Tàu của ngư dân Lý Sơn bốc cháy ở Hoàng Sa
Trên hải trình từ đảo Lý Sơn ra ngư trường Hoàng Sa để khai thác hải sản, một tàu cá của ngư dân Lý Sơn bỗng nhiên bốc cháy dữ dội, may mắn các lao động đi trên tàu đã được lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam kịp thời ứng cứu.
Vụ cháy xảy ra sáng nay, 10/6, tại thời điểm xảy ra vụ cháy, trên tàu có 16 ngư dân. Đến thời điểm này, vẫn chưa rõ nguyên nhân vì sao tàu bỗng nhiên cháy.
Chiếc tàu cá gặp nạn mang số hiệu QNg 96084 TS, do thuyền trưởng Nguyễn Chí Thạnh ở thôn Tây xã An Hải huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi điều khiển cùng 15 lao động là người địa phương.
Thời gian gần đây, nhiều tàu cá của ngư dân Lý Sơn bị cháy do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Theo nguồn tin của báo điện tử Tiền Phong, trên đường chạy từ đảo Lý Sơn ra ngư trường Hoàng Sa để khai thác hải sản, một tàu cá của ngư dân Lý Sơn bỗng nhiên bốc cháy dữ dội, các lao động đi trên tàu đã được lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam kịp thời ứng cứu và đang trên đường đưa về đảo Lý Sơn.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Chí Thanh, anh ruột của thuyền trưởng Thạnh, cho biết: Khoảng 10 giờ sáng nay, gia đình nhận được tin của thuyền trưởng Thạnh, thông báo tàu QNg 96804 vừa bị nạn và được lực lượng thực thi pháp luật trên biển Việt Nam kịp thời cứu sống.
“Vì ngọn lửa bốc cháy dữ dội và tàu chìm ngay sau đó nên toàn bộ máy móc, hệ thống Icom đều bị sóng biển nhấn chìm. Khi lên được tàu cứu nạn, Thạnh mượn điện thoại gọi về để thông báo cho gia đình biết, tọa độ tàu bị nạn là 15, 36′ vĩ độ bắc – 109,43′ kinh độ đông trong khu vực quần đảo Hoàng Sa”.
Video đang HOT
Ngư dân Nguyễn Chí Thạnh và bạn chài chuẩn bị ngư cụ để vươn khơi Hoàng Sa.
Theo Nghiệp đoàn nghề cá An Hải, tàu QNg 96084 TS xuất bến rời đảo Lý Sơn ra ngư trường Hoàng Sa vào sáng 9/6, đến 9 giờ 15′ ngày 10/6, tàu bị nạn tại Hoàng Sa.
“Nghiệp đoàn có nhận được thông tin tàu cá của ngư dân Nguyễn Chí Thạnh bị nạn, còn lý do bị nạn ra sao thì hiện nay chưa rõ nguyên nhân phải chờ các ngư dân vào bờ để cơ quan chức năng xác minh” – một thành viên nghiệp đoàn cho biết.
Hiện 16 lao động đi trên tàu cá bị nạn đang được tàu của lực lượng thực thực thi pháp luật trên biển Việt Nam đưa về đảo Lý Sơn trong tối nay.
Cần nhắc lại rằng, tàu QNg 96084 chính là một trong 3 con tàu ở An Hải (Lý Sơn) bị Trung Quốc bắt, giữ lại và ngang ngược đòi tiền chuộc vào tháng 6/2009 tại đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa của Việt Nam.
Lần đó, khi báo Tiền Phong vào cuộc và đăng loạt bài chi tiết về vụ “mãi lộ” trắng trợn, Bộ Ngoại giao cũng như các cơ quan chức năng của Trung ương đã mạnh mẽ lên tiếng, buộc Trung Quốc sau đó thả vô điều kiện 3 tàu và các lao động.
Theo Anh Thư – Nam Cường (Tiền Phong)
Đốt đồ mã: cấm không được, phạt không xong
Được đánh giá là có chuyển biến tích cực, các hoạt động quản lý, tổ chức lễ hội dần đi vào nền nếp, song, trong hội nghị "mổ xẻ" những vấn đề của mùa lễ hội 6 tháng đầu năm 2014 vừa diễn ra sáng qua, 6-6 tại Bộ VH-TT&DL thì xem ra các nhà quản lý vẫn còn tiếp tục đau đầu bởi những "tồn tại phát sinh".
Dù có quy định cấm đốt đồ mã nhưng lại không hề cấm sản xuất và vận chuyển
Lộn xộn là do... báo chí?
Theo thống kê của các địa phương, lượng du khách đến với các lễ hội đầu xuân năm nay tăng mạnh. Lễ hội chùa Hương-Hà Nội, 10 ngày đầu năm đón trên 30 vạn khách. Lễ hội Yên Tử - Quảng Ninh đón trên 8 vạn khách (dự kiến là 3 triệu khách trong năm 2014), Lễ hội Đền Hùng 5 triệu khách, bình quân 6.000 đến 7.000 người/ngày. Lễ hội Đền Trần, Phủ Giày Nam Định cũng đón trên 30 vạn khách. Năm nay, với việc siết lại công tác quản lý, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, tình trạng lộn xộn, mất an ninh trật tự tại các lễ hội phần nào đã hạn chế hơn.
Theo ông Phạm Bá Khiêm- Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Phú Thọ, Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương chỉ diễn ra vài ngày, có cả triệu lượt khách đến với Khu di tích cùng một thời điểm, dẫn đến quá tải, không thể tránh được tình trạng chen lấn xô đẩy. Nếu báo chí chỉ phản ánh lễ hội toàn chen lấn xô đẩy thì e hơi... một chiều. "Vui xem hát, nhạt xem bơi, tả tơi xem hội", thực tế đó phải chấp nhận, chứ không thể xem đó là hạn chế.
Ông Nguyễn Chí Thanh - Trưởng Ban Quản lý danh thắng Hương Sơn- Hà Nội phân trần chuyện thịt thú rừng treo bán nơi cửa Phật. Trong mùa hội 2013, Ban Quản lý danh thắng Hương Sơn đã vận động các hộ kinh doanh không treo thịt bên ngoài cửa hàng nữa, tránh mất mĩ quan, phản cảm. Đã có nhiều hộ kinh doanh chấp hành, đóng tủ lớn cả chục khối để treo thịt, rồi làm kính mờ...nhưng vẫn bị cho là phản cảm.
Ông Nguyễn Chí Thanh cho biết thêm, vì đây không phải thịt thú rừng, không thể dẹp bỏ, cũng không thể xử phạt được mà chỉ vận động, tuyên truyền. Bên cạnh đó còn là nhu cầu của người đi trẩy hội. Tình trạng này chỉ có thể chấm dứt chừng nào người đi hội không có nhu cầu ăn nữa mà thôi.
Ngay cả ông Lương Hồng Quang, Phó viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật cũng có đôi điều mong muốn với báo chí, rằng ít... soi mói đi và nên động viên kịp thời những việc tốt việc hay mà ngành văn hóa đã và đang làm tốt.
Lúng túng xử lý đốt đồ mã
Ông Phạm Xuân Phúc- Phó Chánh Thanh tra Bộ VH-TT&DL nêu thực trạng, trong quá trình kiểm tra lễ hội cùng các cơ sở tín ngưỡng tôn giáo, việc đốt đồ mã vẫn diễn ra thường xuyên và liên tục, bất chấp quy định cấm không đốt đồ mã tại nơi công cộng. Nhiều giá hầu đồng rất lớn. Voi ngựa bày tràn lan và đốt vô tư. Ông Phạm Xuân Phúc bức xúc khẳng định, các "đại lễ" này người dân bình thường không thể đủ tiền mà làm được. Chắc chắn là của những người giàu có hoặc quan chức. Trái ngược với ý kiến đề nghị báo chí ít soi mói thì Phó Chánh Thanh tra Bộ VH-TT&DL lại đề nghị báo chí phải vào cuộc, điều tra xem các giá đồng "khủng" kia là của ai để dư luận tường tận. Hiện các quy định về đồ mã đang "rối như mớ bòng bong". Nghị định 103 cấm đốt đồ mã nhưng lại không cấm sản xuất, không cấm vận chuyển. Nghị định 158 mới đây lại cũng chỉ xử phạt khi đốt không đúng nơi quy định, nhưng nơi nào là nơi quy định thì không hề giải thích.
Hơn 1 tháng trước, Bộ VH-TT&DL đã giao Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam nghiên cứu Đề án quản lý đốt đồ mã. Điều đó cho thấy, đốt đồ mã đang đi quá giới hạn và trở thành vấn đề "nóng" gây lãng phí lớn. Tuy nhiên, khi đưa vấn đề này ra bàn thảo thì nhiều nhà khoa học lại lắc đầu vì để "cấm tiệt", triệt tiêu tận gốc thì khó hơn... lên trời. Tiến sĩ Lương Hồng Quang- Phó Viện trưởng Viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam giải thích, cần tiếp cận với chuyện đốt vàng mã như là hiện tượng văn hóa, xã hội, một hình thức thực hành nghi lễ của người dân, có hiện tượng, có sai lệch thì cần phải điều chỉnh hành vi. Theo đó, giải pháp tốt nhất vẫn phải là tuyên truyền, bắt đầu từ việc trao đổi với các cơ sở thờ tự, vận động các sư trụ trì, thủ nhang, từ đền vào cuộc vì họ là những người có khả năng hướng dẫn những người thực hành đúng nghi lễ.
Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Huỳnh Vĩnh Ái cũng cho rằng, để các nghi lễ không bị lạm dụng, gây lãng phí là chuyện không đơn giản. Thêm nữa, đối với lĩnh vực văn hóa không nên chỉ sử dụng các biện pháp hành chính đơn thuần, vì nếu cứ quy tắc quá sẽ lợi bất cập hại. Cần có cách làm mềm dẻo, giáo dục thuyết phục người dân từng bước thực hiện.
Đau đầu vì xã hội hóa
Một trong những vấn đề được các đại biểu tham dự hội nghị đưa ra bàn thảo sôi nổi là chuyện xã hội hóa khi mặt trái của công tác, tưởng như tích cực này dần bộc lộ.
Các Ban Quản lý di tích danh thắng đang rất lúng túng trước việc nhiều cá nhân cung tiến hiện vật vào di tích. Đa phần các hiện vật được cung tiến là sư tử đá, tượng Phật, tượng thánh, tượng Quan âm Bồ tát bằng thạch cao, lọ lục bình, đèn thờ kiểu Trung Quốc, Đài Loan. Đương nhiên, chẳng cán bộ di tích nào lại không biết, việc đưa hiện vật mới vào là trái quy định của Luật Di sản Văn hóa, làm sai lệch hồ sơ gốc, chưa kể những hiện vật đó trái với phong tục tập quán, truyền thống văn hóa người Việt. Ai cũng biết cả, nhưng tại sao vẫn tồn tại và phát triển ngày một nhiều? Đó là vì nể nang! - ông Nguyễn Hữu Sơn, Giám đốc Sở VH-TT&DL Lào Cai khẳng định. Không lẽ một quan chức cấp tỉnh, về địa phương cung tiến hiện vật mà BQL di tích lại từ chối. Vì thế, theo ông Sơn thì BQL các di tích mà "được" cung tiến này rất khổ, từ chối không xong, nhận thì kiểu gì cũng bị ngành văn hóa phạt, báo chí phản ánh. Đã trót nhận rồi thì cũng không có cách nào bê đi, bởi hiện vật đó đã được "thiêng hóa".
Ông Nguyễn Hữu Sơn đưa ra giải pháp, những đồ cung tiến như thế nên có riêng một nơi để chứa, vừa để không mất lòng, vừa giữ được sự uy nghiêm cho di tích gốc. Đại diện Sở VH-TT&DL Nam Định cho biết thêm, thực tế rất nhiều trường hợp người dân mong mỏi được cúng tiến hiện vật vào đền, chùa nhưng nay vẫn chưa có quy định cụ thể nào về việc tiếp nhận hiện vật, cũng chính vì sự lấn cấn này đã dẫn tới các hành vi xâm hại tới chính di tích như đặt bia ghi danh công đức ở khắp nơi.
Theo ANTD
Tử vong vì bị cưa điện cắt đứt cổ khi cưa cây Ngày 28/5, tại ấp 1 xã Thạnh Hưng (Tân Hưng, Long An) xảy ra vụ tai nạn lao động làm một người tử vong. Theo thông tin ban đầu, trưa ngày 28/5, anh Nguyễn Chí Thanh, 46 tuổi cùng 3 người thân trong gia đình dùng cưa điện để cưa cây. Trong quá trình cưa cây do bất cẩn, anh Thanh bị lưỡi...