Tàu đêm năm cũ kéo còi thay tiếng pháo giao thừa
Kéo một hồi còi dài khi thời khắc chuyển giao năm mới đến, đó là cách đón giao thừa của người lái tàu trong đêm 30 Tết.
22h ngày 30 Tết, hai chuyến tàu đêm cuối cùng trong năm Bính Thân bắt đầu lăn bánh rời ga Hà Nội.
Những toa tàu vắng hơn ngày thường, với chuyến tàu Hà Nội – Lào Cai phần lớn hành khách là người nước ngoài.
Chuyến tàu Hà Nội – Sài Gòn xuất phát cùng giờ có phần vắng vẻ hơn. Lượng khách chủ yếu đi các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Trị… Tất cả cùng đón giao thừa trên tàu.
Video đang HOT
Chị Đồng Thị Kim Thêu, nhân viên hướng dẫn khách cửa ra vào cho hay công tác ở ga Hà Nội gần 10 năm, trong đó có 6 năm trực đêm giao thừa. Chuyến tàu cuối cùng lăn bánh lúc 22h nhưng chị vẫn phải trực cho tới sáng ngày hôm sau mới được về nhà.
“Chồng lái tàu, vợ làm nhân viên ở sân ga nên nhiều năm không được sum họp gia đình trong đêm 30″, chị Thêu nói.
Trước giờ khởi hành, tổ lái bắt tay chúc mừng năm mới sớm. “10 năm đón giao thừa trên đường, nghề nào nghiệp ấy. Chúng tôi rất vinh dự là người được đưa hành khách về quê ăn Tết. Dự kiến thời khắc giao thừa tàu đi tới Ninh Bình, anh em tổ lái sẽ kéo hồi còi tàu dài và nhấp nháy đèn thay cho tiếng pháo để đánh dấu sự chuyển giao năm mới”, anh Nguyễn Văn Tuý (lái chuyến tàu D19e-950 Hà Nội – Sài Gòn) cho biết.
“Từ ngày vào nghề chưa một lần đón giao thừa ở nhà. Mỗi lần vào thời khắc chuyển giao năm cũ, năm mới đều cảm thấy rất nhớ nhà”, anh Phạm Vũ Lực (lái tàu SP4 Hà Nội-Lào Cai) nói.
Hành khách Nguyễn Thị Lý (Hoằng Hoá, Thanh Hoá) chia sẻ: “Lần đầu tiên em đón giao thừa trên tàu, lên toa chỉ thấy có một mình cảm thấy rất sợ. Làm việc ở phố cổ, chủ yếu là giao dịch với khách nước ngoài nên không năm nào đón Tết trọn vẹn. Năm nay về quê muộn hơn nên sẽ có cái Tết đủ 3 ngày bên gia đình”.
Bé Thi Anh, 17 tháng (Quảng Bình) hào hứng cùng bố mẹ về quê đón Tết. Mẹ bé cho biết “trong chuyến đi này cả nhà sẽ có đêm giao thừa đầu tiên trên tàu, hy vọng tàu chạy đúng lịch trình để có thể về tới nhà lúc 5h sáng”.
Mỗi chuyến tàu Tết đều được dành riêng một nơi trang trọng (sau đầu tàu) để bày mâm ngũ quả cúng giao thừa.
Ngọc Thành
Theo VNE
Hà Nội trình chiếu pháo hoa qua màn ảnh đêm giao thừa
Pháo hoa sẽ được chiếu trên màn hình led tại các điểm tổ chức nghệ thuật của thành phố Hà Nội. Trước phút giao thừa là màn đếm ngược 30 giây.
Ngày 25/1, Giám đốc Sở Văn hoá Hà Nội Tô Văn Động cho biết, giao thừa Tết Đinh Dậu, Hà Nội không tổ chức bắn pháo hoa. Thay vào đó, thành phố sẽ trình chiếu pháo hoa nghệ thuật khoảng 5 phút trên tất cả các màn hình led ở điểm tổ chức văn nghệ.
"Trước khi trình chiếu pháo hoa, chúng tôi sẽ tổ chức đếm ngược khoảng 30 giây. Hoạt động này giống như lễ Countdown đón Tết dương lịch", ông Động nói.
Theo lãnh đạo Sở Văn hóa, trọng tâm hoạt động đón Tết của Hà Nội là các chương trình văn hoá nghệ thuật. Theo đó, thành phố sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao tại các khu vực: Vườn hoa Lý Thái Tổ, sân vận động Mỹ Đình, trung tâm quân Hà Đông, quận Tây Hồ, Thị xã Sơn Tây vào 20h ngày 27/1 (30 tháng Chạp).
Hà Nội sẽ trình chiếu pháo hoa qua màn hình vào đêm giao thừa 2017. Ảnh minh hoạ: Ngọc Thành.
Ông Động cũng cho biết, việc rung chuông tại các nhà thờ, đình chùa, trong thời khắc giao thừa chỉ là khuyến khích, thành phố không ép buộc.
Trước đó ngày 3/1, tại giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, ông Động nói đã có văn bản đề nghị các nhà thờ, đình, đền, chùa rung chuông tại thời điểm giao thừa, khi thành phố không tổ chức bắn pháo hoa. Ông cho rằng, sự cộng hưởng của tiếng chuông sẽ báo thời điểm chuyển giao đến rộng khắp mọi người.
Quỳnh Trang
Theo VNE
Đêm Giao thừa, người Hà Nội thưởng thức pháo hoa qua... màn hình Led Ông Tô Văn Động - Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Hà Nôi - cho biết, trong đêm giao thừa, thành phố sẽ trình chiếu pháo hoa nghệ thuật kéo dài khoảng 5 phút trên tất cả các mà hình Led tại các điểm tổ chức biểu diễn nghệ thuật. Trong đêm giao thừa năm nay, TP Hà Nội cũng như các...