Tàu đổ bộ Kunisaki của Nhật Bản thăm Đà Nẵng
Theo Sở Thông tin và Truyền thông TP Đà Nẵng cho biết, ngày 6/6, tàu đổ bộ Kunisaki của Nhật Bản sẽ cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) để tham gia Chương trình đối tác Thái Bình Dương 2014.
Chương trình diễn ra từ ngày 6-15/6 nhằm trao đổi, huấn luyện y tế nâng cao, hỗ trợ sửa chữa cơ sở y tế, giao lưu văn hóa, thể thao…tại thành phố Đà Nẵng với sự tham gian của 400 người.
Tàu đổ bộ Kunisaki sẽ cập cảng Tiên Sa ngày 6/6
Chương trình trong những ngày tàu Kunisaki tại Đà Nẵng là tổ chức các hội thảo như: Hội thảo chăm sóc cấp cứu và ổn định bệnh nhân, hội thảo chấn thương trên chiến trường, hội thảo chăm sóc y tế, hội thảo chăm sóc phục hồi cho bệnh nhân bỏng, hội thảo hồi sức cấp cứu cơ bản, hội thảo chống nhiễm khuẩn bệnh, hội thảo chăm sóc lâm sàng – dược và độc chất học, hội thảo tim mạch nhi khoa…
Video đang HOT
Ngoài ra, chỉ huy tàu và thủy thủ của tàu sẽ chào xã giao lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng, chào xã giao lãnh đạo Bộ Tư lệnh Quân khu 5, giao lưu bóng đá futsal với Đoàn thanh niên Sở Ngoại vụ Đà Nẵng, tiến hành sửa chữa và nâng cấp Trạm y tế Hòa Quý, biểu diễn ca nhạc của Ban nhạc Hạm đội 7 Hoa Kỳ…
Được biết, Tàu đổ bộ Kunisaki có lượng giãn nước 14.000 tấn, là một trong ba tàu vận tải đổ bộ lớp sumi của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản. Tàu lớp sumi có chiều dài 178m, rộng 25,8m, lượng giãn nước đầy tải 14.000 tấn, tốc độ tối đa 22 hải lý/giờ.
Khánh Hồng
Theo Dantri
Hoa Kỳ ủng hộ việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình
Ngày 2-6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có buổi tiếp bà Penny Pritzker, Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ và các đại biểu đại diện Hội đồng kinh doanh Thương mại Hoa Kỳ- ASEAN đang ở thăm và làm việc tại Việt Nam.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Penny Pritzker
Bà Penny Pritzker khẳng định, Hoa Kỳ coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ với Việt Nam trên mọi lĩnh vực, trong đó có quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư. Bà Penny Pritzker thông báo, nhiều tập đoàn doanh nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hoa Kỳ đang quan tâm mở rộng quy mô đầu tư cũng như đầu tư mới tại thị trường Việt Nam, nhất là sau khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết.
Về vấn đề Biển Đông, sau khi nhắc lại lập trường của Quốc hội, Chính phủ Hoa Kỳ phản đối hành động đơn phương và mang tính khiêu khích của Trung Quốc trong việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, làm cho tình hình Biển Đông trở nên hết sức căng thẳng, bà Penny Pritzker bày tỏ ủng hộ việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mong muốn hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ đẩy mạnh thực hiện tốt nội dung Tuyên bố chung do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Barak Obama đã ký kết tháng 7-2013, trong đó có những thỏa thuận về hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, góp phần làm cho quan hệ hai nước ngày càng phát triển mạnh mẽ, sâu rộng hơn nữa, vì lợi ích của hai nước, vì hòa bình và ổn định của khu vực châu Á- Thái Bình Dương.
Chủ tịch nước cảm ơn Quốc hội, Chính phủ Hoa Kỳ đã kịp thời phản đối mạnh mẽ Trung quốc có hành vi đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Chủ tịch nước đề nghị dư luận quốc tế, trong đó có Hoa Kỳ, phản đối việc phía Trung Quốc mới đây đã có những hành động đâm chìm tàu cá và đâm va làm thủng tàu Cảnh sát biển, gây thiệt hại về tài sản, đe dọa tính mạng của ngư dân và nhân viên chấp pháp của Việt Nam; tiếp tục dùng cả tàu chiến và máy bay quân sự uy hiếp các hoạt động chấp pháp của Việt Nam. Đây là những hành động hết sức nghiêm trọng cần phải chấm dứt, nhằm thiết lập lại trật tự theo đúng luật pháp quốc tế.
Cũng trong chiều 2-6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Penny Pritzker. Khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư Hoa Kỳ sang hợp tác đầu tư, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị các doanh nghiệp Hòa Kỳ ủng hộ Việt Nam trong đàm phán TPP, có tiếng nói ủng hộ để Chính phủ Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, cho đây là những điều kiện thuận lợi để hai bên thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hợp tác thương mại, đầu tư.
Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cảm ơn Hoa Kỳ đã có tiếng nói kịp thời phản đối hành động sai trái của Trung Quốc khi đã ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; đồng thời mong muốn Hoa Kỳ tiếp tục có tiếng nói lên án hành động phi pháp, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở Biển Đông.
Theo ANTD
Đại thực lực trên biển - Lực lượng tuần duyên Nhật Bản Lực lượng Cảnh sát biển Nhật Bản hay còn gọi là Lực lượng tuần duyên Nhật Bản (Japan Cost Guard) hiện sử dụng 455 tàu hộ tống, tuần tra và 73 máy bay. Trong đó có 27 cánh bằng cố định 46 trực thăng. Tàu tuần tra lớn nhất thế giới trong biên chế của Cảnh sát biển Nhật Bản Lực lượng tuần...