Tàu đổ bộ số 1 châu Á mạnh cỡ nào?
Tàu đổ bộ ROKS Dokdo (LPH 6111) của Hải quân Hàn Quốc hiện nay được coi là tàu đổ bộ số 1 châu Á, có sức mạnh vượt xa loại Type 071 Trung Quốc.
Tàu đổ bộ lớp Dokdo (số hiệu 6111) là kết quả của dự án LPX (Landing Platform Experimental) do Hải quân Hàn Quốc triển khai và nhà thầu Haijin Heavy Industries thiết kế chế tạo. Mục đích của việc Hải quân Hàn Quốc chế tạo tàu Dokdo là để đáp lại chương trình đóng tàu sân bay của Trung Quốc và chương trình phát triển tàu đổ bộ Osumi, Hyuga của Nhật Bản. ROKS Dokdo (LPH 6111) có thiết kế với chức năng tương tự như các tàu đổ bộ LHD lớp Wasp của Mỹ. Với lượng giãn nước đầy tải 18.800 tấn, đây chính là tàu chiến mặt nước lớn nhất của Hải quân Hàn Quốc. Thông số kỹ thuật cơ bản: chiều dài 179 m; chiều rộng 31 m; mớn nước 7 m; lượng giãn nước tiêu chuẩn 14.300 tấn, đầy tải 18.800 tấn; Hệ thống động lực gồm 4 động cơ diesel SEMT Pielstick 16 PC2.5 STC cho tốc độ tối đa 23 hải lý/giờ (43 km/h), tốc độ hành trình 18 hải lý/h (33 km/h). Hệ thống điện tử của tàu gồm radar trinh sát đường không SMART-L, radar tìm kiếm bề mặt MW08, radar dẫn đường hàng hải AN/SPS-95K, hệ thống dẫn đường chiến thuật cho máy bay, hệ thống quang điện tử VAMPIR-MB, và hệ thống đối kháng điện tử SLQ-200(v)5K SONATA. Vũ khí trang bị của ROKS Dokdo gồm 2 hệ thống pháo phòng thủ tầm cực gần Goalkeeper CIWS và 1 bệ phóng tên lửa phòng không tầm ngắn RIM-116 Rolling Airframe. Tàu có khả năng mang theo 15 trực thăng UH-60 Black Hawk hoặc 10 trực thăng SH-60F Ocean Hawk. Thân tàu Dokdo được chia làm 4 khu vực, đầu tiên là boong tàu cho phép 5 trực thăng UH-60 hoạt động cùng lúc. Chiều dài của Dokdo chỉ là 179 m, ít hơn khá nhiều so với Hyuga nhưng nếu lắp đặt thêm module cất hạ cánh kiểu nhảy cầu dài 15 – 20 m thì Dokdo có thể tiếp nhận các máy bay tiêm kích thế hệ 5 F-35B, khi đó Dokdo sẽ trở thành tàu sân bay hạng nhẹ. Khu thứ hai gồm phòng ở, phòng hội họp dành cho sĩ quan chỉ huy, thủy thủ. Khu thứ ba là nơi tập kết trang thiết bị phục vụ cho các chiến dịch hải quân, khu vực này chứa được 70 xe tăng, thiết giáp hoặc 200 xe tải, 1 tiểu đoàn (700 lính) với đầy đủ vũ khí trang bị. Khu thứ tư chính là khoang đổ bộ có một cửa lớn ở đuôi để thả tàu đổ bộ đệm khí LCAC hoặc xe thiết giáp lưỡng cư AAV-7, đây chính là điểm ưu việt của Dokdo so với tàu Hyuga hay Izumo của Nhật Bản khi việc đổ quân phải trông chờ hoàn toàn vào phi đội trực thăng. Hải quân Hàn Quốc ban đầu có kế hoạch đóng tất cả 3 tàu đổ bộ tấn công mang trực thăng lớp Dokdo nhưng hiện tại mới chỉ có 1 chiếc đi vào hoạt động, chiếc thứ hai ROKS Marado đang trong quá trình chế tạo còn dự định đóng chiếc thứ ba của lớp đã chính thức bị hủy bỏ.
Tàu đổ bộ lớp Dokdo (số hiệu 6111) là kết quả của dự án LPX (Landing Platform Experimental) do Hải quân Hàn Quốc triển khai và nhà thầu Haijin Heavy Industries thiết kế chế tạo. Mục đích của việc Hải quân Hàn Quốc chế tạo tàu Dokdo là để đáp lại chương trình đóng tàu sân bay của Trung Quốc và chương trình phát triển tàu đổ bộ Osumi, Hyuga của Nhật Bản.
ROKS Dokdo (LPH 6111) có thiết kế với chức năng tương tự như các tàu đổ bộ LHD lớp Wasp của Mỹ. Với lượng giãn nước đầy tải 18.800 tấn, đây chính là tàu chiến mặt nước lớn nhất của Hải quân Hàn Quốc.
Thông số kỹ thuật cơ bản: chiều dài 179 m; chiều rộng 31 m; mớn nước 7 m; lượng giãn nước tiêu chuẩn 14.300 tấn, đầy tải 18.800 tấn; Hệ thống động lực gồm 4 động cơ diesel SEMT Pielstick 16 PC2.5 STC cho tốc độ tối đa 23 hải lý/giờ (43 km/h), tốc độ hành trình 18 hải lý/h (33 km/h).
Video đang HOT
Hệ thống điện tử của tàu gồm radar trinh sát đường không SMART-L, radar tìm kiếm bề mặt MW08, radar dẫn đường hàng hải AN/SPS-95K, hệ thống dẫn đường chiến thuật cho máy bay, hệ thống quang điện tử VAMPIR-MB, và hệ thống đối kháng điện tử SLQ-200(v)5K SONATA.
Vũ khí trang bị của ROKS Dokdo gồm 2 hệ thống pháo phòng thủ tầm cực gần Goalkeeper CIWS và 1 bệ phóng tên lửa phòng không tầm ngắn RIM-116 Rolling Airframe. Tàu có khả năng mang theo 15 trực thăng UH-60 Black Hawk hoặc 10 trực thăng SH-60F Ocean Hawk.
Thân tàu Dokdo được chia làm 4 khu vực, đầu tiên là boong tàu cho phép 5 trực thăng UH-60 hoạt động cùng lúc. Chiều dài của Dokdo chỉ là 179 m, ít hơn khá nhiều so với Hyuga nhưng nếu lắp đặt thêm module cất hạ cánh kiểu nhảy cầu dài 15 – 20 m thì Dokdo có thể tiếp nhận các máy bay tiêm kích thế hệ 5 F-35B, khi đó Dokdo sẽ trở thành tàu sân bay hạng nhẹ.
Khu thứ hai gồm phòng ở, phòng hội họp dành cho sĩ quan chỉ huy, thủy thủ. Khu thứ ba là nơi tập kết trang thiết bị phục vụ cho các chiến dịch hải quân, khu vực này chứa được 70 xe tăng, thiết giáp hoặc 200 xe tải, 1 tiểu đoàn (700 lính) với đầy đủ vũ khí trang bị.
Khu thứ tư chính là khoang đổ bộ có một cửa lớn ở đuôi để thả tàu đổ bộ đệm khí LCAC hoặc xe thiết giáp lưỡng cư AAV-7, đây chính là điểm ưu việt của Dokdo so với tàu Hyuga hay Izumo của Nhật Bản khi việc đổ quân phải trông chờ hoàn toàn vào phi đội trực thăng.
Hải quân Hàn Quốc ban đầu có kế hoạch đóng tất cả 3 tàu đổ bộ tấn công mang trực thăng lớp Dokdo nhưng hiện tại mới chỉ có 1 chiếc đi vào hoạt động, chiếc thứ hai ROKS Marado đang trong quá trình chế tạo còn dự định đóng chiếc thứ ba của lớp đã chính thức bị hủy bỏ.
Theo_Kiến Thức
Hải quân Nga sẽ thay "Mistral" bằng tàu sân bay hạt nhân
Điện Kremlin đã có kế hoạch tự đóng tàu quân sự có các tính năng vượt trội tàu đổ bộ trực thăng Mistral của Pháp.
Hãng International Business Times (IBT) dẫn tuyên bố của Người phát ngôn báo chí Tập đoàn đóng tàu thống nhất (USC) cho hay, Nga đang đóng tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Theo IBT, vào tháng 5/2015 trước khi hủy hợp đồng với Pháp, Điện Kremlin đã có kế hoạch tự đóng tàu quân sự có các tính năng vượt trội tàu đổ bộ trực thăng Mistral của Pháp.
Người phát ngôn báo chí USC tuyên bố rằng, dự án đóng tàu sân bay tương lai của Nga đang trong giai đoạn thiết kế.
Ông khẳng định, theo nghiên cứu được tiến hành bởi Viện dự án - Thiết kế Nevsky (PKB), để bảo đảm các yêu cầu của hải quân về sức mạnh động cơ, độ lâu bền dưới biển và tầm hoạt động xa bờ, tàu có thể sẽ chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Tàu sân bay mới sẽ hoàn thiện trước năm 2030
Tổng Giám đốc Viện thiết kế Nevsky, ông Sergey Vlasov cho biết, dự án tàu sân bay có thể được thực hiện theo 2 hướng sau:
Phương án 1, tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân với lượng giãn nước từ 80.000 - 85.000 tấn, có thể chứa trên boong 70 máy bay.
Phương án 2, tàu sử dụng động cơ thông thường, có thể chở khoảng 55 máy bay và lượng giãn nước 55.000 - 65.000 tấn.
Dự kiến, việc thử nghiệm module hạt nhân dùng cho tàu sân bay tương lai sẽ được tiến hành trên tàu khu trục Leader. IBT cũng lưu ý rằng, việc đóng các tàu chiến mới có thể được hoàn thành trước năm 2030.
Nguyễn Hoàng (Theo ria.ru)
Theo_Người Đưa Tin
Tận mục loạt nhà thờ cổ độc đáo của xứ Catalan Nhóm các nhà thờ phong cách Roman xứ Catalan được coi là ví dụ đặc biệt và nhất quán về nghệ thuật kiến trúc Roman trong khung cảnh nông thôn châu Âu. Các nhà thờ phong cách Roman xứ Catalan ở Vall de Boi, Tây Ban Nha là một quần thể nhà thờ cổ xưa và độc đáo bậc nhất của châu Âu...