Tàu hải quân Mỹ hủy cập cảng Philippines vì vụ sát hại người đẹp chuyển giới
Hải quân Mỹ đã hủy các chuyến thăm tới cảng Subic của Philippines trong bối cảnh công chúng giận dữ trước các cáo buộc một thủy quân lục chiến Mỹ sát hại một người đẹp chuyển giới.
Tàu chiến Mỹ neo đậu tại vịnh Subic, Philippines.
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Philippines Charles Jose cho hay các chuyến thăm của 3 tàu Mỹ đến cảng Subic trong tháng này đã bị hủy, trong khi người đứng đầu thành phố Subic nói rằng 9 chuyến thăm như vậy được lên kế hoạch năm nay đều bị hủy bỏ.
“Bộ ngoại giao Philippines đã được thông báo qua các kênh ngoại giao thông thường về việc hủy bỏ các chuyến thăm Subic của 3 tàu vì các lý do hoạt động”, ông Jose nói.
Ông Jose nói với báo giới rằng ông không tin việc các chuyến thăm bị hủy có liên quan tới sự giận dữ bắt nguồn từ vụ điều tra một binh sĩ Mỹ sát hại một phụ nữ chuyển giới tại thành Olongapo hồi tháng trước.
Theo ông Robert Garcia, người đứng đầu cơ quan quản lý đô thị vịnh Subic, 9 tàu Mỹ dự kiến cập cảng Subic trong năm nay đều đã hủy các chuyến thăm.
Ông Garica cho hay 2 tàu hải quân Mỹ dự kiến vẫn ghé cảng tại Subic để “sửa chữa khẩn cấp” nhưng thủy thủ đoàn không được phép lên bờ.
Video đang HOT
Hai hoặc 3 tàu hải quân Mỹ thường thực hiện các chuyến cập cảng hàng tháng để tái tiếp tế tại Subic, một căn cứ hải quân cũ của Mỹ nằm cách Manila chỉ một giờ lái xe.
Trước đó, cô Jennifer Laude, một phụ nữ chuyển giới 26 tuổi, đã được tìm thấy chết tại một phòng khách sạn gần Subic hôm 12/10.
Binh nhất Joseph Scott Pemberton, người mới hoàn thành đợt huấn luyện quân sự Mỹ-Philippines tại Subic, đã vào phòng khách sạn với Laude và là người cuối cùng được nhìn thấy đi cùng cô này.
Jeffrey Laude được nhìn thấy vào khách sạn với một người đàn ông nước ngoài, được xác định là binh nhất Joseph Scott Pemberton.
Pemberton hiện đang bị bị bắt giữ tại trụ sở quân đội của Philippines trong khi các công tố viên cân nhắc các cáo buộc chống lại binh sĩ này.
Các nhóm hoạt động đã nhân vụ việc này tấn công quan hệ quốc phòng giữa Mỹ và Philippines.
Các cuộc biểu tình đường phố đã nổ ra tại Philippines nhằm phản đối sự hiện diện của các lực lượng Mỹ.
Dư luận nhìn chung cho rằng vụ sát hại là nguyên nhân chính dẫn đến việc hủy các chuyến thăm, vì đến giờ người dân Philippines vẫn chưa hết tức giận dù một cuộc điều tra đang được tiến hành.
Vụ sát hại diễn ra ở gần cảng Subic và đã gây chấn động dư luận tại quốc gia đồng minh thân cận của Mỹ ở Đông Nam Á. Nhiều nhóm vận động ở Philippines đã tổ chức các cuộc biểu tình đòi bãi bỏ Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng (VFA), một văn kiện cho phép binh sỹ Mỹ hiện diện ở Philippines. Tuy nhiên, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã cương quyết bác bỏ điều này.
Hiện tại, Đại sứ quán Mỹ tại Philippines vẫn chưa đưa ra bình luận về việc hủy các chuyến thăm của tàu hải quân Mỹ. Trong khi đó, Hải quân Mỹ cho biết trong thời gian tới vẫn sẽ có 2 tàu của lực lượng này cập cảng Subic để “sửa chữa khẩn cấp” nhưng thủy thủ đoàn không được phép lên bờ.
An Bình-Vũ Anh
Tổng hợp
Chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trên báo chí Ấn Độ: Hợp tác quốc phòng với Việt Nam rất quan trọng với Ấn Độ
Về cuộc hội đàm giữa hai người đứng đầu chính phủ, tờ Business Times ngày 28.10 dẫn lời Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phát biểu với các phóng viên sau hội đàm: "Hợp tác quốc phòng với Việt Nam là một trong những quan hệ hợp tác quan trọng nhất của Ấn Độ". Ông Modi cho biết việc hợp tác này sẽ được mở rộng.
Những ngày qua, báo chí Ấn Độ đã đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - cả từ trước và trong thời gian diễn ra chuyến thăm.
Tờ Business Times ngày 28.10 cho biết thêm: Một trong những vấn đề của cuộc hội đàm là việc bán 4 tàu tuần tra của Ấn Độ cho Việt Nam. Đàm phán về việc này đã được đẩy nhanh từ tháng 9, sau khi Ấn Độ tuyên bố dành khoản tín dụng 100 triệu USD để Việt Nam mua sắm quốc phòng - tờ báo viết. "Chúng tôi sẽ nhanh chóng kích hoạt khoản tín dụng này để cho phép Việt Nam mua tàu hải quân mới từ Ấn Độ," tờ báo dẫn lời Thủ tướng Modi nói.
Trước đó, nhiều tờ báo đã đăng Thủ tướng trả lời phỏng vấn hãng tin Ấn Độ PTI. Trong cuộc phỏng vấn này, Thủ tướng nói rằng Việt Nam đã và sẽ tiếp tục cho phép tàu Ấn Độ cập cảng Việt Nam. Tờ Times of India trích lời Thủ tướng nêu rõ: "Việc giải quyết thỏa đáng tranh chấp ở Biển Đông vì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải, tự do đi lại trong khu vực là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực". Thủ tướng hy vọng một cường quốc như Ấn Độ sẽ đóng góp vào giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh rằng Việt Nam ủng hộ Ấn Độ tăng cường các mối liên kết đa chiều với Đông Nam Á. "Vì mục đích hữu nghị và trao đổi, chúng tôi đã và sẽ tiếp tục cho phép tàu của các nước, kể cả của Ấn Độ, tới thăm Việt Nam".
Times of India cho biết, tuyên bố trên được đưa ra một tháng sau khi tàu tấn công của hải quân Ấn Độ INS Airavat ghé vào Đà Nẵng trong chuyến thăm thông thường và đi trên vùng biển quốc tế, song Trung Quốc đã vô lý yêu cầu con tàu "ra khỏi vùng biển của nước này".
Trả lời PTI, Thủ tướng còn nhấn mạnh: "Việt Nam quyết tâm bảo vệ chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán trên các vùng biển này".
PTI cũng nêu rõ tuyên bố của Thủ tướng về chính sách của Việt Nam trước câu hỏi về việc Việt Nam - Ấn Độ quyết định củng cố hợp tác quốc phòng, và liệu điều đó có nhằm vào Trung Quốc: "Chính sách đối ngoại của Việt Nam luôn nhất quán. Chúng tôi không gia nhập bất kỳ liên minh quân sự nào chống lại nước khác".
Khi được hỏi liệu Việt Nam có thể đảm bảo lợi ích của các công ty dầu khí nước ngoài đang hoạt động trên Biển Đông, Thủ tướng khẳng định: "Việt Nam hoan nghênh và cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động hợp tác kinh tế bình thường giữa các công ty dầu khí Việt Nam với đối tác nước ngoài, kể cả các công ty Ấn Độ, trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, phù hợp với luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật Biển LHQ 1982".
Tờ The Hindu ngày 26.10 cho rằng, hợp tác hải quân Việt Nam - Ấn Độ sẽ làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược của hai nước.
Việc hai nước ký kết thỏa thuận để công ty dầu khí Ấn Độ ONGC Videsh Ltd mở rộng hoạt động ở Việt Nam cũng được các báo Ấn Độ thông tin rộng rãi. Tờ Times of India viết: "Chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được phía Ấn Độ xem là cơ hội để tăng cường hợp tác kinh tế".
Nguồn Tổng hợp internet
Tàu cá chìm gần Senkaku/Điếu Ngư, Nhật - Trung cùng ra biển Tân Hoa Xã đưa tin ngư dân Trung Quốc mất tích sau khi tàu cá của nước này chìm gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. 5 ngư dân Trung Quốc hiện đang mất tích sau khi một tàu đánh cá bị chìm hôm 27/6 ở vùng biển phía Bắc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Trung Quốc hiện đang tranh chấp với Nhật Bản. Tân...