Tàu của Vinashinlines bị giữ ở Ấn Độ
Trao đổi với Thanh Niênhôm qua 26.12, lãnh đạo Công ty TNHH MTV vận tải viễn dương Vinashin (Vinashinlines) cho biết, tàu Cái Lân 4 ( ảnh) của công ty này đang bị giữ tại Ấn Độ từ cuối tháng 10 khi cập cảng Kolkata để giao hàng, do nợ tiền của một nhà cung cấp dầu tại Singapore nhưng chưa trả được.
Được biết, 22 thuyền viên của tàu Cái Lân 4 đã nhiều lần liên lạc về Việt Nam, yêu cầu Vinashinlines giải quyết, nhưng vẫn chưa nhận được hỗ trợ. Sau 2 tháng bị bắt giữ, việc ăn ở của các thuyền viên hiện rất khó khăn do hết tiền, hết lương thực. Trong khi đó, theo lãnh đạo Vinashinlines, tình hình tài chính của công ty này đang rất khó khăn, nên không có tiền để gửi sang cho các thủy thủ.
Nguồn vinashin
“Không chỉ tàu Cái Lân 4, công ty cũng đang nợ một nhà cung cấp Singapore tiền dầu của nhiều con tàu khác, nhưng không có khả năng thanh toán. Vinashinlines hiện tại không đảm bảo chu cấp được cho 16 tàu vì không có doanh thu. Chúng tôi cũng đã báo cáo lên Tổng công ty hàng hải Việt Nam và Bộ GTVT đề nghị giải quyết”, lãnh đạo Vinashinlines cho biết.
Video đang HOT
Theo TNO
Tàu Vinashinlines bị bắt ở Ấn Độ
Gần 2 tháng mắc kẹt tại cảng Kolkata, thuyền viên tàu Cái Lân 4 viết thư về nước cầu cứu, nhưng lãnh đạo Vinashinlines cũng lực bất tòng tâm, chỉ cho biết phải chờ đợi.
Gửi thư về Việt Nam ngày 25/12, 22 thuyền viên tàu Cái Lân 4 của Công ty TNHH một thành viên Vận tải viễn dương Vinashin (Vinashinlines) cho biết tàu bị tòa án Ấn Độ bắt giữ cuối tháng 10, khi cập cảng Kolkata để giao hàng. Lý do các nhà chức trách tại đây đưa ra là Vinashinlines nợ tiền một nhà cung cấp dầu tại Singapore mà chưa trả.
Thủy thủ đoàn cho biết đã nhiều lần liên lạc về Việt Nam, yêu cầu Vinashinlines giải quyết nhưng chưa nhận được hỗ trợ.
Sau 2 tháng bị bắt giữ, việc ăn ở của thuyền viên gặp rất nhiều khó khăn. Hết lương thực, thực phẩm, nước ngọt, dầu DO, mọi người sống cầm cự qua ngày bằng mì tôm, rau dại. Nhiều người bị ốm, sút cân. Ngày 25/12, 22 thủy thủ đã liên lạc với Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đề nghị giúp đỡ.
Hình ảnh tàu Cái Lân 4, một trong số 16 tàu đang bị mắc kẹt của Vinashinlines. Ảnh thủy thủ đoàn cung cấp
Tàu Cái Lân 4 không phải là trường hợp duy nhất của Công ty Vinashinlines đang bị mắc kẹt ở nước ngoài. Liên tiếp trong những tháng vừa qua, hàng loạt bức thư kêu cứu của các thủy thủ đã gửi về từ khắp nơi trên thế giới như tàu Hoa Sen, New Phoenix, Sea Eagle từ Trung Quốc, tàu Diamond Way đang kẹt ở UAE. Trong thư, tất cả các thủy thủ đều cho biết đang ở tình trạng bị bắt giữ hoặc hết tiền, không nhiên liệu và cũng không nhận được kế hoạch hay hỗ trợ nào từ Vinashinlines.
Tàu 'hoang' của Vinalines bị bỏ mặc suốt 8 tháng (12/11) Tàu nghìn tỷ vẫn nằm bờ sau một năm hạ thủy (09/11) Tàu 'hoang' của Vinalines mắc cạn tại Hải Phòng (08/11) Những con tàu hàng chục tỷ đồng nằm 'chết đống' (07/11) Thủy thủ tàu Hoa Sen kêu cứu (29/10)
Trao đổi với VnExpress.net, một lãnh đạo Vinashinlines cho biết công ty "lực bất tòng tâm" dù biết chuyện tàu Cái Lân 4 bị bắt ở Ấn Độ từ lâu, thấu hiểu rất rõ tình trạng của tàu và các thủy thủ. "Nhưng giờ công ty kiệt quệ rồi, chúng tôi đã báo cáo lên Chính phủ rồi, nay chỉ biết chờ đợi thôi", ông nói tiếp.
Cũng theo vị lãnh đạo này, hiện công ty có tổng cộng 16 tàu đang bị mắc kẹt, nằm một chỗ ở cả trong lẫn ngoài nước.Trong đó khó khăn nhất là tàu New Phoenix đang bị kẹt ở Đại Liên, Trung Quốc, nơi nhiệt độ ngoài trời đang là âm 15 độ C. Các thủy thủ trên tàu đang phải gom củi để sưởi ấm và đun nấu và húp cháo loãng cho qua ngày. Với mỗi tàu chứa 10 đến 20 thuyền viên, hiện có cả trăm người đang bám trụ trên các tàu trong tình trạng thiếu đói.
Vị lãnh đạo trên cũng xác nhận thông tin Chính phủ đã có thông báo cho biết sẽ cấp khoản vốn 200 tỷ đồng để kéo các tàu về nước. "Đấy là có thông báo như thế, kế hoạch và thời gian triển khai chưa biết thế nào", vị lãnh đạo này cho biết.
Theo kế hoạch của Vinashinlines, công ty sẽ bán các tàu này đi ngay tại nơi đang neo đậu vì nếu đưa về Việt Nam còn tốn kém hơn. Bán sớm ngày nào đỡ tốn kém ngày đấy vì hiện nay, tính các loại chi phí của 16 con tàu này cũng ngốn 10 tỷ đồng mỗi tháng. Lãnh đạo của Vinashinlines hy vọng sau khi triển khai kế hoạch, tình trạng thiếu đói, mắc kẹt của các thủy thủ sẽ được giải quyết.
Không chỉ thiếu tiền đưa thủy thủ về nước, Vinashinlines còn gặp khó khăn ngay trong việc trả lương thưởng nhân viên. "Trong tài khoản công ty giờ không còn một đồng nào, ngay cả cán bộ công ty 4, 5 tháng nay đã không có lương", lãnh đạo của Vinashinlines than thở. Năm hết Tết đến, tình hình lương thưởng cũng chưa có gì khả quan. Trước tình hình đó, nhiều nhân viên đã chọn cách nghỉ việc.
Theo VNE
Vụ resort mất trộm, bị cắt điện vì còn nợ tiền GĐ Điện lực Bình Sơn, Quảng Ngãi cho biết, vì Công ty Thiên Đàng liên tiếp nợ tiền điện nên Địên lực Bình Sơn phải cắt điện. Công an khám nghiệm hiện trường vụ trộm Theo nhân viên Thiên Đàng, resort bị cúp điện gần 10 ngày qua. Khi đó trong 5 ngày (từ ngày 11 - 15/10), một nữ nhân viên trực...