Tàu dân binh biển Trung Quốc tiếp cận tàu Ấn Độ diễn tập ở Biển Đông?
Các tàu thuộc lực lượng dân binh trên biển của Trung Quốc được cho là đã tiếp cận khu vực mà hải quân Ấn Độ và các nước ASEAN đang tổ chức diễn tập ở Biển Đông.
Một tàu đánh cá của Trung Quốc ở Biển Đông năm 2009. Ảnh HẢI QUÂN MỸ
Theo Reuters, giai đoạn trên biển kéo dài 2 ngày của chương trình Diễn tập hàng hải ASEAN – Ấn Độ (AIME 2023) bắt đầu hôm 7.5 với sự tham gia của các tàu hải quân và máy bay từ Ấn Độ và một số nước Đông Nam Á.
Các nguồn tin từ Ấn Độ ngày 8.5 nói với Reuters rằng khi các tàu hải quân tham gia diễn tập đang ở trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của một nước ASEAN thì các tàu dân binh biển Trung Quốc đã di chuyển về phía các tàu này. Tuy nhiên, hai bên chỉ đi lướt qua nhau mà không có bất kỳ sự đối đầu nào.
Video đang HOT
Lực lượng hữu trách của Ấn Độ đang theo dõi hoạt động của ít nhất 5 tàu dân binh biển Trung Quốc, theo các nguồn tin trên. Các nguồn tin tiết lộ thêm rằng một tàu nghiên cứu của Trung Quốc cũng đang đi theo những chiếc tàu này tới khu vực tương tự.
Ray Powell, người đứng đầu Dự án Myoushu nghiên cứu về Biển Đông tại Đại học Stanford (Mỹ), cho biết những chiếc tàu này thuộc đội dân binh biển Quỳnh Tam Sa Ngư (Qiong Sansha Yu) hoạt động tại khu vực.
Theo Reuters, lực lượng dân binh biển Trung Quốc bao gồm các tàu đánh cá thương mại được cho là phối hợp với chính quyền Trung Quốc vì các mục tiêu chính trị ở Biển Đông. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc trong quá khứ đã phủ nhận sự tồn tại của bất kỳ lực lượng nào như vậy.
Trung Quốc bị cáo buộc sử dụng các tàu hải cảnh và tàu dân binh trên biển để quấy rối và đe dọa các tàu đánh cá và tàu quân sự của các nước láng giềng xung quanh Biển Đông.
AIME-2023 là chương trình lần đầu tiên được tổ chức, do Ấn Độ và Singapore đồng chủ trì.
Vụ xâm nhập bất thường của tàu tuần duyên Trung Quốc ở lãnh hải Nhật
Nhật Bản ngày 24/6 cho biết 2 tàu tuần duyên Trung Quốc đã đi qua vùng lãnh hải gần một chuỗi đảo tranh chấp trong hơn 64 giờ.
Đây là lần xâm nhập dài nhất trong một thập kỷ qua.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản hôm 24/6 cho biết các tàu Trung Quốc đã đi vào vùng lãnh hải của nước này ở biển Hoa Đông vào đầu ngày 21/6 và ở lại để khảo sát một tàu đánh cá Nhật Bản đang hoạt động trong khu vực này, trước khi rời khỏi vùng biển vào tối 23/6.
Lực lượng này cũng nói rằng vào một thời điểm hôm 23/6, một trong các tàu Trung Quốc đã tiến vào vùng lãnh hải 3 km từ quần đảo Senkaku (nơi Nhật Bản kiểm soát nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là quần đảo Điếu Ngư), vượt quá giới hạn 19,3 km được quốc tế công nhận đối với lãnh hải của một quốc gia.
Trước tình trạng này, lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã cử các tàu tuần tra đến khu vực và yêu cầu tàu Trung Quốc ngay lập tức rời khỏi lãnh hải của Nhật Bản, CNN đưa tin.
Các tàu tuần duyên Trung Quốc nhiều lần tiền vào vùng lãnh hải gần quần đảo Senkaku, do Nhật Bản quản lý nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền. Ảnh: Kyodo.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết vụ xâm nhập hôm 21/6 đánh dấu khoảng thời gian dài nhất mà các tàu Trung Quốc hiện diện ở vùng biển này kể từ năm 2012, sau khi Tokyo mua một số hòn đảo từ một chủ sở hữu tư nhân người Nhật Bản. Trước đó, lần xâm nhập dài nhất là vào tháng 10/2020, khi một tàu Trung Quốc ở lại hơn 57 giờ.
Những vụ xâm nhập tương tự từng xảy ra nhiều lần trong khu vực tranh chấp giữa hai nước. Cả Tokyo và Bắc Kinh đều tuyên bố chủ quyền với các đảo không có người ở, nhưng Nhật Bản đã quản lý chúng từ năm 1972. Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền với quần đảo này.
Vụ xâm nhập xảy ra trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước láng giềng ngày càng gia tăng, đặc biệt là khi Trung Quốc "thận trọng" nhìn nhận mối quan hệ giữa Nhật Bản và Mỹ.
Tháng trước, Tokyo đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh của nhóm Bộ Tứ, bao gồm Nhật Bản, Mỹ, Australia và Ấn Độ. Bắc Kinh coi nhóm này là một phần trong nỗ lực của Mỹ nhằm kiềm chế Trung Quốc.
Diễn tập hải quân AIME-2023 Từ 2 đến 8/5, Hải quân Ấn Độ và Hải quân Singapore (RSN) đang đồng tổ chức diễn tập hàng hải ASEAN-Ấn Độ (AIME). Cuộc diễn tập có sự tham dự của 9 tàu, 6 máy bay và hơn 1.800 binh sĩ đến từ các quốc gia thành viên của ASEAN và Ấn Độ. Hai tàu INS Satpura và INS Delhi cùng với...