Tàu đường sắt Cát Linh – Hà Đông bất ngờ vắng khách sáng đầu tuần
Sau mười ngày tàu Cát Linh- Hà Đông chính thức vận hành với lượng khách thường xuyên đông đúc, trong sáng nay, nhiều toa tàu bất ngờ vắng khách, có thời điểm sảnh lên tàu chỉ có nhân viên nhà ga.
Ghi nhận tại ga Cát Linh vào 7h sáng nay, thời điểm người dân bắt đầu ra đường đi làm, sảnh nhà ga vắng vẻ bất ngờ so với không khí đông đúc vào sáng thứ Hai một tuần trước đó
Khu vực sảnh nhà ga, phòng vé nhiều thời điểm không một bóng người. theo chia sẻ của nhân viên bán vé nhà ga Cát Linh, so với những ngày trước đó, đặc biệt là cuối tuần thì sáng nay vắng vẻ hơn rất nhiều.
So với sáng thứ Hai tuần trước, thời điểm những ngày đầu tàu đường sắt Cát Linh – Hà Đông chính thức hoạt động, người dân tới nhà ga nhiều phần lớn háo hức đi trải nghiệm, tuần này không khí trái ngược hoàn toàn.
Video đang HOT
Mỗi chuyến tàu xuất bến chỉ có lác đác vài khách lên tàu. Có thời điểm nhân viên nhà ga tại điểm chờ tàu còn nhiều hơn khách.
7h30 sáng đầu tuần, dù đang trong khung giờ cao điểm người dân đi làm nhưng chỉ có 2 khách trong một toa tàu chuẩn bị rời ga Cát Linh.
Có những toa tàu hoàn toàn không có một bóng người.
Qua mỗi một ga, đoàn tàu lại đón nhận số lượng khách ít ỏi chỉ 2-3 người, ghế trong các khoang tàu lại bỏ trống khá nhiều.
Chị Ngọc Lan hiện đang sinh sống tại phố Tôn Đức Thắng (quận Đống Đa) chia sẻ, kể từ khi tàu đường sắt Cát Linh – Hà Đông chạy chính thức, chị đã lựa chọn phương tiện giao thông này vì nó rất tiện trong cung đường đi làm hằng ngày. Chị gửi xe tại Ga Cát Linh tới ga La Khê và chỉ mất vài phút đi bộ là tới địa điểm làm việc.
Tương tự là trường hợp của chị Tâm, nhân viên văn phòng đã lựa chọn tàu Cát Linh – Hà Đông trên lộ trình đi làm. Theo chị, việc đi tàu đường sắt trên cao sẽ tránh được việc ùn tắc, ô nhiễm khói bụi và tiết kiệm thời gian, chi phí so với việc đi taxi hoặc xe cá nhân. Tàu không đông khách cũng khiến số khách ít ỏi trên tàu cảm thấy thư thái, “dễ thở” hơn cảnh chen lấn, đông đúc những ngày cuối tuần trước.
Khách đi tàu cũng dễ dàng chọn cho mình được chỗ ngồi đẹp, thuận tiện bên cửa sổ lớn để ngắm nhìn đường phố, quang cảnh bên ngoài hơn.
Thời điểm 8h sáng, trái ngược với hướng tàu chạy từ trung tâm ra ngoại thành, hướng tàu chạy từ ga Yên Nghĩa tới điểm cuối Cát Linh, số ghế trống trên các khoang tàu dần được lấp kín ngay từ đầu.
Sau nhiều lần tàu dừng ở các ga đón khách, nhiều vị khách đã phải đứng do hết chỗ ngồi, đối tượng đi tàu chủ yếu là dân công sở.
Điểm xuống ga Cát Linh đã bắt đầu tấp nập khách xuống tàu. Được biết, để đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân trong tuần đầu, các đoàn tàu chạy với tần suất 15 phút/chuyến, tuần thứ 2 chạy 10 phút/chuyến. Nếu khách đông, Hà Nội Metro sẽ lập tức điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu của người dân.
Tàu điện Cát Linh - Hà Đông vận hành chính thức
Lúc 7h ngày 6/11, Bộ Giao thông Vận tải sẽ bàn giao dự án đường sắt Cát Linh cho Hà Nội quản lý.
Tuyến tàu điện đầu tiên ở thủ đô chính thức được vận hành.
Phó chủ tịch UBND Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, sau 10 năm thi công xây dựng và 13 năm Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, đây là thời điểm mang tính chất lịch sử khi tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Việt Nam và của Hà Nội đi vào hoạt động.
"Tuyến Cát Linh - Hà Đông hoạt động sẽ giúp tăng tỷ lệ vận chuyển hành khách công cộng, cùng 9 tuyến đường sắt đô thị khác đang xây dựng tại thủ đô, sẽ tạo ra mạng lưới giao thông quan trọng, góp phần giảm ùn tắc nội đô", ông Tuấn nói.
Sau lễ bàn giao, tàu điện bắt đầu vận hành chính thức. Trong 15 ngày đầu, hành khách được miễn phí vé và được phát sổ tay hướng dẫn đi tàu. Ông Vũ Hồng Trường, Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội - đơn vị vận hành, cho biết nhân viên nhà ga sẽ phát thẻ 0 đồng cho khách và thu lại vào cuối ngày để kiểm đếm số lượng.
Tàu vận hành trước ngày bàn giao 4/11. Ảnh: Ngọc Thành
Sau thời gian này, giá vé lượt dự kiến là 8.000 đồng với chặng ngắn và 15.000 đồng toàn tuyến. Ngoài ra, còn có vé ngày 30.000 đồng, vé tháng 100.000- 200.000 theo đối tượng khách. Đặc biệt, người được miễn phí đi xe buýt ở Hà Nội cũng sẽ được miễn phí đi tuyến Cát Linh - Hà Đông.
Tuần đầu, tàu điện hoạt động từ 5h30 đến 20h hàng ngày, tần suất 15 phút mỗi chuyến, tuần tiếp theo sẽ vận hành 10 phút mỗi chuyến. Sau 6 tháng, thời gian vận hành kéo dài đến 22h30, tần suất giờ cao điểm 6 phút trên mỗi chuyến. Nếu lượng khách đi đông sẽ điều chỉnh biểu đồ chạy tàu để đáp ứng nhu cầu của người dân. Trên tuyến đường sắt dài 13 km, tàu đi mất 23 phút nếu dừng tất cả 12 ga, thời gian dừng mỗi ga dự kiến 45 giây.
Có 52 tuyến xe buýt dọc đường sắt này, riêng ga Cát Linh có 16 tuyến buýt. Để giúp người dân thuận tiện kết nối xe buýt với đường sắt, Hà Nội đã bổ sung, điều chỉnh nhiều điểm dừng đỗ, xây thêm 14 nhà chờ, bố trí dịch vụ trông xe cá nhân tại các bến.
Do đây là tổ hợp đường sắt đô thị đầu tiên, Hà Nội đã lập tổ công tác đặc biệt để xử lý những tình huống cấp bách và tổ chức diễn tập nhiều tình huống. Các quận dọc tuyến đường sắt đi qua đều có lực lượng công an ứng trực bảo vệ an ninh, an toàn.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông (tuyến 2A) dài 13 km, có tổng mức đầu tư ban đầu năm 2008 là 8.769 tỷ đồng (tương đương 552,8 triệu USD). Đến năm 2016, tổng vốn đầu tư tăng lên 18.000 tỷ đồng (khoảng 868 triệu USD). Dự án sử dụng vốn vay của chính phủ Trung Quốc và vốn đối ứng trong nước.
Chiều nay công bố thông tin "nóng" về đường sắt Cát Linh - Hà Đông Bộ Giao thông vận tải và UBND TP Hà Nội đã thống nhất ký kết bàn giao đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào ngày 6/11. Chiều nay (4/11), các đơn vị thực hiện dự án sẽ thông tin về công trình thập kỷ này. Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông do Ban Quản lý dự án...