Tàu đầu tiên đi qua kênh Suez sau sự cố
Tàu hàng đầu tiên đã đi qua kênh đào Suez kể từ khi tuyến đường thủy mở cửa trở lại sau gần một tuần ngừng hoạt động.
Tàu đầu tiên được phép đi qua kênh đào Suez sau sự cố tắc nghẽn do tàu Ever Given gây ra là tàu chở hàng của Hong Kong YM Wish. Tàu ra khỏi đầu phía nam của kênh, hướng đến Biển Đỏ và cảng Jeddah của Arab Saudi vào 3h15 (8h15 giờ Hà Nội).
Trang web theo dõi tàu MarineTraffic.com đếm được rất nhiều tàu đi qua kênh sau chuyến đi thành công của YM Wish. Osama Rabie, người đứng đầu Cơ quan Quản lý Kênh đào Suez, cho biết tính đến sáng nay, 113 tàu đã đi qua kênh theo cả hai hướng.
Tàu hàng Hong Kong YM Wish (khoanh đỏ) là tàu đầu tiên đi qua kênh Suez sau khi tuyến đường thủy này mở cửa trở lại. Ảnh: MarineTraffic .
Ever Given, một trong những tàu container lớn nhất thế giới với tổng trọng tải hơn 200.000 tấn, đâm chéo vào bờ kênh đào Suez và mắc cạn sáng 24/3 khi di chuyển từ Biển Đỏ tới Địa Trung Hải. Con tàu gần như xoay ngang, bịt kín tuyến hàng hải qua kênh đào Suez, khiến mọi hoạt động di chuyển qua kênh đào phải dừng.
Tàu được giải cứu hôm 29/3 và di chuyển đến Hồ Great Bitter gần đó để kiểm tra kỹ thuật, trước khi có thể tiếp tục hành trình. Giới chức Ai Cập cho biết kênh đào không bị hư hại và hoạt động giao thông được nối lại ngay lập tức.
Kích thước tàu hàng khiến kênh Suez tê liệt nhiều ngày (Bấm vào ảnh để xem chi tiết). Đồ họa: Tạ Lư .
Các chuyên gia ước tính số hàng hóa mắc kẹt tại kênh đào có thể lên tới 9,6 tỷ USD, trong khi công ty bảo hiểm Đức Allianz nhận định thương mại toàn cầu có thể thiệt hại khoảng 6-10 tỷ USD trong một tuần Ever Given mắc kẹt. Ai Cập được cho là thất thu khoảng 12-14 triệu USD mỗi ngày vì ách tắc trên tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới.
Một số cố vấn của Tổng thống Ai cập cho biết Ai Cập có thể yêu cầu chủ tàu Ever Given đền bù thiệt hại và buộc thuyền trưởng chịu trách nhiệm vì sự cố chắn ngang kênh đào. Tuy nhiên, mức đền bù chưa được ấn định.
Khoảnh khắc tàu Ever Given di chuyển khỏi kênh Suez, hướng đến thành phố cảng Ismailia của Ai Cập hôm 29/3. Video: AFP .
Ai Cập sẽ đòi chủ tàu chắn kênh Suez bồi thường
Ai Cập có thể yêu cầu chủ tàu Ever Given đền bù thiệt hại và buộc thuyền trưởng chịu trách nhiệm vì sự cố chắn ngang kênh đào.
Thông tin đòi bồi thường được một cố vấn giấu tên của Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi tiết lộ hôm qua, nhưng mức đền bù chưa được ấn định. Cố vấn này thêm rằng sẽ cần 4 ngày để khai thông ách tắc trên kênh đào, đồng thời bác bỏ khả năng sự cố bắt nguồn từ âm mưu phá hoại.
Ai Cập được cho là thất thu khoảng 12-14 triệu USD mỗi ngày vì ách tắc trên tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới.
Tàu Ever Given trên kênh đào Suez hôm 27/3. Ảnh: Maxar .
Ever Given, một trong những tàu container lớn nhất thế giới với tổng trọng tải hơn 200.000 tấn, đâm chéo vào bờ kênh đào Suez và mắc cạn sáng 24/3 khi di chuyển từ Biển Đỏ tới Địa Trung Hải. Con tàu gần như xoay ngang, bịt kín tuyến hàng hải qua kênh đào Suez, khiến mọi hoạt động di chuyển qua kênh đào phải dừng.
Tàu được giải cứu hôm 29/3 và di chuyển đến Hồ Great Bitter gần đó để kiểm tra kỹ thuật, trước khi có thể tiếp tục hành trình. Giới chức Ai Cập cho biết kênh đào không bị hư hại và hoạt động giao thông có thể nối lại ngay lập tức.
Kích thước tàu hàng khiến kênh Suez tê liệt nhiều ngày. Bấm vào ảnh để xem chi tiết. Đồ họa: Tạ Lư .
Các chuyên gia ước tính số hàng hóa mắc kẹt tại kênh đào có thể lên tới 9,6 tỷ USD, trong khi công ty bảo hiểm Đức Allianz nhận định thương mại toàn cầu có thể thiệt hại khoảng 6-10 tỷ USD trong một tuần Ever Given mắc kẹt. Những công ty vận tải biển lớn phải chuyển hướng cho tàu đi vòng qua mũi Hảo Vọng của Nam Phi, dù chi phí cao hơn và tuyến đường dài hơn, bên cạnh nguy cơ gặp cướp biển.
Ai Cập hoãn giải cứu tàu hàng chắn kênh Suez Giới chức Ai Cập dường như đã đình chỉ quá trình giải cứu tàu Ever Given chắn kênh đào Suez cho tới khi có thêm tàu kéo. "Cơ quan Quản lý Kênh đào Suez (SCA) đã quyết định dừng nỗ lực giải phóng tàu mắc kẹt cho đến khi có đủ lực kéo", công ty Leth Agencies chuyên cung cấp dịch vụ cho...