Tàu chở hàng trăm thiết bị y tế của trung tâm hồi sức lớn nhất miền Bắc vào TP.HCM chống dịch
Chiều 31-7, hàng trăm trang thiết bị, vật tư y tế cùng các phần quà đã được Bộ Y tế giao Bệnh viện Bạch Mai vận chuyển từ ga Hà Nội vào tới TP.HCM để tiếp sức chống dịch cho các tỉnh phía Nam.
Công tác vận chuyển thiết bị y tế được đảm bảo cẩn thận, an toàn nhất – Ảnh: NAM TRẦN
Để kịp thời hỗ trợ TP.HCM và các tỉnh phía Nam cứu chữa được các trường hợp bệnh nhân nặng, nguy kịch và giảm tỉ lệ tử vong, ngày 30-7, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh Bắc Giang tạo điều kiện chuyển toàn bộ các trang thiết bị do các nhà tài trợ đã hỗ trợ cho Trung tâm hồi sức tích cực tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh đợt chống dịch vừa qua vào Trung tâm hồi sức tích cực – Bệnh viện Bạch Mai tại TP.HCM.
Có nhiều thiết bị y tế hiện đại được vận chuyển vào lần này, trong đó có 20 máy thở, máy thở chức năng cao, 15 máy thở oxy dòng cao, 45 monitor, 80 máy tiêm điện, 80 máy truyền dịch, 1 máy lọc liên tục, 1 máy siêu âm màu, 1 máy sốc tim, 1 máy ép tim lồng ngực, 1 máy sinh hóa tự động, phân tích máu tự động…
Sau khi phục vụ công tác chống dịch phía Nam, Bộ Y tế sẽ điều chuyển lại số trang thiết bị này cho bệnh viện.
Ngoài ra, Bộ Y tế đã giao nhiệm vụ cho một số bệnh viện trung ương thiết lập các trung tâm hồi sức tích cực tại phía Nam, trong đó Bệnh viện Bạch Mai sẽ thiết lập Trung tâm hồi sức tích cực 500 giường ở TP.HCM.
Do trung tâm mới thiết lập nên tạm thời đang rất thiếu các trang thiết bị để phục vụ công tác cấp cứu, điều trị bệnh nhân. Vì vậy, Bệnh viện Bạch Mai được phân công thực hiện tiếp nhận, đóng gói, bàn giao và vận chuyển toàn bộ số thiết bị này vào TP.HCM.
Ông Trần Quang Độ, trưởng phòng vật tư thiết bị y tế Bệnh viện Bạch Mai, cho biết dự kiến 6h sáng mai 1-8 tàu chở thiết bị sẽ khởi hành, và khoảng 21h ngày 2-8 sẽ tới nơi để kịp phục vụ bệnh nhân.
Video đang HOT
“Ngoài ra, Bệnh viện Bạch Mai cũng đã chuẩn bị thêm nhiều phần quà là đồ bảo hộ y tế, đồ ăn, thức uống để gửi vào TP.HCM, mong TP cùng bà con vượt qua được tình hình dịch hiện nay”, ông Độ cho biết thêm.
Ông Đào Xuân Cơ – phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai – cho biết toàn bộ số thiết bị trên của trung tâm hồi sức lớn nhất miền Bắc, được thiết lập trong cao điểm dịch COVID-19 tại Bắc Giang. Số thiết bị này đủ sử dụng cho 100 giường hồi sức.
Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Quang Tuấn đã cử một đoàn chuyên gia vào TP.HCM khảo sát. Đoàn gồm tất cả những bác sĩ giỏi và dày dạn kinh nghiệm nhất, đặc biệt là các bác sĩ giàu kinh nghiệm hồi sức cấp cứu, chống nhiễm khuẩn, điều trị bệnh nhân COVID-19, đã kinh qua các đợt dịch tại Đà Nẵng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, như TS Trương Anh Thư, bác sĩ Phạm Thế Thạch, TS Đỗ Ngọc Sơn…
Trung tâm hồi sức do Bạch Mai chủ trì tại TP.HCM có khả năng thu dung 3.000 bệnh nhân, trong đó có 500 bệnh nhân hồi sức. Bên cạnh đó, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cũng sẽ chủ trì một “Việt Đức” tại TP.HCM, với 500 giường hồi sức, sẵn sàng điều 30% y bác sĩ, kỹ thuật viên xét nghiệm từ Việt Đức đi TP.HCM.
Bộ Y tế cũng đã huy động tổng lực các bệnh viện trung ương cử cán bộ vào TP.HCM và các tỉnh thành phía Nam: giao Bệnh viện Trung ương Huế phụ trách 1 trung tâm hồi sức 500 giường tại TP.HCM; Bệnh viện ĐH Y Hà Nội 500 giường hồi sức tại Bình Dương, Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên 500 giường tại Long An; Bệnh viện Phổi và bệnh viện E 500 giường tại Đồng Nai; Bệnh viện Lão khoa tại Đồng Tháp, Bệnh viện Hữu nghị và ĐH Y Thái Bình hỗ trợ Tiền Giang; Bệnh viện 103 tại Cần Thơ.
Sáng 31-7, toàn bộ số trang thiết bị y tế này đã được tháo dỡ từ Bắc Giang đưa về khu kho hàng hóa ga Hà Nội, chuẩn bị cho công tác vận chuyển – Ảnh: NAM TRẦN
Các nhân viên thuộc kho hàng hóa ga Hà Nội có nhiệm vụ chuyển thiết bị từ các xe tải vào phía trong khoang toa tàu hỏa – Ảnh: NAM TRẦN
Tất cả các thiết bị y tế này đã được bọc, đóng gói, khóa chốt cẩn thận trong suốt quá trình di chuyển từ Bắc Giang về Hà Nội – Ảnh: NAM TRẦN
Trong số hàng trăm thiết bị này có rất nhiều thiết bị hiện đại nhất phục vụ chữa trị các bệnh nhân nhiễm COVID-19 – Ảnh: NAM TRẦN
Công tác kiểm kê cũng được Bệnh viện Bạch Mai thực hiện nghiêm ngặt, tránh sai sót trong quá trình vận chuyển – Ảnh: NAM TRẦN
Dịp này, Bệnh viện Bạch Mai cũng đã chuẩn bị nhiều phần quà gửi vào TP.HCM cho các y, bác sĩ – Ảnh: NAM TRẦN
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết sẵn sàng phối hợp trong công tác vận chuyển thiết bị y tế lần này để khẩn trương phục vụ công tác điều trị COVID-19 cho người dân các tỉnh phía Nam – Ảnh: NAM TRẦN
Bất cập trong khu cách ly tập trung ở TP.HCM
Đoàn kiểm tra đề nghị cung cấp đầy đủ trang thiết bị, vật tư y tế, bổ sung khẩu trang N95 cho người trực tiếp phục vụ công dân đang được cách ly.
Ngày 5/7, Tổ thực hiện cách ly, xử lý môi trường y tế thuộc Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ TP.HCM đã kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid-19 tại các khu cách ly tập trung.
Đoàn kiểm tra gồm ông Nguyễn Huy Cường, Phó trưởng phòng Quản lý Sức khỏe Môi trường và Hóa chất, Cục Quản lý Môi trường Y tế và ông Nguyễn Đình Trung, Trưởng khoa Bệnh nghề nghiệp, Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường. Đoàn kiểm tra này đã đến khu cách ly quận 10 (đang cách ly 148 công dân, 10 F0 được phát hiện tạ đây) và Ký túc xá Đại học Sài Gòn (đang cách ly 210 công dân, 50 F0 được phát hiện tại đây).
Đoàn kiểm tra tại khu cách ly KTX Đại học Sài Gòn, 99 An Dương Vương, Quận 8. Ảnh: HT.
Theo đoàn kiểm tra, khu cách ly đã hoạt động ổn định. Tuy nhiên, nơi này còn một số tồn tại như rác thải ở khu vực tầng của người cách ly bừa bãi, thiếu phòng đệm cho nhân viên y tế, cán bộ phục vụ để mặc, tháo bỏ đồ bảo hộ trước và sau khi ra vào nơi ở của người đang cách ly; chỗ ở của dân quân tự vệ vệ sinh rất kém, lộn xộn; khu vực thải bỏ đồ phòng hộ, chỗ tập kết rác thiếu mái che.
Qua kiểm tra, Tổ thực hiện cách ly, xử lý môi trường y tế đề nghị HCDC tăng cường kiểm tra, giám sát các khu vực cách ly tập trung, đảm bảo đúng các quy định.
Tổ này cũng đề nghị HCDC hướng dẫn các quận, huyện triển khai quản lý và tách gộp của các mẫu dương tính. Những người xét nghiệm trong mẫu gộp không tập trung, thực hiện cách ly cùng nhau; ưu tiên dùng test nhanh để tách trước khi có kết quả xét nghiệm PCR mẫu đơn; rà soát và xây dựng kế hoạch mở mới khu cách ly tập trung để đảm bảo trong trường hợp số người cách ly lớn; thực hiện nghiêm bảo hộ, phòng chống lây nhiễm chéo trong khu cách ly; thu gom và xử lý rác thải lây nhiễm đúng quy định.
Đoàn còn đề nghị HCDC cung cấp đầy đủ trang thiết bị, vật tư y tế cho khu cách ly, bổ sung khẩu trang N95 cho nhân viên trực tiếp phục vụ người đang được cách ly. Ngoài ra, mỗi người cách ly cần được trang bị một nhiệt kế thủy ngân để tự theo dõi nhiệt độ. Các nội quy, tài liệu truyền thông phòng chống Covid-19 cũng cần được bổ sung.
Đoàn cũng kiến nghị thành lập đoàn kiểm, tra giám sát cấp quận/huyện, chỉ sử dụng 80% công suất phòng cách ly F1 và bố trí đủ 20% số phòng để làm phòng cách ly cho F0 và F1 nguy cơ cao (F1 cùng phòng với F0).
Vì sao Giám đốc sở Y tế Đắk Nông bị điều chuyển làm chuyên viên? Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, nguyên Giám đốc sở Y tế Đắk Nông vừa được điều chuyển về làm chuyên viên Phòng Nghiệp vụ y, dược. Chiều 19/1, một lãnh đạo sở Y tế Đắk Nông cho biết đơn vị đã có quyết định điều động bà Nguyễn Thị Thanh Hương, nguyên Giám đốc sở Y tế Đắk Nông về làm chuyên viên...