Tàu chở hàng trăm tấn hóa chất đắm ngoài khơi Nhật Bản
Một tàu chở khoảng 450 tấn hóa chất natri hydroxit đã bị đắm sáng nay 30/9 ở ngoài khơi vùng biển phía nam tỉnh Yamaguchi, Nhật Bản, Telegraph dẫn nguồn tin địa phương cho biết.
Con tàu bị nghiêng chỉ khoảng 5 phút sau khi rời cảng. (Ảnh: Telegraph)
Theo Cơ quan phòng vệ bờ biển vùng Tokuyama, con tàu bắt đầu nghiêng khoảng 5 phút sau khi khởi hành từ cảng Tokuyamakudamatsu vào lúc hơn 10 giờ sáng nay 30/9 giờ địa phương.
Phi hành đoàn của con tàu đã thông báo cứu hộ khẩn cấp vào lúc 10h45. Rất may toàn bộ 4 thủy thủ trên tàu đều an toàn.
Hiện chưa rõ nguyên nhân sự cố trên, song cơ quan phòng vệ bờ biển địa phương cho biết sẽ cử các thợ lặn điều tra tình trạng của con tàu và cân nhắc di chuyển số hàng trên boong sang một tàu khác.
Một đại diện Viện Sinh hóa hữu cơ Thái Bình Dương nói rằng, 450 tấn hóa chất là số lượng khá lớn song khó thể gây nguy hiểm cho toàn bộ vùng biển mà chỉ với riêng khu vực con tàu bị đắm, và đây không phải là bức xạ, nhiên liệu, vì vậy không gây thiệt hại lớn,
Natri hydroxit là hóa chất thường dùng trong sản xuất các sản phẩm gia dụng như bột giặt, xà bông. Hóa chất này khi gặp nước sẽ tỏa ra nhiệt lượng lớn có thể gây bỏng.
Minh Phương
Video đang HOT
Theo Telegraph
Bí ẩn tàu ngầm uy lực 'tử nạn' vì... hỏng toilet
Tàu ngầm U-1206 chưa bao giờ nổi tiếng được như tàu Titanic, nhưng sự thật khó tin về việc tàu đã chìm như thế nào và tại sao vẫn khiến nhiều người sửng sốt.
Vào ngày 6/4/1945, tàu ngầm Đức mang số hiệu U-1206 khởi hành từ thành phố cảng Kristiansand của Na Uy (khi đó nằm dưới sự đóng quân của phát xít Đức), bắt đầu chuyến tuần tra đầu tiên. Được điều tới vùng biển Bắc Đại Tây Dương, nhiệm vụ của tàu là tìm và diệt các tàu của Anh và Mỹ ở ngoài khơi.
Bí ẩn tàu ngầm uy lực &'tử nạn' vì... hỏng toilet
Đối với 50 thủy thủ trên tàu ngầm U-1206, cuộc sống của họ không chỉ vô cùng nguy hiểm, mà còn rất khó chịu. Nơi sinh hoạt tù túng, và các nhà vệ sinh cũng không phải ngoại lệ.
Trên tàu chỉ có 2 nhà vệ sinh (toilet), và một trong số đó lại ngay cạnh bếp - nơi thường trữ thức ăn. Khi nhà bếp vận hành thì toilet này không thể sử dụng được, và toàn bộ đội thủy thủ phải dùng toilet còn lại.
Sức ép quá lớn
Hệ thống ống nước trên tàu ngầm Đức thời kỳ đó rất khác so với của Anh và Mỹ: Toilet của tàu Đức xả chất thải thẳng ra biển, thay vì giữ lại trong một thùng chứa. Bỏ thùng chứa nên tàu tiết kiệm được không gian, nhưng việc này cũng khiến tàu phải trả giá đắt.
Các toilet này chỉ có thể sử dụng khi tàu đang di chuyển hoặc gần bề mặt biển. Khi tàu lặn, sức ép bên ngoài thân tàu quá lớn, nên toilet không thể xả chất thải.
Nếu thủy thủ có nhu cầu vệ sinh trong các tình huống trên, họ phải sử dụng các loại ... thùng, hộp kẽm, hoặc bất cứ thứ gì có thể chứa được chất thải. Sau đó, chờ tới khi tàu nổi họ mới có thể đổ vào toilet và xả nước.
Hệ thống thông hơi trong các tàu ngầm Đức thời Thế chiến II đặc biệt kém. Ngay cả trong tình trạng hoạt động tốt nhất, không khí trong tàu lẫn với mùi dầu diesel, mùi cơ thể người và cả những mùi khác. Khi toilet ngừng hoạt động thì toàn bộ các vật dụng đựng chất thải góp phần làm trầm trọng thêm bầu không khí.
Tàu U-1206 có một hệ thống thông hơi mới và cải tiến. Không giống các tàu trong hạm đội, con tàu này có toilet áp suất cao, nên có thể sử dụng được khi ở dưới độ sâu lớn hơn so với các toilet thông thường. Nhưng hệ thống này lại rất khó vận hành, với các hướng dẫn phức tạp, và chỉ có vài thủy thủ được huấn luyện để sử dụng. Họ được coi là &'chuyên gia xả bể phốt'.
Chỉ trong tuần đầu đi tuần tra, Thuyền trưởng Karl Adolf Shlitt (lần đầu chỉ huy một tàu ngầm) của tàu U-1206 buộc phải sử dụng nhà vệ sinh, khi tàu ở độ sâu 61m, cách bờ biển Scotland 8 dặm. Thay vì nhờ tới trợ giúp của các &'chuyên gia xả bể phốt', Schlitt cố tự mình tìm hiểu hướng dẫn sử dụng. Nhưng rồi trục trặc xảy ra.
Và khi Schlitt nhờ chuyên gia toilet đến giúp, mọi chuyện vẫn không ổn. Chuyên gia này đã mở van bên ngoài (để mở ra biển), trong khi van bên trong đã mở trước đó, khiến nước tràn vào trong tàu ngầm.
Khí độc trong tàu
Một lỗi nữa trong thiết kế của U-1206 lúc đó mới lộ ra. Khi lặn, tàu chạy bằng các động cơ điện từ những khối pin khổng lồ, đặt ngay dưới khu vực toilet. Khi nước biển tràn vào, đã hòa lẫn với acid trong pin, tạo ra một thứ khí chlorine độc hại, lan tỏa khắp thân tàu.
Khí độc ngập đầy trong tàu ngầm, Schlitt buộc phải ra lệnh cho tàu nổi lên để thoát khí chlorine và đưa khí trong lành trở lại khoang tàu. Vì tàu nổi lên trong tầm ngắm của bờ biển Scotland, nên U-1206 nhanh chóng bị máy bay của quân Đồng minh phát hiện và tấn công. Một thủy thủ thiệt mạng trong lúc hỗn loạn, ba người khác bị rơi ra ngoài và chết đuối.
Tàu U-1206 bị hư hại nghiêm trọng sau vụ tấn công, và không thể lặn được nữa.
Thấy không còn cách nào cứu vãn con tàu, Thuyền trưởng Schlitt ra lệnh thủy thủ xuống tàu cứu sinh, rồi ông cho đắm tàu. U-1206 là con tàu duy nhất trong lịch sử hải quân bị chìm vì hỏng toilet. 36 thành viên trong thủy thủ đoàn được các tàu nhỏ trong khu vực cứu hộ, 10 người khác cập bờ và bị bắt.
Chỉ hơn 20 ngày sau thảm họa với tàu U-1206, trùm phát xít Adolf Hittler tự sát tại Berlin. Bảy ngày sau đó, Đức đầu hàng quân Đồng minh. Thế chiến II tại châu Âu kết thúc.
Thủ tướng Anh Winston Churchill sau đó thừa nhận, &'điều duy nhất khiến ông khiếp đảm lúc đó chính là hiểm họa mà tàu ngầm lớp U (của Đức) gây ra'. Tuy nhiên, khả năng sống sót của tàu ngầm Đức thời đó khá mong manh. 75% toàn hạm đội tàu ngầm U bị đánh chìm trong cuộc chiến, và 30.000 trong số 40.000 quân nhân trên tàu cùng nằm lại dưới biển.
Có thể chính chiếc toilet hỏng đưa con tàu U-1206 xuống đáy đại dương, nhưng lại cứu sống 46 thủy thủ trên tàu.
Theo Vietnamnet
IS dùng vũ khí hóa học tấn công dân thường và lực lượng an ninh Iraq Phóng viên hãng thông tấn Sputnik đã được phép tiếp cận một nhà kho, nơi lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) chứa vũ khí hóa học được sử dụng trong các cuộc tấn công khủng bố chống lại dân thường và các lực lượng an ninh Iraq ở tỉnh Anbar. Hình ảnh tại hiện trường cho thấy, một sỹ quan thuộc các...