Tàu hải tuần lớn nhất Trung Quốc thăm Indonesia
Hải tuần 01, tàu tuần tra và tìm kiếm cứu hộ lớn nhất Trung Quốc, cập bến Jakarta hôm qua, bắt đầu chuyến thăm thiện chí Indonesia 4 ngày.
Tàu Hải tuần 01 cập cảng Tanjung Priok, Indonesia, hôm qua. Ảnh: Xinhua
Con tàu hiện đại và lớn nhất của Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc (MSA) cập cảng Tanjung Priok, cảng biển lớn nhất của Indonesia, trong sự chào đón của các quan chức hai bên và cộng đồng người Trung Quốc tại địa phương.
Trong chuyến thăm này, phái đoàn Trung Quốc trên tàu Hải tuần 01 sẽ thăm Bộ Vận tải Indonesia và tiến hành các cuộc tập trận chung về tìm kiếm, cứu hộ.
Ông Liu Jianchao, đại sứ Trung Quốc tại Indonesia, cho biết hợp tác hàng hải là một phần quan trọng trong mối quan hệ hữu nghị chiến lược giữa Bắc Kinh và Jakarta.
Indonesia là điểm dừng chân thứ hai trong hành trình dài hai tháng của Hải tuần 01, bắt đầu từ cảng Thượng Hải hồi giữa tháng 6. Hải tuần 01 dự kiến quay lại thành phố phía đông Trung Quốc vào ngày 9/8, sau chuyến thăm Myanmar và Malaysia.
Video đang HOT
Lễ đón tàu Hải tuần 01 do Indonesia tổ chức. Ảnh: Xinhua
Do MSA quản lý, Hải tuần 01 chính thức đi vào hoạt động hồi tháng 4 năm nay và là tàu tuần tra đầu tiên của Trung Quốc kết hợp đồng thời chức năng giám sát hàng hải và cứu hộ.
Con tàu dài 128,6 mét và rộng 16 mét, được trang bị các cơ sở y tế nhằm phục vụ điều trị cơ bản và phẫu thuật cho những người bị thương. Tàu còn có một bãi đỗ cho trực thăng và có khả năng lai dắt và chữa cháy trên các tàu.
Theo VNE
Trung Quốc: Châu Á căng thẳng là do... Mỹ
Trung Quốchôm qua nói rằng, căng thẳng ở châu Á - Thái Bình Dương ngày càng leo thang là do sự hiện diện quân sự củaMỹtrong khu vực. Cùng ngày, Trung Quốc lần đầu tiên công khai cấu trúc các đơn vị quân đội.
Hải tuần 01, tàu tuần tra lớn nhất, hiện đại nhất Trung Quốc có thể sắp ra biển Đông và Hoa Đông. Ảnh: Xinhua
Trong sách trắng quốc phòng mà Trung Quốc vừa công bố (chỉ vài ngày sau khi Ngoại trưởng Mỹ thăm Bắc Kinh), Bắc Kinh nói rằng, chính sách đổi trọng tâm sang châu Á của Mỹ khiến Nhật Bản, Philippines và Việt Nam mạnh bạo hơn trong những vụ tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
"Một số nước đang củng cố đồng minh quân sự ở châu Á - Thái Bình Dương, mở rộng hiện diện quân sự trong khu vực và thường xuyên khiến tình hình trở nên căng thẳng hơn", Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói sách trắng dài 40 trang.
Sách trắng quốc phòng Trung Quốc đề cập hàng loạt tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông và Hoa Đông. "Các lực lượng ly khai đòi độc lập ở Đài Loan" là nguy cơ lớn nhất đối với quan hệ liên eo biển, sách viết.
Những động thái đó "không có lợi cho việc duy trì ổn định và hòa bình trong khu vực", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Yang Yujun nói với báo giới ngày 16/4. "Các lực lượng phương Tây thù địch đang củng cố chiến lược tây hóa và chia rẽ Trung Quốc, và đã sử dụng mọi phương tiện có thể để kìm hãm và chế ngự sự phát triển của đất nước chúng ta", một quan chức quân đội Trung Quốc nói.
Dù tức giận trước hành động gây hấn của CHDCND Triều Tiên, trong đó có vụ thử hạt nhân hồi tháng 2, nhưng Trung Quốc nói rằng họ coi việc Mỹ phô trương lực lượng để đáp trả hành động của Bình Nhưỡng là đáng lo ngại.
Tuy nhiên, chính những hoạt động quân sự của chính Trung Quốc cũng gây nhiều lo ngại, theo các nhà phân tích. Sách trắng cho biết, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc tăng với mức 2 con số, lên 119 tỷ USD trong năm 2013.
Chính sách trọng tâm châu Á của Mỹ diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc tăng mạnh chi tiêu quốc phòng, đẩy mạnh chế tạo tàu ngầm, chiến hạm và tên lửa đạn đạo chống tàu, thử nghiệm công nghệ phá tên lửa trong không trung.
Trong khi liên tục tranh chấp với các nước láng giềng, Trung Quốc vẫn luôn nói rằng, thế giới không phải lo lắng về chi tiêu quốc phòng ngày càng tăng của mình, vì đây là điều cần thiết để "phục vụ mục đích quốc phòng chính đáng và thay đổi thế giới".
Lần đầu công khai cơ cấu quân đội
Sách trắng quốc phòng của Trung Quốc cũng công khai cấu trúc của các đơn vị quân đội. Theo đó, lục quân Trung Quốc có tổng số 850.000 quân nhân, trong khi hải quân và không quân có lần lượt 235.000 và 398.000 người.
Quân đội Trung Quốc gồm 18 quân đoàn thuộc 7 bộ chỉ huy quân sự cấp vùng: Bắc Kinh, Nam Kinh, Thành Đô, Quảng Châu, Thẩm Dương, Lan Châu và Tế Nam. Lực lượng không quân có bộ chỉ huy không quân với 7 khu vực quân sự. Hải quân nước này gồm 3 hạm đội: Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải.
Theo sách trắng, binh chủng pháo binh bao gồm lực lượng tên lửa truyền thống và hạt nhân. Lực lượng này có vai trò quan trọng trong "chiến lược răn đe" của Trung Quốc và "có trách nhiệm chính là ngăn ngừa các nước sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Trung Quốc, thực hiện phản công hạt nhân và tấn công bằng tên lửa thông thường", sách viết.
Báo chí nhà nước Trung Quốc nói rằng, đây là lần thứ 8 Trung Quốc xuất bản sách trắng quốc phòng (kể từ năm 1998), và nhấn mạnh "cam kết quốc gia không thể lay chuyển...trên con đường hướng tới phát triển hòa bình".
Tàu tuần tra lớn nhất Trung Quốc đi vào hoạt động
Hôm qua, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đưa tin tàu Hải tuần 01, tàu tuần tra lớn nhất và hiện đại nhất của nước này, chính thức đi vào hoạt động sáng 16/4 tại thành phố Thượng Hải.
Hải tuần 01 có trọng tải 5.418 tấn, dài 128,6m, có thể bơi 18.520 km mà không phải tiếp nhiên liệu. Tàu này sẽ thực hiện các nhiệm vụ liên quan tuần tra biển, giám sát an toàn, cứu hộ, phát hiện và xử lý dầu tràn. Nhiều khả năng Hải tuần 01 sẽ được điều tới biển Đông và vùng biển xung quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trên biển Hoa Đông.
Ngày 16/4, ba tàu hải giám Trung Quốc đi vào vùng lãnh hải xung quanh Senkaku/Điếu Ngư (hiện do Nhật Bản quản lý), Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản thông báo.
Theo Dantri
Hai tàu cá Việt Nam bị "xua đuổi" ngay tại Hoàng Sa Sáng 13/3, hai tàu đánh cá mang số hiệu QNg 96417TS và QNg 96382TS cắm quốc kỳ Việt Nam đã bị tàu hải giám của Trung Quốc xua đuổi trong vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Tàu cá của ngư dân Việt Nam. (Ảnh minh họa: Nguyễn Đán/TTXVN) Thông tin này thậm chí được chính hãng tin Tân Hoa...