Tàu Hải Dương Địa chất 4 của Trung Quốc rời khỏi vùng biển của Việt Nam
Theo Bộ Ngoại giao, các lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam cho biết, tàu Hải Dương Địa chất 4 của Trung Quốc đã rời khỏi vùng biển của Việt Nam.
Tàu Hải Dương Địa chất 4 của Trung Quốc thời gian qua có hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Bộ Ngoại giao khi đó đã đưa ra bình luận về thông tin này.
Tại họp báo chiều 6/4, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã cập nhật thông tin về hoạt động của tàu Hải Dương Địa chất 4.
Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao nêu: “Việt Nam khẳng định quan điểm nhất quán các hoạt động ở khu vực Biển Đông cần tuân thủ nghiêm túc luật pháp quốc tế, tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982″.
Bà Hằng thông báo, các lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam cho biết, tàu Hải Dương Địa chất 4 đã rời khỏi vùng biển của Việt Nam.
Video đang HOT
Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao trả lời tại họp báo chiều nay. Ảnh: Phạm Hải
Báo chí tiếp tục đặt câu hỏi đề nghị Phó phát ngôn bình luận thông tin Tổ chức Khoa học Tự nhiên Trung Quốc (NSFC) công bố danh sách 33 khu vực “khảo sát thường xuyên”, trong đó có một số tuyến tại Biển Đông bao trùm lên quần đảo Trường Sa và vùng biển của Việt Nam.
Phó phát ngôn nhấn mạnh: “Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982″.
Phó phát ngôn Phạm Thu Hằng cho rằng, việc khảo sát, nghiên cứu khoa học trong phạm vi quần đảo Trường Sa và vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 mà không được sự cho phép của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam với vùng biển của mình, do đó không có giá trị.
Ngày 4/4, báo China Daily của Trung Quốc đăng bài phỏng vấn Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim. Trong đó ông Anwar Ibrahim kêu gọi đối thoại để giải quyết tranh chấp Biển Đông và cho rằng đây không phải là vấn đề ‘không thể vượt qua’.
Bình luận về nội dung này, Phó phát ngôn Phạm Thu Hằng cho biết, là quốc gia kiên định giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình phù hợp với hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, Việt Nam ủng hộ việc các nước có thể cùng nhau hợp tác giải quyết bất đồng trong vấn đề Biển Đông, trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các nước được xác định bởi Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982).
Việc này sẽ đóng góp tích cực thiết thực vào việc duy trì hoà bình, ổn định trật tự pháp lý trên biển, an toàn và tự do hàng hải và hàng không, thúc đẩy phát triển bền vững biển và đại dương
Với chủ trương trên, Việt Nam luôn sẵn sàng cùng các quốc gia liên quan đàm phán, giải quyết các vấn đề biên giới, lãnh thổ do lịch sử để lại, đóng góp tích cực vào quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và các nước, cũng như đóng góp cho hoà bình, ổn định của khu vực và trên thế giới.
ACV huỷ kết quả gói thầu 'khủng' hơn 35.000 tỉ đồng xây nhà ga sân bay Long Thành
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa ban hành quyết định hủy gói thầu trị giá hơn 35.000 tỉ đồng tại dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 để đấu thầu lại.
Tổng giám đốc ACV vừa ký quyết định phê duyệt hủy gói thầu 5.10 "Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách" thuộc dự án thành phần 3 - các công trình thiết yếu trong cảng hàng không thuộc dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1.
ACV đã hủy gói thầu 5.10 "Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách" do các hồ sơ dự thầu không đáp ứng được yêu cầu. Ảnh T.N
Gói thầu bị huỷ do tất cả các hồ sơ dự thầu không đáp ứng được yêu cầu hồ sơ mời thầu. Theo quy trình, gói thầu này sẽ được tổ chức đấu thầu lại và ít nhất phải mất thêm 45 ngày. Sau khi đấu thầu chọn được nhà thầu sẽ xác định rõ tiến độ của gói thầu.
Gói thầu số 5.10 có thời gian thực hiện hợp đồng là 990 ngày (33 tháng), bao gồm cả ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ, nghỉ tết theo quy định của pháp luật Việt Nam kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực.
Trước đó, Bộ GTVT đã có văn bản đề nghị Bộ KH-ĐT chủ trì và tổ chức triển khai giám sát, rà soát hoạt động đấu thầu của dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1; trong đó có gói thầu "Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách" thuộc dự án thành phần 3 - các công trình thiết yếu trong cảng.
Theo Bộ KH-ĐT, ACV với tư cách là người quyết định đầu tư, người có thẩm quyền của dự án chịu trách nhiệm quyết định và chỉ đạo việc giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu đối với gói thầu nêu trên.
Thời điểm ACV tổ chức hội nghị tiền đấu thầu đã thu hút gần 10 nhà thầu đến từ Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam tham dự. Tuy nhiên, đến thời điểm đóng thầu (8.11.2022) chỉ có 1 nhà thầu liên doanh nộp hồ sơ dự thầu.
Nông dân Thái Lan lo cạnh tranh 'sốt vó' với sầu riêng tươi Việt Nam Một người trồng sầu riêng Thái Lan tin rằng xuất khẩu sầu riêng của Thái Lan sẽ giảm xuống do Việt Nam nằm gần Trung Quốc hơn và có sự kiểm soát chất lượng tốt hơn. Thái Lan từng là quốc gia duy nhất được phép xuất khẩu sầu riêng tươi sang Trung Quốc, nhưng giờ tình hình đã thay đổi - Ảnh:...