Tàu hải quân Nga neo sát vùng biển Mỹ theo dõi vụ bắn tên lửa bí mật
Tạp chí chuyên về khoa học và công nghệ của Mỹ Popular Mechanics ngày 2-6 tiết lộ một tàu hải quân Nga đã neo đậu sát vùng lãnh hải của Mỹ để thu thập dữ liệu về vụ thử tên lửa của Mỹ.
Mỹ thử nghiệm phòng thủ tên lửa đạn đạo năm 2018 tại đảo Kaui, Hawaii – Ảnh: US ARMY
Ngày 29-5, Cơ quan phòng thủ tên lửa (MDA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo họ đã thất bại trong một cuộc thử nghiệm đánh chặn tên lửa đạn đạo.
Cuộc thử nghiệm có sự tham gia của hai tên lửa phòng không Standard Missile 6 Dual II (SM-6) và một tàu chiến có khả năng phòng thủ của hải quân Mỹ. Đó có thể là tàu tuần dương lớp Ticonderoga hoặc tàu khu trục lớp Arleigh Burke.
MDA cho biết mục tiêu của cuộc thử nghiệm là để chứng minh khả năng của tàu chiến phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis trong việc phát hiện, theo dõi, tham chiến và đánh chặn mục tiêu tên lửa đạn đạo tầm trung.
Hải quân Mỹ thực hiện các thử nghiệm phòng thủ tên lửa đạn đạo ở cơ sở tên lửa Thái Bình Dương Barking Sands (PMRF). Barking Sands nằm ở rìa phía tây của đảo Kauai (thuộc quần đảo Hawaii), ngay nơi tàu Kareliya của Nga được phát hiện đang neo đậu, cách lãnh hải Mỹ 1 hải lý.
Con tàu thả neo cách bờ biển phía tây của đảo Kauai khoảng 13 hải lý. Lãnh hải của Mỹ cách bờ 12 hải lý, vì vậy con tàu Kareliya đã cố gắng neo đậu ở vị trí gần nhất có thể.
Theo đài RT của Nga, nhiều phương tiện truyền thông đã đưa tin về sự xuất hiện của tàu Kareliya và các quan chức hải quân Mỹ cũng biết điều này. “Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đã biết về tàu Nga đang hoạt động trong vùng biển quốc tế gần Hawaii và sẽ theo dõi con tàu trong suốt thời gian hoạt động tại đây” – đại úy John Gay, phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, cho biết.
Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo AEGIS của Mỹ thử nghiệm năm 2013 – Nguồn: AiirSource Military
Báo Honolulu Star-Advertiser cáo buộc tàu Nga đã làm trì hoãn một cuộc thử nghiệm của MDA nhưng cáo buộc này rất khó xác minh vì Lầu Năm Góc ít khi công khai các cuộc thử nghiệm.
Tạp chí Popular Mechanics đặt giả thuyết là nhờ hoạt động gián điệp hoặc nhờ thông báo hàng không mà Nga biết về vụ thử tên lửa của Mỹ.
Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, các tàu do thám của Liên Xô rất giỏi trong việc dự đoán các vụ thử tên lửa bí mật. Tuy nhiên trong trường hợp này, lời giải thích khả dĩ hơn cả là Nga đã đọc kỹ các bản thông báo tin tức hàng không (NOTAM) và hàng hải (NOMAR/ HYDROPAC).
Tờ Popular Mechanics cho rằng sẽ mất vài tuần để tàu Kareliya đi từ Nga đến Hawaii. Như vậy là có thể trước đó đã có một thông báo ám chỉ về cuộc thử nghiệm hoặc phía Nga đã bằng cách bí mật nào đó tìm ra thông tin này và có mặt tại khu vực trước khi cuộc thử nghiệm diễn ra.
Theo USNI News , tàu Kareliya được đưa vào hoạt động vào năm 1986 cho đến đầu những năm 2000. Đài truyền hình Nga Vestiprim cho biết vào năm 2017, hải quân Nga đưa con tàu trở lại hoạt động sau 3 năm nâng cấp và sửa chữa.
Chiến hạm Mỹ, Hà Lan phối hợp hạ tên lửa phóng từ Anh
Tàu hộ vệ Hà Lan cảnh báo sớm cho khu trục hạm Mỹ phóng tên lửa SM-3 đánh chặn tên lửa đạn đạo phóng từ thao trường của Anh.
Lực lượng Hải quân Âu - Phi của Mỹ (CNE-CNA) trong thông cáo ngày 1/6 cho biết khu trục hạm USS Paul Ignatius, thuộc lớp Arleigh Burke, hai lần phóng tên lửa đánh chặn RIM-161 SM-3 nhằm mục tiêu tên lửa đạn đạo phóng từ thao trường Hebrides của Anh hôm 26 và 30/5.
Trong các buổi diễn tập bắn đạn thật này, hộ vệ hạm HNLMS De Zeven Provincien của hải quân Hà Lan làm nhiệm vụ cảnh báo sớm cho nhóm tác chiến. Sau khi nhận thông tin từ tàu De Zeven Provincien, khu trục hạm Paul Ignatius của Mỹ tính toán giải pháp khai hỏa tên lửa SM-3 Block 1A để đánh chặn mục tiêu tên lửa đạn đạo giả định.
Khu trục hạm USS Paul Ignatius phóng tên lửa SM-3 đánh chặn mục tiêu tên lửa đạn đạo trong diễn tập ngày 26 và 30/5. Video: US Navy .
Đại tá Jonathan Lipps, chỉ huy Nhóm tác chiến Phòng thủ tên lửa và Phòng không tích hợp, cho biết cuộc diễn tập là dấu mốc mới cho chương trình phòng thủ tên lửa đạn đạo trên biển, cũng như phối hợp hiệp đồng tác chiến giữa các lực lượng của NATO.
Hai đợt phóng nằm trong khuôn khổ diễn tập Shield 21 trên biển, với các kịch bản phức tạp liên quan đến ứng phó mối đe dọa trong tương lai của NATO.
10 quốc gia gồm Anh, Bỉ, Đan Mạch, Đức, Italy, Hà Lan, Mỹ, Na Uy, Pháp và Tây Ban Nha điều chiến hạm, máy bay quân sự, khí tài mặt đất cùng nhiều binh sĩ tham gia diễn tập Shield 21 nhằm "học hỏi lẫn nhau và tăng cường quan hệ với đồng minh cùng đối tác trong khu vực", thông cáo của CNE-CNA cho biết.
Pháo điện từ trên tàu chiến Mỹ chết yểu Hải quân Mỹ dường như sẽ khai tử chương trình pháo điện từ sau 16 năm nghiên cứu phát triển, khi không đề xuất thêm ngân sách cho dự án. Hải quân Mỹ tuần trước công bố đề xuất ngân sách năm 2022, trong đó loại bỏ hai khoản chi cho dự án nghiên cứu phát triển pháo điện từ trên tàu chiến....