Tàu đâm sập cầu ở Mỹ bằng lực ngang với phóng tên lửa
Làm thế nào một thứ gì đó di chuyển chậm hơn cả xe đạp lại có thể gây ra tác động tàn khốc, đánh sập cây cầu lớn nhất thành phố Baltimore của Mỹ?
Ngày 26/3/2024, tàu container Dali treo cờ Singapore đã bất ngờ chết máy khi đang ra khỏi bến cảng Baltimore và đâm thẳng vào cột trụ của cầu Francis Scott Key. Gần như toàn bộ cây cầu thép này đã đổ sập chỉ trong vài giây, khiến nhiều người và phương tiện đang lưu thông trên cầu rơi xuống sông. Ảnh: AFP/TTXVN
Tàu container Dali đã di chuyển chậm trước khi đâm vào cầu Francis Scott Key ở Baltimore hôm 26/3. Tuy nhiên, nó tạo ra một lực lớn đến mức có thể so sánh với một vụ phóng tên lửa.
Làm thế nào một thứ gì đó di chuyển chậm hơn một người đi xe đạp bình thường lại có thể gây ra tác động tàn khốc như vậy? Câu trả lời nằm ở khối lượng của nó: tàu Dali nặng tương đương với 1/3 đến một nửa tòa cao ốc Empire State.
Có thể phải mất vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm để các kỹ sư có thể mô phỏng rõ ràng về thảm họa này, có tính đến tất cả các biến số. Nhưng tờ New York Times (NYT) đã sử dụng dữ liệu hạn chế có sẵn để tìm hiểu vụ va chạm có thể mạnh đến mức nào. Và ngay cả những tính toán đơn giản nhất của họ cũng cho thấy lực tác động là rất lớn.
Ước tính thấp nhất của NYT về lượng lực cần thiết để làm chậm tàu Dali, nếu nó chở đủ tải trọng, là khoảng 12 triệu newton, tức khoảng 1/3 lực cần thiết để phóng tên lửa Saturn V cho các sứ mệnh Mặt trăng Apollo.
Và những ước tính sâu hơn của NYT, được xem xét bởi một số chuyên gia kỹ thuật dân dụng, cho thấy việc tàu đã tác động lên trụ cầu một lực lên tới 100 triệu newton là thực tế.
Video đang HOT
Ben Schafer, Giáo sư kỹ thuật hệ thống và dân dụng tại trường Đại học Johns Hopkins, cho biết: “Vụ đâm ở mức tiêu tốn nhiều năng lượng hơn mức bạn thực sự có thể suy nghĩ được”.
Tuy nhiên, các chuyên gia còn bất đồng về việc liệu trụ cầu có thể chịu được va chạm trực tiếp với tàu container cỡ lớn hay không.
Nii Attoh-Okine, giáo sư kỹ thuật tại Đại học Maryland, cho biết: “Tùy thuộc vào kích thước của tàu container, cây cầu không có cơ hội nào [trụ được]“. Ông nói rằng cầu Key của Baltimore đã hoạt động hoàn hảo trước khi vụ tai nạn này xảy ra và xác suất là 95 – 99% cây cầu sẽ bị hư hỏng nếu bị một tàu container như vậy đâm phải.
Nhưng Sherif El-Tawil, Giáo sư kỹ thuật tại Đại học Michigan, người đã xem xét các tính toán của NYT, cho biết việc thiết kế một trụ cầu có thể đứng vững sau một cú va chạm như vậy là khả thi: “Nếu cây cầu này được thiết kế theo tiêu chuẩn hiện hành, nó có thể sống sót.”
Tàu container Dali đâm thẳng vào cột trụ của cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore thuộc bang Maryland (Mỹ). Ảnh: AFP/TTXVN
Những cây cầu hiện đại, được thiết kế trong thời đại tàu vận chuyển container siêu lớn, thường được xây dựng với các trụ chắc chắn hơn hoặc hệ thống bảo vệ xung quanh các trụ có thể hấp thụ hoặc làm chệch hướng lực va chạm của tàu.
Nhưng cầu Key được hoàn thành vào năm 1977, khi các tiêu chuẩn còn khác biệt và tàu thuyền nhỏ hơn nhiều.
Trong nỗ lực tìm hiểu của mình, NYT đã ước tính khối lượng của tàu Dali nằm trong khoảng từ 195.000 tấn khi đầy tải và 78.000 tấn khi rỗng, dựa trên hồ sơ tàu và tiêu chuẩn hàng hải về trọng lượng mà một tàu container thông thường có thể đảm nhận. Trên thực tế con tàu chở một số hàng hóa, vì vậy ngay cả khi tải nhẹ, khối lượng của nó có lẽ ít nhất là 100.000 tấn.
Để ước tính con tàu đã bị khựng lại nhanh đến mức nào, họ lấy dữ liệu từ hai trang web theo dõi tàu, MarineTraffic và My Ship Tracking. Trước khi va chạm, dữ liệu cho thấy con tàu đang di chuyển với tốc độ khoảng 7,8 dặm/giờ. Điểm dữ liệu tiếp theo mà NYT có thể tìm thấy, là 38 giây sau, cho thấy nó di chuyển với tốc độ 2,5 dặm/giờ.
Cuối cùng dựa trên các phép tính, tờ NYT đi đến ước tính rằng lực trung bình cần thiết để làm chậm con tàu là từ 6 triệu đến 12 triệu newton, tương đương khoảng 1/3 lực cần thiết để phóng tên lửa Saturn V trong các sứ mạng Mặt trăng Apollo.
Một góc chụp khác về con tàu và cầu Key trong sự cố ngày 26/3. Ảnh: Quân đoàn Công binh Mỹ
Các kỹ sư cho biết, thay vì thiết kế một trụ tàu chịu được tác động của lực mạnh hàng chục hoặc hàng trăm triệu newton, người ta có thể giúp bảo vệ cây cầu bằng cách tạo ra các hệ thống bảo vệ – chẳng hạn như tấm chắn, đảo nhân tạo hoặc cấu trúc gọi là cá heo – có thể làm phân tán lực tác động, làm chậm tàu trước khi va chạm hoặc chuyển hướng tàu khỏi trụ cầu.
Các tiêu chuẩn an toàn cũng có thể được sửa đổi, yêu cầu phải có các tàu kéo hộ tống những con tàu hàng lớn trong thời gian dài hơn cho đến khi chúng rời xa khỏi cơ sở hạ tầng một cách an toàn.
Năm 1980, một vụ va chạm tàu đã khiến cầu Sunshine Skyway ở Vịnh Tampa, bang Florida bị sập và trong thập kỷ sau thảm họa đó, ngành công nghiệp đã thông qua các hướng dẫn rằng các cây cầu hoặc cấu trúc bảo vệ của chúng phải chịu được lực lớn hơn.
Giáo sư El-Tawil cho biết, các vụ va chạm giữa tàu và cầu gây ra mức độ thiệt hại như vậy là cực kỳ hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, El-Tawil nói rằng ông rất ngạc nhiên khi cầu Key không được bổ sung hệ thống bảo vệ.
“Hệ thống bảo vệ sẽ chuyển hướng con tàu ra khỏi trụ cầu, bảo vệ cây cầu, bảo vệ cộng đồng khỏi bị mất một cây cầu quan trọng và bảo vệ chính con tàu”, ông nói.
Công cuộc phục hồi cảng Baltimore sẽ là chặng đường rất dài
Sau thảm họa sập cầu Francis Scott Key ở Baltimore (Mỹ) ngày 26/3, các nhà chức trách cảnh báo còn nhiều công việc phải làm trước khi cảng Baltimore, một trong cảng nhộn nhịp nhất của Mỹ, có thể mở cửa trở lại.
Hiện trường vụ sập cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore, bang Maryland (Mỹ), sau khi bị tàu chở hàng đâm trúng, ngày 26/3/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trước báo giới, Thống đốc bang Maryland, ông Wes Moore, lưu ý công việc tái thiết sẽ không mất hàng giờ, không mất vài ngày và cũng không mất vài tuần. Đây là một chặng đường rất dài phía trước.
Cơ quan Quản lý Đường cao tốc Liên bang Mỹ cho biết họ sẽ chấp thuận đề xuất của Cơ quan Giao thông Vận tải Maryland về khoản tiền ban đầu trị giá 60 triệu USD để đưa ra những phản ứng ngay lập tức và đặt nền móng cho đà phục hồi nhanh chóng. Chính phủ liên bang cam kết cung cấp mọi nguồn lực cần thiết để xây dựng lại cây cầu.
Theo người đứng đầu tập đoàn bảo hiểm khổng lồ Lloyd's of London, ông Bruce Carnegie-Brown, vụ sập cầu có thể dẫn đến khoản bồi thường bảo hiểm hàng hải lớn nhất từ trước đến nay. Trả lời CNBC, ông Carnegie-Brown, vụ sập cầu gây ra tổn thất rất đáng kể và có thể ghi dấu mức bồi thường bảo hiểm hàng hải lớn nhất từ trước đến nay.
Các nhà phân tích ước tính số tiền bồi thường bảo hiểm sau vụ sập có thể lên hàng tỷ USD. Giám đốc điều hành công ty đánh giá tín nhiệm bảo hiểm toàn cầu Morningstar DBRS, Marcos Alvarez cho biết tùy thuộc vào thời gian đóng cảng và mức độ gián đoạn của hoạt động cung ứng, vận chuyển, tổng số tiền bảo hiểm có thể từ 2-4 tỷ USD. Nếu là 4 tỷ USD, con số này sẽ vượt qua mức bồi thường kỷ lục liên quan đến thảm họa du thuyền hạng sang Costa Concordia vào năm 2012.
Việc đóng cửa bến cảng cũng gây lo ngại cho nền kinh tế địa phương và chuỗi cung ứng của cả nước. Hiện cảng Baltimore đang tạo việc làm cho khoảng 140.000 người.
Theo Bộ trưởng Giao thông Vận tải Mỹ Pete Buttigieg, Baltimore là cảng xử lý phương tiện lớn nhất cả nước, bao gồm ô tô và thiết bị nông nghiệp hạng nặng. Lượng hàng hóa đi qua cảng hàng ngày có trị giá khoảng 100-200 triệu USD.
Trong một tuyên bố chung ngày 28/3, ban điều hành cảng New York và New Jersey sẽ lên kế hoạch tiếp nhận thêm hàng hóa để giúp giảm bớt tác động lên chuỗi cung ứng.
Vụ sập cầu ở Mỹ: Chính phủ ưu tiên khôi phục tuyến đường thủy Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết lực lượng đặc trách về chuỗi cung ứng liên bang sẽ nhóm họp trong ngày 27/3 (giờ địa phương) để đánh giá về vụ sập cầu và đóng cửa cảng Baltimore. Hiện trường vụ sập cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore, bang Maryland (Mỹ), sau khi bị tàu chở hàng đâm trúng,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga sẵn sàng đàm phán không cần điều kiện tiên quyết với Ukraine

Ba nước NATO ra "tối hậu thư" với Israel

Ukraine tung robot phun lửa 2.500C ra chiến trường

Ông Putin vạch lằn ranh đỏ trong "ván cờ" với ông Trump

Nhật Bản kiên định yêu cầu Mỹ xóa thuế quan

Bác sĩ Lữ đoàn 3 Ukraine đối phó với hậu quả đáng sợ của UAV Nga

Trung Quốc tính toán gì khi đề xuất bán máy bay J-10CE cho Colombia?

Ngoại trưởng Mỹ: Ông Trump hướng tới hòa bình, khác một số nước châu Âu

Lo ngại kho tên lửa của Nga - Trung Quốc, Mỹ thúc đẩy lá chắn "Vòm Vàng"

CEO Nvidia Jensen Huang: "Nếu là sinh viên, tôi sẽ dùng AI để học tốt"

Ông Biden có thể đã mắc ung thư từ đầu nhiệm kỳ

Giải mã gen chống HIV: Dấu vết di truyền 9.000 năm từ vùng Biển Đen
Có thể bạn quan tâm

Phim ngôn tình ngược tâm xứng đáng nổi tiếng hơn: Nam chính vừa đẹp vừa ngầu, đỉnh ăn đứt tiểu thuyết
Phim châu á
23:56:41 20/05/2025
Chủ tịch Công ty Pha Lê thuê giang hồ chém cổ đông, thâu tóm mỏ cát
Pháp luật
23:50:59 20/05/2025
Thiếu gia tập đoàn Samsung sở hữu 18.000 tỷ: Tổng tài siêu ngầu từ phim đến đời
Hậu trường phim
23:48:42 20/05/2025
Diễn viên phim nóng '50 sắc thái' khoe nhan sắc cực phẩm trên thảm đỏ
Sao âu mỹ
23:45:54 20/05/2025
Ca sĩ nhí vừa biểu diễn cùng Hòa Minzy trên Quảng trường Ba Đình là ai?
Nhạc việt
23:20:41 20/05/2025
"Tiểu Jennie" bị fan ghẻ lạnh, công ty hất hủi, BLACKPINK cũng không cứu nổi?
Sao châu á
23:13:56 20/05/2025
Kiểm tra đột xuất nhà máy sản xuất cho công ty của chồng Đoàn Di Băng
Tin nổi bật
23:13:55 20/05/2025
Khán giả phẫn nộ, mất niềm tin trước lời khai của Hoa hậu Thùy Tiên
Sao việt
23:12:25 20/05/2025
Người đàn ông cùng lúc mắc 2 loại ung thư dạ dày, thực quản
Sức khỏe
22:56:57 20/05/2025
Mẹ hai con từ chối hẹn hò nam nhạc công kém tuổi
Tv show
22:49:15 20/05/2025