Tàu hải quân Trung Quốc vẫn “đóng đô” ở Scarborough
Một năm sau vụ chạm trán hải quân giữa Philippines và Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough trên Biển Đông, 2-3 tàu hải quân của Trung Quốc vẫn “đóng đô” tại đây.
Tàu hải giám của Trung Quốc gần bãi đá ngầm Scarborough.
Tờ Manila Times của Philippines ngày 9/4 dẫn lời một quan chức giấu tên của nước này cho biết thông tin trên.
“Chúng (tàu Trung Quốc) chưa bao giờ rời đi (khỏi bãi cạn)’, nguồn tin cho biết. Ngoài ra theo nguồn tin, Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines (PCG) chưa bao giờ có thể phái một tàu khác tới khu vực kể từ khi rút tàu BRP Gregorio del Pilar ra khỏi bãi cạn vào tháng 6 năm ngoái.
Ngày 9/4 là kỷ niệm tròn một năm xảy ra vụ chạm trán hải quân giữaPhilippines và Trung Quốc, cuộc chạm trán đã gây ra căng thẳng ngoại giao tồi tệ nhất giữa hai nước trong nhiều năm qua.
Video đang HOT
Theo quan chức trên, PCG cũng không có thông tin về hoạt động của các tàu Trung Quốc ở bãi cạn.
Thông tin báo chí trước đó cho biết Trung Quốc đã kiểm soát bãi cạnScarborough sau khi Tổng thống Benigno Aquino rút các tàu đi vào thời điểm mùa bão đến. Tổng thống Philippines khi đó cho biết phía Trung Quốc cũng cam kết rút tàu.
Raul Hernandez, Ngoại trưởng Philipipnes, từ chối bình luận về vấn đề này. Ông cho biết Bộ Ngoại giao không có thông tin về sự hiện diện của các tàu Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough, nằm cách một đô thị tự trị ở Zambales, Philippines, chỉ 124 hải lý.
Kể từ khi xảy ra xung đột, Bắc Kinh và Manila đã có những cuộc “khẩu chiến” nảy lửa, với Philippines gửi hàng chục công hàm phản đối tới chính phủ Trung Quốc.
Vào ngày 22/1 năm nay, Manila đã mạnh dạn tiến một bước trong cuộc tranh chấp, khi đưa Trung Quốc ra tòa án trọng tài quốc tế, kiện cái gọi là “đường 9 đoạn” Trung Quốc tự vẽ ra để độc chiếm Biển Đông.
Song Trung Quốc không chấp nhận và vẫn khăng khăng giải quyết tranh chấp biển đảo qua đàm phán song phương. Nước này cũng lớn tiếng tuyên bố không một tòa án quốc tế hay tổ chức nào có thể giải quyết được vấn đề chủ quyền.
Ruan Zongze, phó chủ tịch Viện nghiên cứu quốc tế của Trung Quốc (CIIS), cơ quan nằm dưới sự chỉ đạo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cảnh báo tại một cuộc họp báo ở Manila rằng, những năm tới sẽ là “những năm khó khăn” trong quan hệ hai nước. Ông cho rằng mối quan hệ giữa Trung Quốc-Philippines sẽ không lạc quan nếu Manila không đàm phán song phương với Trung Quốc. Theo ông, việc Philippines đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế đã gửi thông điệp phi hòa bình tới Trung Quốc và Trung Quốc xem đây là một dạng leo thang căng thẳng.
Theo Dantri
Philippines tính sơ tán công dân khỏi Hàn Quốc
Chính phủ Philippines hôm qua tuyên bố sẵn sàng để sơ tán khoảng 40.000 công dân đang sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc, nếu xảy ra chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên.
Một xe tăng Hàn Quốc đang tham gia tập trận ở Hwacheon, gần biên giới với Triều Tiên hôm qua. Ảnh: AFP
"Khi căng thẳng leo thang hồi đầu năm 2011, chúng tôi cũng đưa ra kế hoạch dự phòng như thế này. Công tác chuẩn bị hiện nay cũng dễ dàng hơn nhờ lần thực hiện trước", Sun Star dẫn lời phó phát ngôn viên tổng thống Abigail Valte cho hay. "Hy vọng chúng tôi sẽ lại làm được điều này, nhưng mong rằng điều đó sẽ không cần thiết. Chúng tôi và mọi người đều hy vọng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên hạ xuống".
Dẫn lời Bộ Ngoại giao (DFA), bà Valte cho biết giới chức Philippines ở Hàn Quốc đã được thông báo về kế hoạch này và đặt ra mức cảnh báo số một nhằm nâng cao nhận thức về tình hình. Với mức cảnh báo này, hơn 40.000 người Philippines ở Hàn Quốc cần nắm rõ những biến đổi về chính trị và an ninh tại nước này.
Kế hoạch dự phòng của Philippines bao gồm cảnh báo, nhắc nhở người dân, cuối cùng là sơ tán họ đến một địa điểm để rời khỏi Hàn Quốc. Theo bà Valte, Manila cân nhắc tất cả các lựa chọn, trong đó có phương án triển khai các tàu thương mại.
"Các bạn từng thấy phương án sơ tán này của chúng tôi ở Libya, cũng như Syria và trước đó ở Lebanon", bà nói.
Tuy nhiên, bà Valte cho hay không rõ liệu có sự bổ sung ngân quỹ hay nhân lực nào cho sứ quán Philippines tại Seoul hay không, vì giới chức được thông báo "cuộc sống dường như vẫn diễn ra bình thường" tại nơi đây.
Chính phủ Philippines đưa ra kế hoạch dự phòng trên sau khi Triều Tiên tuyên bố đang ở trong "tình trạng chiến tranh" với Hàn Quốc hồi cuối tuần trước. Bình Nhưỡng nhấn mạnh rằng nước này không những sẽ không từ bỏ chương trình nguyên tử để đổi lấy viện trợ, mà còn tăng cường thêm kho vũ khí hạt nhân.
Có 7 người Philippines đang làm việc tại Triều Tiên. Tổng thống Benigno Aquino đang theo dõi sát sao từng diễn biến xảy ra tại khu vực này. Các cuộc thảo luận về tình hình Triều Tiên-Hàn Quốc cũng đã được tổ chức tại "một phòng chiến tranh mới được lập ra ở điện tổng thống", một nguồn tin cho hay trên Gulf News.
Theo VNE
Tổng thống Philippines không chấp nhận cảnh sát thấp Những người có chiều cao hạn chế sẽ vỡ mộng làm cảnh sát ở Philippines, sau khi Tổng thống Benigno Aquino bác bỏ một dự luật có nội dung xóa đòi hỏi về chiều cao đối với các nhân viên thực thi pháp luật. Những người mơ làm cảnh sát ở Philippines cần có một vóc dáng nhất định. Ảnh minh họa: Al...