Tàu Cygnus lần đầu ‘cập bến’ ISS
Sau một tuần trễ hẹn do lỗi kỹ thuật, tối 29.9, tàu vũ trụ vận tải tư nhân Cygnus đã ‘cập bến’ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) thành công trong sứ mệnh lắp ghép đầu tiên trong không gian của con tàu này, AFP cho biết.
Tàu Cygnus bay đến áp sát ISS – Ảnh: NASA
Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) thì con tàu không người lái đầu tiên của Công ty Orbital Sciences (Mỹ) đã bay đến tiếp cận với ISS, và được các phi hành gia trong trạm dùng cánh tay robot chụp lấy vào lúc 18 giờ ngày 29.9 (giờ VN), rồi từ từ điểu chỉnh nó vào vị trí kết nối tại mô-đun Harmony.
Trước đó, tàu Cygnus đặt trên tên lửa đẩy hai tầng Antares rời bệ phóng tại Trung tâm phóng tên lửa Wallops của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) trên đảo Wallops, bên bờ Đại Tây Dương ở Virginia (Mỹ) vào ngày 18.9.
Theo kế hoạch, tàu bay đến ISS vào ngày 22.9. Tuy nhiên, một trục trặc ở phần mềm quản lý định vị tàu đã xảy ra khiến tàu không thể ‘cập bến’ ISS như dự kiến. Sau đó một ngày, tàu tiếp tục được hoãn lắp ghép với ISS để nhường đường cho tàu Soyuz TMA-10 đưa ba phi hành gia lên làm việc trên trạm vào hôm 26.9.
Với lần kết nối thành công này, tàu Cygnus đã tiếp bước con tàu Dragon của Công ty SpaceX để trở thành tàu vũ trụ tư nhân thứ hai có khả năng vận chuyển hàng hóa lên không gian.
Video đang HOT
Được biết, Orbital Sciences đạt được hợp đồng với NASA trị giá 1,9 tỉ USD nhằm đưa tàu vũ trụ Cygnus do công ty này chế tạo đem hàng hóa đến ISS. Tổng cộng, Orbital Sciences sẽ có tám chuyến đưa tàu Cygnus lên ISS để hoàn thành hợp đồng trên.
Sau sứ mệnh thử nghiệm trên, vào tháng 12 tới, Orbital Sciences sẽ phóng tàu Cygnus thực hiện chuyến bay chính thức đầu tiên cho hợp đồng với NASA.
Tàu Cygnus được cánh tay robot đưa vào cổng kết nối trên ISS – Ảnh: NASA
Trước đó, Công ty SpaceX của tỉ phú internet Elon Musk đã mở ra một chương mới trong việc khám phá vũ trụ với sự tham gia của các công ty, tổ chức tư nhân, khi đưa thành công tàu vũ trụ Dragon đến cung cấp hàng hóa cho ISS.
Sau chuyến bay thử nghiệm thành công đưa tàu Dragon đến kết nối với ISS vào ngày 22.5.2012, SpaceX đã thực hiện được hai chuyến bay thương mại đầu tiên lên vũ trụ vào ngày 8.10.2012 và ngày 1.3.2013, trong bản hợp đồng trị giá 1,6 tỉ USD ký kết hồi năm 2008 với NASA cho 12 chuyến bay của tàu Dragon đến ISS.
Khác với tàu Dragon có thể quay trở về Trái đất, tàu Cygnus của Orbital Sciences khi hoàn thành sứ mệnh sẽ bị đốt cháy trong bầu khí quyển cùng rác thải của ISS.
Tiến Dũng
Theo TNO
Tàu ATV-3 giúp ISS tránh mảnh vỡ không gian
Tàu vận tải vũ trụ không người lái của châu Âu ATV-3 vào hôm 26.9 đã bị hoãn việc rời khỏi Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) đến ít nhất là ngày 28.9, để ở lại giúp ISS tăng độ cao quỹ đạo nhằm tránh sự nguy hiểm của mảnh vỡ không gian.
"Quỹ đạo của trạm sẽ được điều chỉnh nhờ vào sự giúp sức của động cơ đẩy của tàu vận tải vũ trụ châu Âu ATV-3", RIA Novosti dẫn lời phát ngôn viên Trung tâm Kiểm soát sứ mệnh Nga cho biết hôm 27.9.
Tàu tiếp tế Edoardo Amaldi của châu Âu - Ảnh: NASA
Việc điều chỉnh quỹ đạo lần này là cần thiết để giúp ISS tránh gặp nguy hiểm trước mảnh vỡ của vệ tinh Cosmos-2251 (Nga) và của một tên lửa Ấn Độ, theo dự tính là sẽ cách ISS chỉ khoảng 3,5 km vào hôm 27.9.
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) hôm 26.9 cho biết, ba phi hành gia hiện có mặt trên trạm, gồm Sunita Williams (Mỹ), Akihiko Hoshide (Nhật Bản) và Yury Malenchenko (Nga), sẽ không gặp nguy hiểm và các công việc nghiên cứu khoa học và bảo dưỡng trạm vẫn được tiến hành như bình thường.
Được biết, ATV-3 là tàu vận tải tự động thứ ba của Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) được đặt tên theo nhà vật lý người Ý thế kỷ 20 Edoardo Amaldi, mang theo 6,6 tấn hàng hóa gồm nhiên liệu, nước uống, oxy, thực phẩm... đến cung cấp cho ISS.
Tàu đã đến lắp ghép với cổng nối của mô-đun hậu cần Zvezda vào ngày 29.3.2012, sau khi được phóng vào vũ trụ bằng tên lửa Ariane 5 từ Sân bay vũ trụ Kourou tại Guiana thuộc Pháp hôm 23.3.2012.
Trước tàu Edoardo Amaldi, hai con tàu vận tải khác cũng đã được ESA phóng lên ISS là tàu ATV-1 mang tên Jules Verne, được phóng vào ngày 9.3.2008 và tàu ATV-2 mang tên Johannes Kepler, được phóng vào ngày 16.2.2011.
Hiện trên ISS có ba phi hành gia làm việc - Ảnh: Reuters
Ngoài sứ mệnh tiếp tế hàng hóa cho trạm vũ trụ và lấy đi rác thải, đội tàu ATV của châu Âu còn thực hiện một nhiệm vụ quan trọng khác là giúp đẩy trạm lên quỹ đạo cao hơn bằng các động cơ của tàu.
Việc nâng quỹ đạo cho ISS được thực hiện thường xuyên nhằm giúp trạm vũ trụ trị giá 100 tỉ USD này bù vào sự mất độ cao do lực hấp dẫn của trái đất, cũng như giúp cho ISS thuận lợi trong việc kết nối với các tàu vũ trụ.
Theo TNO
Trạm vũ trụ khôi phục cung cấp điện Hai phi hành gia của Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vào rạng sáng nay (6.9) đã kết thúc thành công chuyến đi bộ trong không gian kéo dài hơn 6 giờ để lắp đặt một bộ phận chuyển đổi năng lượng mới cho trạm, AFP dẫn Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết. Nhà du hành người Mỹ...