Tàu hàng ‘đâm vào bờ’, Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa eo biển Bosphorus
Tàu hàng mang cờ Liberia mắc cạn khi đang đi qua eo biển Bosphorus ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Chưa có thương vong được ghi nhận.
Daily Sabah cho hay tàu container tên Songa Iridium mắc cạn gần khu Rumeli Hisar của thành phố Istanbul hôm 27/12 sau khi gặp trục trặc trên khoang.
Reuters cho biết tàu “đâm vào bờ”, trong khi truyền thông địa phương nói tàu “đâm vào các tòa nhà” trên bờ biển.
Tàu hàng mắc cạn ở eo biển Bophorus. Ảnh: AA Photo.
Tàu hàng dài 191 mét đến Istanbul, thành phố lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi đi từ cảng Odessa của Ukraine. Tàu hiện mang cờ Liberia.
Đội cứu hộ và các tàu kéo đã được điều động đến hiện trường. Chưa có trường hợp thương vong nào lập tức được ghi nhận.
Video đang HOT
Tàu Songa Iridium được đóng năm 2008. Ảnh: VesselFinder.
Vụ việc đã khiến nhà chức trách ra lệnh đóng cửa eo biển Bosphorus, tuyến hàng hải huyết mạch giúp Biển Đen thông với Địa Trung Hải, chia cắt hai bờ Istanbul.
Tàu Songa Iridium được đóng vào năm 2008, theo CNN Turk.
Theo dữ liệu vận tải hàng hải từ Refinitiv Eikon, tàu đang trên đường đến cảng Ambarli ở Istanbul.
Theo news.zing.vn
Nga - 'ngư ông đắc lợi' trước cục diện hiện tại ở Trung Đông
Chiến dịch tấn công Đông Bắc Syria của Thổ Nhĩ Kỳ hay quyết định rút quân của Tổng thống Trump đang tạo cơ hội để Nga mở rộng ảnh hưởng trong khu vực.
Khi tuyên bố rút quân khỏi Syria, Tổng thống Trump khẳng định Nga và Trung Quốc sẽ là những người bực dọc nhất.
"Họ thích nhìn thấy chúng tôi sa lầy vào các vũng lầy quân sự ngốn một núi tiền", nhà lãnh đạo Mỹ viết trên Twitter.
Nhưng với nhiều nhà phân tích và các quan chức Nga, Mỹ, Matxcơva là người được hưởng lợi chính sau động thái này của ông Trump.
Việc Mỹ rút quân khỏi Syria sẽ trao cho Nga cơ hội mở rộng tầm ảnh hưởng ở Syria, ở Trung Đông, giúp Matxcơva có thêm nhiều cơ hội trong cuộc cạnh tranh định hình tương lai khu vực vốn luôn sôi động các cuộc cạnh tranh này.
Cục diện hiện tại được xem là thắng lợi chính trị đối với Tổng thống Putin. (Ảnh: Sky News)
Theo ông Brett McGurk, cựu đặc phái viên Mỹ trong liên minh quân sự quốc tế chống IS, khi người Kurd không còn được Mỹ bảo vệ, Nga sẽ bớt bị cản đường trong nỗ lực thực hiện mục tiêu mà Matxcơva đặt ra nhiều năm qua là một thỏa thuận chính trị trả lại toàn bộ quyền kiểm soát Syria về tay Tổng thống Bashar al-Assad.
Khi Mỹ rút đi, cục diện ở Syria thay đổi. Nga, quốc gia duy nhất có thể đàm phán với tất cả các bên có tranh chấp ở Trung Đông từ lực lượng người Kurd, Syria, Iran hay Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn sẽ tận dụng cơ hội này để trở thành một cường quốc có tiếng nói và ảnh hưởng sâu rộng hơn ở Trung Đông.
Matxcơva cũng có thể lấy quyết định rút quân của Tổng thống Trump vốn bị chỉ trích là phản bội đồng minh lâu năm- người Kurd như một ví dụ cho thấy Washington bất tín, lật lọng trong khi nhấn mạnh Nga chưa bao giờ nuốt lời trước những cam kết của mình.
Bên cạnh đó, việc Mỹ rời đi cũng vô tình tạo điều kiện để Nga có thể thể hiện thêm vai trò người hòa giải, kéo các bên xuống bàn đàm phán mà Matxcơva đang cố cho cả Trung Đông thấy.
Vào tuần trước, khi Thổ Nhĩ Kỳ phát động "Chiến dịch Mùa xuân Hòa bình", Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định Matxcơva muốn trở thành cầu nối giúp các bên giải quyết các mâu thuẫn mới. Tiền đề để tạo nên cây cầu này là các cuộc đàm phán giữa Ankara và Damascus, giữa Damascus và người Kurd mà Nga giữ vai trò trung gian kết nối.
"Chúng tôi giữ liên lạc với cả đại diện lực lượng người Kurd và Chính phủ Syria. Nga khuyến khích 2 bên đàm phán để giải quyết vấn đề Syria, bao gồm việc đảm bảo an ninh biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ", ông Lavrov cho hay.
Ông Mathieu Boulegue, nhà nghiên cứu tại tổ chức Chatham House của Anh cho rằng việc Nga có thể nói chuyện được với tất cả các bên cho thấy thắng lợi địa chính trị quan trọng của ông Putin.
Nhà lãnh đạo Nga có thể lập luận rằng người Mỹ đã thất bại trong việc tìm ra tương lai trong khu vực khi không thể tìm được tiếng nói chung giữa các bên nhưng Matxcơva đang phần nào làm được điều đó. Hay nói cách khác, ông có đủ các luận chứng để nói rằng cách tiếp cận của Nga đối với các tranh chấp ở Trung Đông đang hiệu quả hơn so với Mỹ.
Cho tới hiện tại, Nga không phản đối chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria, nhưng trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Erdogan tuần trước, Tổng thống Putin nói ông hy vọng cuộc tấn công sẽ bị giới hạn về thời gian và quy mô.
Theo ông Vladimir Frolov, cựu quan chức ngoại giao cấp cao Nga, Matxcơva vẫn dung thứ cho chiến dịch của Ankara nhưng điều kiện tiên quyết là Thổ Nhĩ Kỳ phải thực hiện cam kết của mình là đẩy người Kurd ra khỏi khu vực có chiều rộng 30 km dọc biên giới Đông Bắc Syria và triển khai chiến dịch của họ một cách nhanh chóng.
Trong trường hợp nếu Thổ Nhĩ Kỳ có ý định mở rộng quy mô, kéo dài thời gian của chiến dịch, Nga sẽ không ngồi yên khi Ankara đang cố phá bĩnh một cục diện nằm trong tầm kiểm soát mà Matxcơva đang vạch ra cho khu vực.
(Nguồn: Bloomberg, Reuters)
SONG HY
Theo VTC
Infographic : "Siêu rắn hổ mang" AH-1 Thổ Nhĩ Kỳ bị người Kurd dùng tên lửa Nga bắn cháy Sức cơ động cao, hỏa lực mạnh, những chiếc trực thăng tấn công AH-1W Super Cobra do Mỹ sản xuất trong tay không quân Thổ Nhĩ Kỳ từng là nỗi khiếp sợ của lực lượng dân quân người Kurd lẫn quân đội Syria. Tuy nhiên mới đây, một chiếc AH-1W đã bị người Kurd bắn hạ bằng tên lửa vác vai. Những chiếc...