Tàu Hải cảnh Trung Quốc tiếp tục xâm nhập Senkaku/Điếu Ngư
Từ đầu năm đến nay, đây là lần thứ 20 tàu Hải cảnh Trung Quốc xâm nhập khu vực này.
Theo NHK, sáng 24/8, tại khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thuộc tỉnh Okinawa, 4 tàu Hải cảnh của Trung Quốc đã xâm nhập khu vực được cho là lãnh hải của Nhật Bản. Lực lượng An ninh Biển Nhật Bản liên tục đưa ra những cảnh báo xâm phạm đối với các tàu Trung Quốc.
4 tàu Hải cảnh của Trung Quốc đã đi vào khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư từ ngày 22/8, đến thời điểm sáng sáng 24/8 vẫn lưu tại khu vực này. Từ đầu năm đến nay, đây là lần thứ 20 tàu Hải cảnh Trung Quốc xâm phạm Senkaku/Điếu Ngư.
Tàu Trung Quốc và Nhật Bản thường xuyên đối đầu tại Senkaku/Điếu Ngư
Trong khi đó, Nhật Bản đã tiến hành cuộc tập trận thường niên lớn nhất mang tên “ Hỏa Lực” từ ngày 19/8 và dự định kết thúc vào ngày 24/8. Theo truyền thông Nhật Bản, có hàng chục xe tăng, trực thăng và 2.300 binh sĩ tham gia tập trận nhằm phô diễn sức mạnh của vũ khí hiện đại và chiến thuật đổ bộ vào một đảo trên biển Hoa Đông.
Trong một động thái tương tự, truyền thông Trung Quốc ngày 20/8 dẫn nguồn quân đội nước này thông báo hải quân và không quân Trung Quốc cũng đang chuẩn bị tập trận trên biển Hoa Đông. Điểm mới trong cuộc tập trận này là lần đầu tiên không quân của hải quân và không quân Trung Quốc tổ chức phối hợp tác chiến với các nội dung đối đầu thực tế hơn là theo những giả định cho trước.
Các nhà phân tích cho rằng những hành động trên sẽ phát sinh những mâu thuẫn trầm trọng mới khó giải quyết trong quan hệ Nhật-Trung./.
Theo VOV
Nga - Nhật vừa có một "trận chiến" tàu ngầm trên biển?
Nhật Bản cho tàu ngầm trinh sát để tuyên bố chủ quyền và nắm chắc các hoạt động quân sự của Nga; tranh chấp lãnh thổ có lúc gay gắt, nhưng có thể kiểm soát.
Video đang HOT
Tàu ngầm thông thường lớp Oyashio, Nhật Bản
Trang mạng Đài phát thanh nhân dân Trung ương, Trung Quốc các ngày 22 và 23 tháng 8 dẫn tờ "Kommersant" Nga ngày 20 tháng 8 đưa tin, một quan chức cấp cao của Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nga cho biết, ngày 20 tháng 8, Hạm đội Thái Bình Dương Nga đã cản đường thành công một chiếc tàu ngầm ở eo biển La Perouse (Nhật Bản gọi là eo biển Soya) thuộc vùng biển biên giới Nhật Bản-Nga.
Lực lượng săn ngầm Hạm đội Thái Bình Dương Nga đã quan sát và ghi chép hoạt động cùa chiếc tàu ngầm này. Lực lượng ngăn chặn là một chi đội tàu ngầm và phân đội lực lượng hàng không hải quân. Sau đó, tàu ngầm xâm nhập này đã nhanh chóng rời khỏi vùng biển giáp giới, lặn ra vùng biển quốc tế.
Căn cứ vào số liệu sơ bộ phán đoán, đây là một chiếc tàu ngầm thông thường lớp Oyashio của Nhật Bản, khi đó tàu ngầm đang tiến hành hoạt động trinh sát.
Quân đội Nga cho biết, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản gần đây hoạt động thường xuyên ở khu vực này. Tàu ngầm trinh sát Nhật Bản nêu trên đã xâm nhập vùng biển 12 hải lý của Nga.
Đối với vấn đề này, hãng Jiji Press Nhật Bản dẫn lời một quan chức Nhật Bản cho rằng, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản điều động tàu ngầm không có bất cứ vấn đề gì.
Quan chức này nói: "Không thể trả lời về hoạt động của tàu ngầm Nhật Bản, nhưng chúng tôi tuân thủ luật pháp quốc tế". Phía Nga cho biết, đây là lần thứ hai trong thời gian gần đây tàu ngầm lớp Oyashio Nhật Bản tiến hành hoạt động trinh sát.
Cụm tàu ngầm lớp Oyashio, Lực lượng Phòng vệ Biển tại quân cảng (ảnh minh họa)
Đối với động thái này, chuyên gia quân sự Trung Quốc Doãn Trác cho rằng, tàu ngầm lớp Oyashio của Nhật Bản là một loại tàu ngầm có tính năng cao, trọng tải lớn, khả năng tác chiến mạnh.
Trong khi đó, Hải quân Nga có truyền thống săn ngầm, khả năng săn ngầm tương đối mạnh, đã bố trí mạng lưới săn ngầm ở vùng biển liên quan. Vì vậy, lần này phát hiện tàu ngầm đang trinh sát ở vùng biển biên giới là hợp lý.
Tàu ngầm lớp Oyashio Nhật Bản là một chiếc tàu ngầm thông thường có tính năng cao, cũng là một loại lớn nhất trong số tàu ngầm thông thường trên thế giới.
Nó có lượng giãn nước khi lặn gần 4.000 tấn, hiệu quả chạy êm cũng tương đối tốt, mang theo nhiều loại vũ khí, ngoài vũ khí ngư lôi (ngư lôi dẫn đường bằng dây dẫn lệnh - wire guided), còn trang bị tên lửa Harpoon bắn từ tàu ngầm mặt nước, cho nên nó là một loại tàu ngầm có khả năng tác chiến tổng hợp tương đối mạnh.
Nhưng do thân tàu tương đối lớn, vì vậy hoạt động thích hợp ở vùng nước sâu. Lần này nó xâm nhập duyên hải Nga - truyền thông Nga nói là thuộc phạm vi lãnh hải của Nga - là vùng nước nông.
Nga bố trí thiết bị định vị thủy âm ở vùng nước nông, dưới nước có trạm phát, phạm vi cảnh giới thường vài chục km, như vậy, máy bay trinh sát, tàu ngầm một khi xâm nhập hoặc tiếp cận lãnh hải của họ sẽ có thể bị phát hiện.
Tàu ngầm lớp Oyashio của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (ảnh minh họa)
Nga có truyền thống săn ngầm, trước đây thường tiến hành "đấu" với Mỹ về tàu ngầm và chống tàu ngầm, khả năng săn ngầm tương đối mạnh. Tàu ngầm Nhật Bản đến vùng biển của Nga tiến hành trinh sát, xâm nhập vào mạng lưới săn ngầm của Nga, cho nên bị phát hiện cũng hợp lý.
Theo bài báo, Nga và Nhật Bản tranh chấp liên tục về quần đảo Nam Kuril (Nhật Bản gọi là 4 hòn đảo phương bắc). Chuyên gia Trung Quốc Mạnh Tường Thanh cho rằng, hoạt động trinh sát thường xuyên gần đây của Nhật Bản chủ yếu là để tuyên bố chủ quyền, đồng thời muốn tìm kiếm thời cơ tăng cường quyền quản lý đối với vùng biển này.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô đã chiếm lĩnh 4 hòn đảo phương bắc, coi đó là thành quả của Chiến tranh thế giới thứ hai, sự chiếm đóng này phù hợp với "Hiệp định Yalta". Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, lời kêu gọi thu hồi quần đảo Nam Kuril ở Nhật Bản ngày càng cao.
Những năm qua, Nhật Bản tìm cách sửa đổi Hiến pháp hòa bình để trở thành một quốc gia bình thường, thái độ trong vấn đề lãnh thổ cũng ngày càng cứng rắn. Cho nên, tranh chấp, mâu thuẫn lãnh thổ giữa Nga-Nhật vẫn đang tiếp tục, thậm chí có những lúc tương đối gay gắt.
Tàu ngầm lớp Oyashio của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (ảnh minh họa)
Mục đích của Nhật Bản trước hết là tuyên bố chủ quyền, tức luôn kiên trì "4 hòn đảo phương bắc" là lãnh thổ của Nhật Bản.
Thứ hai, nhằm nắm chắc các hành động quân sự của Nga ở đây bất cứ lúc nào, đây cũng là cách làm thường xuyên của Nhật Bản. Thứ ba, Nhật Bản thông qua hình thức này để tăng cường quyền quản lý đối với vùng biển xung quanh quần đảo Nam Kuril.
Theo Mạnh Tường Thanh, tranh chấp lãnh thổ luôn là trở ngại to lớn của quan hệ Nga-Nhật. Nhưng, xét thấy Nga và Nhật Bản có nhu cầu với nhau về các phương diện như kinh tế, ngoại giao, cho nên, tranh chấp lãnh thổ giữa Nga-Nhật về tổng thể là có thể kiểm soát.
Mạnh Tường Thanh cho rằng, vấn đề lãnh thổ luôn là một trở ngại chủ yếu nhất trong cải thiện quan hệ Nga-Nhật. Tuy trong những năm qua cũng từng đưa ra một số phương án, chẳng hạn lấy 2 đảo nhỏ đổi lấy sự cải thiện quan hệ Nga-Nhật, nhưng cuối cùng không đạt được thỏa thuận.
Nhìn vào tình hình hiện nay, trong quá trình chấn hưng kinh tế, Nga thực sự có cân nhắc hy vọng cải thiện quan hệ với Nhật Bản, chẳng hạn Nga hy vọng Nhật Bản đến Nga đầu tư, hy vọng tăng cường hợp tác năng lượng.
Đối với Nhật Bản, họ cũng hy vọng tận dụng Nga, cải thiện quan hệ với Nga để gây sức ép với Trung Quốc. Cho nên, quan hệ Nga-Nhật sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, nhất là 2 năm qua đã ấm lên.
Tàu ngầm lớp Oyashio của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (ảnh minh họa)
Sau khi ông Vladimir Putin lên cầm quyền, thái độ của Nga trong vấn đề lãnh thổ ngày càng cứng rắn, Nhật Bản tuy không từ bỏ chủ trương lãnh thổ của họ, nhưng căn cứ vào hiện thực Nga đang kiểm soát thực tế quần đảo Nam Kuril, Nhật Bản cũng không có cách gì. Nói một cách tổng thể, tranh chấp lãnh thổ Nga-Nhật còn nằm trong phạm vi có thể kiểm soát.
Theo Giaoducnet
Lầu Năm Góc bác tin IS lảng vảng gần biên giới Mỹ Hôm 22-8, Lầu Năm Góc phản bác thông tin của Thống đốc bang Texas Rick Perry cho rằng các tay súng Nhà nước Hồi Giáo (IS) có thể xâm nhập vào Mỹ qua biên giới phía Nam. Ông Perry, ứng cử viên tiềm năng cho chức tổng thống Mỹ năm 2016, khẳng định thông tin trên hôm 21-8 trong bối cảnh quân đội...