Tàu hải quân Mỹ tới Bali tập trận
Chiếc tàu vận tải đổ bộ USS Green Bay (LPD-20) cập bờ ở đảo du lịch nổi tiếng Bali của Indonesia, mang theo các binh sĩ sẽ tham gia cuộc tập trận chung với lính nước chủ nhà.
USS Green Bay thả neo ở cảng Benoa, thuộc thành phố Denpasar trên đảo Bali hôm 19/10. Ảnh:Tempo
Chỉ huy tàu, đô đốc Putnam H. Browne cho biết cuộc diễn tập chung đã được lên kế hoạch từ trước. Xinhua dẫn lời ông cho hay chiếc tàu rời California và lần lượt dừng chân ở Trân Châu Cảng, Đông Timor trước khi tới Bali.
Chiếc tàu 2.800 tấn này được thiết kế dành cho huấn luyện và được trang bị nhiều thiết bị công nghệ cao. Nó được đóng năm 2005 và chính thức hoạt động 4 năm sau đó. “Đây là một tàu hỗ trợ cho các chiến hạm chủ chốt”, ông Browne nói, đồng thời cho biết chiếc tàu có thể mang 1.000 binh sĩ này sẽ ở lại Bali tới ngày 21/10.
Video đang HOT
Chỉ huy Căn cứ Hải quân Denspasar Bali, thượng tá I Wayan Suardana cho hay lính Mỹ và Indonesia sẽ cùng tham gia các chương trình hợp tác trong thời gian 4 ngày tàu USS Green Bay neo ở Bali.
Theo VNE
Mỹ trước nguy cơ một 'Trân Châu cảng' trên mạng
Nước Mỹ đang đối mặt với nguy cơ ngày một cao của những đòn tấn công diện rộng và nghiêm trọng trên mạng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta hôm qua phát biểu.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta. Ảnh: AFP
"Một trận Trân Châu cảng trên mạng có thể tàn phá vật chất, gây tổn thất về người, một cuộc tấn công có thể làm tê liệt, gây sốc, và tổn thương sâu sắc tới nước Mỹ", ông Panetta hôm qua phát biểu tại một bảo tàng không gian ở New York. Panetta dùng hình ảnh của thất bại quân sự nghiêm trọng nhất lịch sử Mỹ để minh họa cho nguy cơ chiến tranh không gian.
Ông cho rằng những kẻ tấn công trên mạng đã phát triển những công nghệ mới, có thể phá hủy hệ thống điện của một thành phố, làm trật đường ray tàu hỏa và làm ô nhiễm nguồn nước.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ coi Trung Quốc, Nga và Iran cũng các nhóm quân sự cực đoan khác là những mối đe dọa an ninh mạng lớn nhất đối với Mỹ.
"Một đất nước hiếu chiến hay một tổ chức cực đoan có thể dùng những công cụ mạng này để kiểm soát những nút chuyển mạng cốt yếu để làm trật đường ray tàu chở khách, hoặc nguy hiểm hơn, làm trật đường ray tàu chở khách có hóa chất chết người", RT dẫn lời ông nói.
Theo ông Panetta, cách duy nhất để "bảo vệ nền dân chủ Mỹ" hiệu quả là thông qua đạo luật về an ninh mạng trong Quốc hội, tạo điều kiện cho việc chia sẻ thông tin cá nhân giữa các công ty và chính phủ.
Thượng viện Mỹ từng phủ quyết dự luật Chia sẻ và Bảo vệ Thông tin Tình báo trên mạng (CISPA) do lo ngại nó vi phạm quyền tự do cá nhân và có thể được sử dụng để theo dõi công dân.
Bất chấp sự phản đối lan rộng, chính quyền Obama cho biết họ sẽ ký một sắc lệnh buộc các công ty phải áp dụng các tiêu chuẩn an ninh mạng mới. Ông Panetta cho rằng đạo luật sẽ không vi phạm quyền tự do con người. "Nhưng nếu có một mật mã, nếu có một con sâu mạng nào được cài đặt, chúng tôi cần phải biết nó xảy ra khi nào", New York Times dẫn lời ông này.
"Nếu chúng tôi phát hiện ra một mối đe dọa tấn công có thể phá hủy hạ tầng cơ sở Mỹ, hay làm thiệt mạng dân Mỹ, chúng tôi cần có lựa chọn để hành động chống lại những kẻ tấn công, để bảo vệ đất nước này dưới sự lãnh đạo của tổng thống", ông Panetta nói.
Để hoàn thành mục tiêu này, Mỹ đã đầu tư một khoản lớn nhằm nghiên cứu, phát triển công nghệ để chỉ ra nguồn gốc các vụ tấn công mạng, ngăn chặn đón đầu, bảo vệ an ninh mạng quốc gia.
Bộ trưởng Panetta cũng lấy ví dụ về virus Shamoon, từng làm tê liệt 30.000 máy tính của công ty dầu khí quốc gia Arab Saudi ARAMCO. Ông cho rằng đây là sự tàn phá khủng khiếp nhất từ trước đến nay đối với khối doanh nghiệp, và nó cũng có thể xảy ra với Mỹ nếu không có biện pháp tự vệ đầy đủ. Theo Wall Street Journal, bộ trưởng Quốc phòng là quan chức Mỹ đầu tiên công khai ghi nhận về vụ tấn công mạng này. Panetta cũng viện dẫn đến những vụ tấn công đối với các ngân hàng lớn của Mỹ hồi đầu năm, làm gián đoạn các dịch vụ trên trang web cho khách hàng.
Theo VNE
Tưởng niệm nạn nhân vụ đánh bom Bali Ngày 12.10, nhiều nạn nhân sống sót và thân nhân của những người thiệt mạng trong vụ đánh bom khủng bố thảm khốc tại Bali (Indonesia) đã tiến hành lễ tưởng niệm 10 năm sau sự kiện đau buồn này trên khắp nước Úc. Vụ đánh bom nổ ra tại một hộp đêm nổi tiếng ở Bali vào ngày 12.10.2002. Trong số 21...