Tàu điện ngầm, xe buýt nhanh của Hà Nội sẽ dùng chung vé
Hà Nội vừa dành nguồn kinh phí 209 triệu đồng từ ngân sách thành phố để nghiên cứu, xây dựng khung chính sách, công nghệ thẻ vé điện tử dùng chung cho tàu điện ngầm, xe buýt nhanh trên địa bàn thành phố.
UBND Hà Nội vừa phê duyệt đề cương Đề án nghiên cứu, xây dựng khung chính sách, công nghệ thẻ vé điện tử cho mạng lưới vận tải công cộng đô thị trên địa bàn thành phố.
Theo quyết định, phạm vi nghiên cứu, xây dựng khung chính sách, công nghệ thẻ vé điện tử cho mạng lưới vận tải công cộng đô thị trên địa bàn thành phố bao gồm xe buýt, buýt nhanh – BRT, đường sắt đô thị và các phương tiện vận tải công cộng khác.
Video đang HOT
Đề cương của Đề án tập trung vào các vấn đề như: Thu thập, dịch thuật và nghiên cứu các khung tiêu chuẩn công nghệ trên thế giới liên quan đến hệ thống thẻ vé, hệ thống quản lý thu phí giao thông công cộng; nghiên cứu, đánh giá về chính sách, công nghệ sử dụng trong các hệ thống quản lý thẻ vé điện tử của mạng lưới giao thông công cộng đang vận hành ở một số nước trên thế giới để đề xuất xây dựng khung tiêu chuẩn, khung chính sách áp dụng cho hệ thống thẻ vé của mạng lưới vận tải khách công cộng tại Hà Nội.
Xây dựng các khung tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật, công nghệ áp dụng cho thẻ vé điện tử, bao gồm cấu trúc định dạng dữ liệu, kế hoạch an ninh dữ liệu thẻ vé điện tử, bảo vệ tính riêng tư của khách hàng, bảo đảm tính đa kết nối và dùng chung với các loại hình vận tải hành khách công cộng sau này, bảo đảm tính hợp thuận với các trung tâm quản lý điều hành giao thông; xây dựng khung chính sách để từng bước áp dụng thẻ vé thông minh cho từng loại hình vận tải hành khách công cộng và thuận lợi khi tích hợp sử dụng chung trong toàn hệ thống…
Kinh phí lập đề án trên là 209 triệu đồng, từ ngân sách thành phố; thời gian hoàn thành trong quý IV/2013.
Nhất Minh
Theo_VnMedia
TP.HCM triển khai đề án thí điểm sử dụng vé xe buýt điện tử
Ngày 8.10, Trung tâm quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng TP.HCM cho biết trung tâm đang phối hợp với Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) và Sở Khoa học Công nghệ TP.HCM triển khai đề án thí điểm dịch vụ thanh toán vé xe buýt qua thẻ trả trước (còn gọi là thể thông minh, hay vé điện tử).
Dự kiến, trong năm 2013, đề án bắt đầu triển khai thí điểm trên một số tuyến xe buýt: Chợ Lớn - Đại học Nông Lâm, Chợ Lớn - Đại học Giao thông vận tải, Bến xe Chợ Lớn - Bến xe An Sương, chợ Bến Thành - Hiệp Thành, Bến Thành - Chợ Lớn.
Bên cạnh chức năng sử dụng trên các tuyến xe buýt thay cho vé giấy, vé tập như lâu nay, Sở Giao thông vận tải và Sở Khoa học Công nghệ cũng đang nghiên cứu để có thể đưa dịch vụ thẻ trả trước sử dụng trên các tuyến metro trong tương lai.
Năm 2012, ngân sách TP.HCM phải chi 1.500 tỉ đồng để trợ giá cho xe buýt. Vậy mà xe buýt chỉ đáp ứng 6,5% nhu cầu của người dân thành phố này - Ảnh: Diệp Đức Minh
Ngoài ra, từ tháng 1.2013, Sở Giao thông vận tải phối hợp với Công ty FPT cũng sẽ thí điểm triển khai đề án Kiểm soát và thông tin trên hệ thống xe buýt thành phố, trước mắt là trên tuyến Bến Thành - Bến xe Chợ Lớn. Mục đích của đề án nhằm nâng cao năng lực quản lý, giám sát hành trình xe buýt và chất lượng phục vụ hành khách.
Liên quan đến chương trình phát triển xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch của TP.HCM, theo ông Dương Hồng Thanh - Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM - thì khó khăn lớn nhất hiện nay là tìm các địa điểm để lập trạm nạp khí CNG, bên cạnh thuận lợi là nguồn khí CNG đã tự sản xuất được trong nước. Tuy nhiên, mặc dù giá thành khí CNG đang rẻ hơn dầu diesel 35-40% nhưng khó đảm bảo lâu dài.
Vì vậy, theo ông Thanh, từ nay đến năm 2015, TP.HCM chỉ đầu tư 350 xe buýt sạch sử dụng khí CNG.
Theo TNO
Tuần này, Hà Nội lấy phiếu tín nhiệm 18 lãnh đạo chủ chốt Các chức danh Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND thành phố, trưởng các ban HĐND thành phố, Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND thành phố và các thành viên UBND Hà Nội sẽ được lấy phiếu tín nhiệm theo 3 hình thức: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp tại kỳ họp thứ 7 HĐND Hà Nội khoá XIV lần này....