Tàu Hải quân Hoàng gia Anh thăm hữu nghị Đà Nẵng
Sáng 18/12, tàu Hải quân Hoàng gia Anh Daring đã cập cảng Tiên Sa, chính thức chuyến thăm hữu nghị thành phố Đà Nẵng.
Tàu Hải quân Hoàng gia Anh Daring vừa cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng sáng nay 18/12
Lễ đón tàu được tổ chức trọng thể ngay tại cảng Tiên Sa. Tham dự lễ đón tàu cùng đại diện lãnh đạo chính quyền TP Đà Nẵng phía Việt Nam có đại diện lãnh đạo Cục Đối ngoại, Bộ Quốc Phòng; Phòng Đối ngoại Quân chủng Hải quân nhân dân Việt Nam; Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải Quân; Văn phòng Bộ Tư lệnh Quân khu 5; Bộ Chỉ huy Quân sự TP; Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng TP; và Sở Ngoại vụ.
Phía Anh có Ngài Antony Stokes, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Anh tại Việt Nam; Ông Douglas Barnes, Tổng Lãnh sự Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen tại TP Hồ Chí Minh; Đại tá Tim Below, Tùy viên quốc phòng, Đại sứ quán Anh tại Hà Nội.
Lễ đón tàu được tổ chức trọng thể ngay tại cảng Tiên Sa
Được biết, tàu Hải quân Hoàng gia Anh Daring là một trong 6 tàu khu trục được trang bị hiện đại tối tân bậc nhất của Hải quân Anh. Và chuyến thăm hữu nghị TP Đà Nẵng lần này của tàu là một phần của Chương trình kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Vương quốc Anh.
Video đang HOT
Tàu Hải quân Hoàng gia Anh vừa chính thức chuyến thăm hữu nghị Đà Nẵng là một trong những tàu khu trục hiện đại bậc nhất của Hải quân Anh
Trong thời gian cập cảng Đà Nẵng, cuộc họp Nhóm Công tác Quốc phòng sẽ được thực hiện trên boong tàu. Đây là cuộc họp thường kỳ nửa năm một lần. Cuộc họp năm nay sẽ tập trung vào việc tìm hiểu và phát triển rộng hơn nữa trong lĩnh vực hợp tác về quốc phòng giữa Việt Nam và Vương quốc Anh; tìm hiểu những lĩnh vực mà doanh nghiệp Anh có thể tham gia; trao đổi quan điểm về các vấn đề chiến lược trong khu vực; và đẩy mạnh quan hệ thông qua các cơ hội trao đổi đào tạo chuyên sâu.
Trong thời gian lưu lại Đà Nẵng, dự kiến khoảng 4 ngày, thủy thủ đoàn cũng tham gia một số hoạt động trên bờ như giao hữu bóng chuyền với Hải quân Việt Nam, thăm trại trẻ mồ côi, trình diễn các bản nhạc diễu hành tại trung tâm TP Đà Nẵng.
Khánh Hiền
Theo Dantri
Người Philippines: 'Chúng tôi phải sống'
Giữa một thành phố tối om đầy xác chết và đống đổ nát, mỗi khi những người dân Tacloban nghe thấy tiếng máy bay gầm rít trên đường băng, họ biết rằng hy vọng sống đang đến.
Tacloban là nơi bị ảnh hưởng nặng nhất bởi cơn bão Haiyan ở Philippines tính đến nay. Thành phố từng có 200.000 dân nằm bên bờ biển thuộc tỉnh đảo miền trung Leyete, nơi bão đổ bộ với tốc độ 300 km/h.
"Sự tàn phá bao phủ khắp nơi", Bộ trưởng Nội vụ Philippines Manuel Roxas II phát biểu với các phóng viên sau khi ông và đoàn quan chức hạ cánh tại sân bay của thành phố, giờ đang là một bãi bùn khổng lồ. Chiếc máy bay quân sự C-130 chở ông cùng các thiết bị thông tin và hàng cứu trợ.
Do mạng liên lạc điện thoại đã sập, Roxas kêu gọi các phóng viên hãy nhanh chóng bằng mọi cách cho thế giới biết sự hủy diệt mà Philippines gánh chịu, ngay khi hệ thống thông tin hoạt động trở lại.
Một cư dân Tacloban dùng khẩu trang để giảm bớt mùi khi đi trên đường phố ngày 10/11, phía sau anh là các thi thể nạn nhân bão Haiyan chưa được chôn cất. Ảnh: AFP.
Người Tacloban chìm trong cảnh đau thương tang tóc nhưng không mất niềm tin. Chị Mikan Santos, sống cách sân bay vài con phố, đang đứng xếp hàng chờ được khám các vết thương, cho biết giờ đây điều duy nhất mà chị và những người cùng cảnh cần là "phải sống".
Một người khác cũng trong hàng dài với Santos mô tả: "Thành phố giống như trong World War Z". Đây là tên một tiểu thuyết và bộ phim kinh dị nói về ngày tận diệt của thế giới, khi trái đất bị xâm lăng bởi những thi thể biết đi và ma.
"Ở mọi nơi mọi chốn, chúng tôi đều thấy các xác chết", anh này cho biết.
Các nhân chứng khác kể lại rằng họ nhìn thấy vô số thi thể trên đường phố, trong các đống đổ nát, trên cành cây. Những người ở gần sân bay thì thoát chết nhờ leo lên các cây cao khi sóng lớn đánh tới sáng 8/11. Nước dâng lên đến trần các phòng trong nhà ga sân bay, nuốt chửng những người tưởng đã tránh được gió bão trong đó.
Vợ chồng nhà Isanan chẳng mong gì hơn có thể giữ được bốn đứa con an toàn bên mình. Họ đã vào sân bay để tránh bão từ trước khi Haiyan đổ bộ. Nhưng giờ đây họ chỉ còn một đứa con. Hai vợ chồng Marvin và Loreta khóc bên thi thể hai cô con gái, một đứa nữa còn mất tích. "Tôi thậm chí còn giữ được ít tóc của cháu, đến khi tìm được xác con bé, tóc nó bị cháy khét".
Isanan mân mê tấm ảnh gia đình nhỏ bằng bàn tay. "Đây, con bé đang chơi và lè lưỡi trêu tôi khi tôi chụp tấm ảnh này", anh vừa nói vừa khóc.
Hy vọng
Bất chấp mùi tử thi hiện diện khắp nơi, những niềm hy vọng bắt đầu le lói. Chị Riza Jaro sinh một em bé hôm nay và đặt tên con là "Yoonadale", gần giống với tên cơn bão theo cách người Philippines gọi bão Haiyan. Bà mẹ 18 tuổi được một nhóm binh sĩ đưa đi trên cáng tới sân bay.
Trước đó, Jaro đã đi tìm khắp Tacloban nhưng không thấy một bệnh viện nào. Mẹ của cô cho biết các bệnh viện, phòng khám và hiệu thuốc đều đóng cửa hoặc không còn hoạt động được nữa do hậu quả của bão.
Và thế là ngay tại sân bay ngập bùn, các y tá của quân đội đặt cáng của Jaro lên một đống giấy còn dính đầy đất, giúp cô bình tĩnh trở lại. Sau đó, Jaro được đưa lên máy bay C-130 tới thành phố Cebu để sinh con.
Theo VNE
Hạm đội Hải quân Ấn Độ thăm chính thức Đà Nẵng Sáng 4/6, 4 tàu Hải quân Ấn Độ với 1.200 sĩ quan và thủy thủ đoàn do Chuẩn đô đốc Ajit Kumar P- Tư lệnh Hạm đội miền Đông và Đại tá Anil Jose Joseph- Chỉ huy trưởng tác chiến hạm đội dẫn đầu, đã cập cảng Tiên Sa thăm chính thức Đà Nẵng. Đại diện Cục Đối ngoại (Bộ Quốc phòng); Bộ...