Tàu cướp biển bất ngờ “hiện hình” sau 4 thế kỷ mất tích
Xác tàu đắm được tìm thấy ở vùng nước sâu giữa Tây Ban Nha và Morocco được xác định là của “ cướp biển Barbary” từng hoành hành ở Địa Trung Hải.
Nhà khảo cổ học hàng hải Sean Kingsley, Tổng Biên tập tạp chí Wreckwatch và là thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết đây là lần đầu tiên tàu cướp biển Barbary được tìm thấy trong khu vực này.
Cướp biển Barbary, có khi được gọi là cướp biển Ottoman, bắt đầu hoạt động vào thế kỷ 15 ở Algiers – khi đó là một phần của Đế chế Ottoman – và gây kinh hoàng trong suốt hàng trăm năm sau đó.
Một số hiện vật từ con tàu cướp biển được thiết bị ROV chụp được – Ảnh: Seascape Artifact Exhibits
Nhóm cướp biển này đã hoành hành trên khắp Địa Trung Hải, nhưng nhiều nhất là phía Tây Địa Trung Hải.
Ngoài chiếm giữ các tàu buôn, cướp biển Barbary còn thực hiện các cuộc đột kích vào các thị trấn và làng mạc ven biển châu Âu.
Con tàu vừa được tìm thấy được trang bị vũ khí hạng nặng và có vẻ đang hướng đến bờ biển Tây Ban Nha để cướp bóc, bắt giữ người dân làm nô lệ.
Vào thời kỳ đó, những người bị bắt kiểu này bị giữ để đòi tiền chuộc hoặc bị bán vào hoạt động buôn bán nô lệ ở Bắc Phi.
Cướp biển Barbary tấn công tàu buôn ở Địa Trung Hải các thế kỷ trước – Tranh tư liệu
Nhưng may mắn cho người dân thời kỳ đó, con tàu cuối cùng đã bị đắm và chôn vùi dưới đáy biển ở khu vực eo biển Gibraltar – cửa ngõ giữa Địa Trung Hải và Đại Tây Dương, ở độ sâu khoảng 830 m.
Video đang HOT
Con tàu dài khoảng 14 m và thuộc dạng tàu tartane, một loại tàu nhỏ có cánh buồm tam giác trên hai cột buồm cũng có thể được đẩy bằng mái chèo.
Tên gọi này là do buồm làm bằng vải Tartanes được cướp biển Barbary sử dụng vào thế kỷ 17 và 18, một phần là để các tàu khác nhầm chúng là tàu đánh cá.
Vũ khí trên tàu bao gồm 4 khẩu pháo lớn, 10 khẩu súng xoay và nhiều súng hỏa mai cho thủy thủ đoàn gồm khoảng 20 tên cướp biển.
Con tàu bị đắm cũng được trang bị một loại kính thiên văn sơ khai, mang tính cách mạng vào thời điểm đó và có thể đã được thu giữ từ một con tàu châu Âu.
Các hiện vật khác của xác tàu đắm ủng hộ quan điểm cho rằng đây là một con tàu cướp biển chở đầy hàng hóa bị đánh cắp: Một bộ sưu tập chai rượu thủy tinh sản xuất ở Bỉ hoặc Đức, chén trà sản xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Vì vậy, mặc dù ngụy trang khá giống một tàu buôn, các nhà khảo cổ vẫn khẳng định đó là tàu cướp biển.
Hoạt động của cướp biển Barbary đã kết thúc vào đầu thế kỷ 19, khi bị đánh bại trong Chiến tranh Barbary do lực lượng Mỹ, Thụy Điển và Vương quốc Norman ở Sicily ở miền Nam nước Ý thực hiện.
Bí ẩn kho báu của hải tặc trị giá gần 3.300 tỷ đồng nằm trên hòn đảo nhỏ vẫn chưa được phát lộ
Được biết, hải tặc trước khi bị treo cổ đã để lại một mảnh da viết mật mã chỉ ra địa điểm chôn kho báu.
Vụ cướp tàu chở vàng bạc châu báu
Cư dân đảo Mahé của quần đảo Seychelles, Ấn Độ Dương vẫn lưu truyền câu chuyện về một kho báu trị giá 130 triệu USD (hơn 3.250 tỷ đồng) của hải tặc. Theo truyền thuyết, kể từ năm 1716, Olivier Levasseur (hay còn gọi là Diều Hâu) - một người Pháp được trao giấy phép chặn bắt một tàu tư nhân. Thế nhưng, sau đó vài tháng, ông ta bỗng trở thành một cướp biển.
Sau đó 5 năm, tức năm 1721, Levasseur và 750 tên cướp biển dưới trướng của mình đã lái 3 con tàu lớn lang thang trên biển tìm kiếm con mồi. Họ đã nhắm tới một con tàu Bồ Đào Nha treo cờ Anh, đó là tàu Nossa Senhora do Cabo.
Olivier Levasseur đã chỉ huy những tên hải tặc cướp tàu Nossa Senhora do Cabo. (Ảnh: CNN)
Khi đó, con tàu này đang dừng chân tại đảo La Réunion (thời điểm đó đảo này tên là Bourbon). 250 tên cướp biển đã đổ bộ lên con tàu và giết hết các thuyền viên. Nhóm của Levasseur vô cùng bất ngờ với những thứ họ tìm được trên tàu Nossa Senhora do Cabo. Bên trong tàu là vô số các thỏi vàng và bạc, đá quý, kim cương, cốc và cúp vàng... Nhóm hải tặc đã trốn tới sào huyệt của họ ở Madagascar sau khi bị tàu của Hải quân Anh đuổi bắt. Những món chiến lợi phẩm đã được phân chia ngay trên tàu.
Theo ghi chép trong sử sách: "Mỗi tên cướp biển được chia 42 viên kim cương và 5.000 thỏi vàng. Ngoài ra còn có một lượng châu báu dôi dư được chia thêm cho Levasseur."
Sau đó, đám cướp biển đột nhiên biến mất như chưa từng tồn tại và người ta đồn rằng Levasseur đã giấu kho báu của ông ta trên đảo Mahé thuộc quốc đảo Seychelles. Levasseur đã ra lệnh cho thuộc hạ đặt số vàng bạc châu báu vào trong một cái hang, sau khi tình hình tạm lắng mới đem đi chôn. Không ai biết vị trí chính xác của kho báu ở đâu. Nhóm thuộc hạ sau khi chôn kho báu cũng bị giết chết hết.
17 dòng mật mã do hải tặc Olivier Levasseur để lại. (Ảnh: CNN)
Từ đó, Levasseur là người duy nhất biết vị trí của kho báu nhưng tới ngày 7/7/1730, ông ta đã bị các nhà chức trách bắt bà xử tử trên đảo La Réunion. Vào ngày bị treo cổ, trước đám đông Levasseur đã tung một mảnh da lên trời và hét lên rằng: "Kho báu của ta chỉ dành cho người nào hiểu được nó."
Trên mảnh da là một bản mật mã gồm 17 dòng chữ chỉ rõ nơi chôn kho báu. Những dòng chữ này là các biểu tượng hết sức lộn xộn. Điều này đã được xác thực vào thế kỷ 18 bởi bảo tàng Anh.
Bí ẩn kho báu của hải tặc
Vào năm 1949, bản mật mã này vô tình rơi vào tay Reginald Herbert Cruise-Wilkins và kể từ đó ông ta đã lên kế hoạch tìm kiếm kho báu của Levasseur. Đến năm 1967, gia đình Reginald đã chuyển tới hòn đảo và mở một khu nghỉ dưỡng sinh thái nhỏ.
Dựa vào mảnh da của Levasseur, Reginald Herbert Cruise-Wilkins bắt tay vào công việc tìm kiếm kho báu. Theo lời kể của con trai ông, Reginald bị ám ảnh bởi kho báu. Ông ta có 2 khoản tiền để dành cho việc tìm kho báu và cho gia đình. Tuy nhiên, sau khi dùng gần hết số tiền để tìm kho báu, ông ta đã định tiêu cả tiền của gia đình nhưng đã bị vợ của mình kịch liệt phản đối.
Hình ảnh tìm kiếm kho báu của hải tặc của 2 cha con Reginald Herbert Cruise-Wilkins. (Ảnh: CNN)
Khi Reginald qua đời, John Cruise-Wilkins - con trai của ông tiếp tục công việc của cha mình. Trong suốt những năm tháng tuổi thơ và trưởng thành, John luôn cùng cha nghiên cứu và giải mã mật mã của Levasseur. Theo John chia sẻ, Levasseur trước khi thành cướp biển vốn là một học giả chuyên về tiếng Latinh và Hy Lạp, ông cũng rất thành tạo về các biểu tượng của hội Tam Điểm.
Khi bị bắt, các nhà chức trách đưa cho Levasseur một mảnh da, một cây bút và yêu cầu ông viết ra bí mật của kho báu. Levasseur đã từ chối và bị tra tấn dã man. Sau đó, ông ta đã viết ra bản mật mã này, giấu miếng da trong người và chờ tới lúc sắp bị hành hình để tung nó ra cho đám đông.
Những dấu vết kỳ lạ trên đá mà John Cruise-Wilkins cho rằng do hải tặc để lại. (Ảnh: CNN)
Hai cha con nhà Cruise-Wilkins đã mất nhiều năm để giải bằng cách sử dụng mọi thứ từ thần thoại học, thiên văn học và cả huyền bí học Hy Lạp, Do Thái nhằm truy ra manh mối. Dựa trên những gì đã tìm thấy, Reginald tin rằng địa điểm chôn giấu kho báu xuất phát từ một câu đố phức tạp về "12 giờ lao động của Hercules". Họ tin rằng kho báu nằm tại khu vực Bel Ombre tuyệt đẹp của vùng duyên hải Bắc đảo Mahé. Đây là nơi được bao bọc bởi biển cả màu ngọc lam, rừng cây bạt ngàn và những tảng đá hoa cương khổng lồ khá giống với miêu tả.
Hai cha con tin rằng những thông điệp được để lại trên những tảng đá là do Levasseur để lại, cho thấy đây là nơi chôn cất kho báu của ông ta. Tại đây, John cũng tìm thấy xương người, các khẩu súng lục, súng hỏa mai và một số bức tượng nhỏ. John chia sẻ thêm, ông ta đã dùng nhiều cách như đổ bơm nước, máy khoan đá, dụng cụ cầm tay, nổ mìn và máy dò kim loại để tìm kiếm. Dù mọi thứ khá mơ hồ, hiện tại John chưa tìm được kho báu nhưng ông luôn tin rằng mình đang đi đúng hướng. John cho rằng chưa có ai khác tìm thấy và đào được kho báu trong hơn 290 năm kể từ khi Levasseur bị hành quyết.
Cho đến nay kho báu của hải tặc Olivier Levasseur vẫn chưa được tìm thấy. (Ảnh: CNN)
Tuy nhiên, việc đào bới của John bị xem là bất hợp pháp khi không được sự cho phép của chính quyền Seychelles. Mặc dù đã tham gia tìm kho báu từ năm 1988, nhưng vào năm 2009, John vẫn bị chính quyền đình chỉ công việc cho đến khi ông có thể chi ra 250.000 Rupi để lấy giấy phép.
John thông tin: "Xét về luật pháp, chính phủ sở hữu đất, do đó họ được hưởng lợi 50% của kho báu". Dù vậy, John vẫn rất lạc quan và khẳng định mình sẽ là người tìm thấy kho báu của hải tặc.
Hòn đảo giấu 900kg vàng khiến nhiều người liều mạng đến săn lùng Dù nhiều thợ săn bỏ mạng vì kho báu nhưng hàng trăm người vẫn tìm đến hòn đảo giấu vàng này để tìm kiếm cơ hội đổi đời. Đây là câu chuyện về hòn đảo giấu vàng ở Canada. Đó chính là hòn đảo Oak, nằm ở phía nam bờ biển Nova Scotia của Canada. Theo những câu chuyện truyền miệng thì hàng...