Tàu Hải quân Hoàng gia Úc sắp tới thăm TPHCM
Theo Tổng Lãnh sự quán Úc tại TPHCM, tàu HMAS Ballarat thuộc lực lượng Hải quân Hoàng gia Úc sẽ thăm thiện chí Việt Nam từ ngày 22 – 26/8. Chuyến thăm nhằm mục đích tăng cường quan hệ giữa Úc và Việt Nam cũng như giữa hải quân hai nước.
Tàu HMAS Ballarat (ảnh: Tổng Lãnh sự quán Úc tại TPHCM cung cấp)
HMAS Ballarat là tàu khu trục lớp ANZAC có tên lửa dẫn đường, có khả năng thực hiện các nhiệm vụ đối không, đối hải, chống ngầm, hải thám, trinh sát và đánh chặn. Tàu nặng 3.600 tấn, dài 118 mét, được trang bị tên lửa đối không đã cải tiến Sea Sparrow, tên lửa đối hải Harpoon Block 2, súng máy 127mm MK45 và sáu ống phóng lôi MK32. Tàu HMAS Ballarat có sân đỗ cho trực thăng Sea Hawk S-70B-2 và có thể đạt tốc độ tối ta 27 hải lý.
HMAS Ballarat sẽ tới TPHCM cùng thủy thủ đoàn gồm 28 sĩ quan và 156 thủy thủ. Thủy thủ đoàn sẽ tham gia các hoạt động giao lưu nghiệp vụ điều khiển tàu và các hoạt động khác với hải quân Việt Nam. Thủy thủ đoàn cũng sẽ giao lưu thể thao với học viên trường Trung cấp Kỹ thuật Hải quân và dành thời gian tìm hiểu nền văn hóa giàu truyền thống của Việt Nam.
Đại tá Matthew Dudley, Tùy viên Quốc phòng Úc tại Việt Nam cho biết: “Chuyến thăm này là một cơ hội tuyệt vời để thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng Úc – Việt Nam vốn đã bắt đầu từ năm 1999. Từ năm 1999, Quân đội Úc đã hỗ trợ đào tạo cho hơn 1.300 quân nhân của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Hiện Quân đội Úc đang hỗ trợ Quân đội Nhân dân Việt Nam trong việc chuẩn bị tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc trong tương lai”.
Video đang HOT
Theo đại tá Matthew Dudley, thủy thủ đoàn của tàu HMAS Ballarat đang rất mong chờ chuyến thăm đến TPHCM và đây sẽ là một điểm nhấn trong hải trình của tàu lần này.
Tùng Nguyên
Theo Dantri
"Tỉnh Cà Mau có thể biến mất trong vài thập kỷ tới"
"Tỉnh Cà Mau có thể biến mất hoàn toàn trong vài thập kỷ tới nếu không dừng bơm nước ngầm" là cảnh báo của Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy (NGI) nêu lên tại hội thảo "Kết quả dự án nghiên cứu giai đoạn 1-sự sụt lún đất ở bán đảo Cà Mau" diễn ra tại thành phố Cần Thơ, ngày 17/6.
Hội thảo do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy tổ chức.
Dự án nghiên cứu giai đoạn 1-sự sụt lún đất ở bán đảo Cà Mau do Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy triển khai thực hiện từ tháng 5/2012 theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam với Bộ Ngoại giao Na Uy.
Rừng ngập mặn mũi Cà Mau.
Qua nghiên cứu, từ những dữ liệu thu thập được từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và những chuyến đi thực địa, Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy đã đưa ra kết luận miền Nam có thể bị sụt lún nghiêm trọng trên bề mặt do hoạt động bơm nước mặt liên tục. Riêng tại tỉnh Cà Mau, vì bề mặt của hầu hết tỉnh chỉ cao hơn mực nước biển 1 mét, nên sụt lún được xem là nguyên nhân dẫn đến mất đất liên tục, sự hư hại của rừng ngậm mặn ven biển, sự xâm thực mạnh của nước biển vào hệ thống sông ngòi...
Theo Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy, dữ liệu thu được từ vệ tinh cho thấy, trong 20 năm qua tỉnh Cà Mau đã mất đất hoặc bờ biển bị thụt vào từ 100m đến 1,4km. Đánh giá sơ bộ, sụt lún ở Cà Mau có thể đã lên đến 30 đến 70cm ở nhiều nơi. Nếu không hạn chế và dừng ngay việc bơm nước ngầm thì toàn tỉnh Cà Mau có thể biến mất hoàn toàn trong vài thập kỷ tới. Cách thực tế nhất để ngăn chặn sự sụt lún là dừng hoặc hạn chế việc bơm nước ngầm trong khu vực, thay vào đó là sử dụng nước từ các nhà máy nước.
Tiến sỹ Trần Tân Văn, Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản cho biết nếu lấy diện tích tỉnh Cà Mau là 5.300km2 thay vì 4.350km2 thì tốc độ sụt lún là 1,56-2,3 cm/năm thay vì 1,9-2,8cm/năm (theo cách tính của Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy).
Theo tiến sĩ Văn, nguyên nhân lún là do khai thác quá mức nước dưới đất thường tập trung quanh các bãi giếng. Theo thống kê, hiện toàn tỉnh Cà Mau có hơn 100.000 giếng khoan, trung bình 20 giếng/km2, hút khoảng 370.000m3/ngày. Số giếng khoan trên không phân bố đều trên toàn tỉnh mà tập trung vào một vài nơi ở đô thị. Do đó, khu vực này được xem là nơi có thể xảy ra lún lớn hơn nhiều so với tốc độ sụt lún là 1,56-2,3cm/năm.
Tiến sĩ Kjell Karlsrud phát biểu tại hội nghị
Theo đánh giá của Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy, sự lún, sụt đất do bơm nước ngầm là vấn đề thường gặp và đã, đang và sẽ diễn ra ở nhiều nơi tại Cà Mau cũng như các tỉnh lân cận trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Vấn đề lún nghiêm trọng nhất hiện xảy ra ở những nơi có đất sét mềm, dễ bị nén liên kết với tầng đất sâu hơn hoặc tầng sỏi...
Theo Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy, từ sự sụt lún đang diễn ra, tỉnh Cà Mau sẽ đối mặt với hậu quả như mất đất tự nhiên; xói mòn bờ biển tăng do bờ biển chìm; rừng ngậm mặn suy giảm dẫn đến xói mòn mạnh hơn và dâng sóng khi có bão; tăng độ mặn của nước trong kênh rạch và sông; xâm nhập mặn vào tầng ngậm nước ngầm...
Tại hội thảo,Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy khuyến cáo Chính phủ Việt Nam phải nhanh chóng được thông báo về khả năng sụt lún mà tỉnh Cà Mau và các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt. Từ đó, các hành động khắc phục, giảm thiểu tác hại sẽ được lên kế hoạch và thực hiện trước khi quá muộn.
Bên cạnh đó, Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy cũng đề xuất một số biện pháp phòng ngừa sụt lún đất, xâm nhập mặn, xói mòn tại Cà Mau như dừng tất cả các hoạt động bơm từ nguồn nước ngầm; đầu tư xây dựng nhà máy lọc nước và mạng lưới đường ống dẫn nước mới; xây dựng các tuyến đê xung quanh bờ biển...
Dự kiến, trong giai đoạn 2 của dự án, Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy sẽ tiến hành lập bản đồ địa chất của tỉnh Cà Mau, thực hiện chương trình giám sát lún, phân tích chi tiết hơn về sụt lún dựa trên dữ liệu mới, thu thập và phân tích dữ liệu mực nước biển và hiện trạng biển, lập mô hình các trường hợp sóng dâng khi có bão do có sự thay đổi.
Theo NTD
Giám đốc điều hành UNICEF thăm nạn nhân chất độc da cam Đà Nẵng Trưa 30/5, ông Anthony Lake, Giám đốc điều hành Quỹ Nhi đồng Liên hiệp Quốc (UNICEF) đã đến thăm các nạn nhân chất độc da cam tại Trung tâm bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và trẻ em bất hạnh thuộc Hội nạn nhân chất độc da cam TP Đà Nẵng. Cùng đi có ông Peter Baxter - Tổng giám đốc...