, ngày 19/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo NBS, chỉ số PPI tháng Ba đã tăng 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn nhiều so với dự đoán tăng 3,5% được đưa ra trong cuộc khảo sát của hãng tin Reuters và mức tăng 1,7% trong tháng Hai. Số liệu trên là dấu hiệu mới nhất cho thấy đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc trong quý I năm nay.
Số liệu được công bố hồi tuần trước cho thấy hoạt động chế tạo của Trung Quốc đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong ba tháng qua vào tháng Ba, khi các nhà máy tăng gia sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu hàng hóa toàn cầu đang tăng mạnh.
Ting Lu, chuyên gia kinh tế trưởng tại Trung Quốc của công ty Nomura, cho rằng thị trường có thể đang ngày càng lo ngại về áp lực từ lạm phát gia tăng đối với lập trường chính sách của Bắc Kinh, nhưng Nomura dự đoán Trung Quốc sẽ giữ vững cam kết "không có sự thay đổi lớn nào về chính sách". Ông dự đoán PPI của Trung Quốc sẽ tăng lên khoảng 6% vào giữa năm nay.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã đưa ra một loạt các biện pháp, trong đó có giảm lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc kể từ đầu năm 2020 để hỗ trợ nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhưng Bắc Kinh đã chuyển sang một lập trường ổn định hơn khi đà phục hồi được củng cố.
Cũng theo NBS, chỉ số giá tiêu dùng (CPI - cơ sở tính lạm phát) tăng 0,4% trong tháng Ba so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn dự đoán tăng 0,3% trong cuộc khảo sát của Reuters và đánh dấu sự quay trở lại lạm phát sau hai tháng giảm phát liên tiếp. CPI đã giảm 0,2% trong tháng Hai.
Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng khá khiêm tốn cho năm nay, ở mức khoảng 6%, nhưng phần đông giới phân tích dự đoán nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ tăng hơn 8% sau khi chỉ tăng 2,3% trong năm ngoái, mức tăng trưởng cả năm thấp nhất hơn 40 năm qua do ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Bắc Kinh đã cảnh báo rằng những bất ổn liên quan đến đại dịch đã khiến hơn 3 triệu người tử vong trên toàn cầu này sẽ tiếp tục phủ bóng lên triển vọng của nền kinh tế.
Tàu dầu suýt làm kênh Suez tắc nghẽn Tàu dầu Rumford gặp sự cố động cơ khi đi qua một đoạn hẹp trên kênh đào Suez, khiến tuyến hàng hải huyết mạch bị chặn trong khoảng hai giờ. Cơ quan Quản lý Kênh đào Suez (SCA) của Ai Cập thông báo sự cố xảy ra hôm 6/4, chỉ kéo dài khoảng 10 phút và "đã được khắc phục". Một nguồn tin...