Tàu chở dầu thô lớn nhất Việt Nam “nằm bờ” chờ 4 triệu USD
Nhận bàn giao tàu chở dầu thô 104.000 tấn từ Vinashin, tháng 6/2012, đơn vị Công ty Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất ( DQS) tổ chức lễ hạ thủy con tàu. Nhưng cho đến nay, con tàu chở dầu thô lớn nhất Việt Nam vẫn chưa thể hoạt động.
Con tàu 63 triệu đô phơi sương gió trên biển
Trong năm 2010, đơn vị Vinashin bàn giao tàu 104.000 tấn cho DQS (Petro Việt Nam) để tiếp tục hoàn thành, với giá thẩm định 28 triệu USD. Sau đó, chủ đầu tư là đơn vị Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (PV Trans) tiếp tục ký hợp đồng với DQS khoảng 25 triệu USD. Theo thiết kế, tàu 104.000 tấn dài 245m, chiều rộng mặt boong 43m và chiều cao mạn tàu 20m.
Khi con tàu “khổng lồ” được cơ quan đăng kiểm ở Việt Nam và Quốc tế ABS (Mỹ) cấp giấy chứng nhận, hiển nhiên tàu 104.000 tấn có thể lưu thông hàng hải trên biển. Niềm tin và hy vọng đã gợi mở khi DQS tổ chức lễ hạ thủy tàu vào tháng 6/2012.
Video đang HOT
Nhưng vì sao sau lễ hạ thủy, con tàu “khủng” vẫn nằm im trên biển? Câu chuyện xuất phát sau 2 tháng hạ thủy, vào tháng 8/2012, PV Trans thuê đơn vị tư vấn VMS của Singapore khảo sát tàu. Qua quá trình khảo sát, đơn vị tư vấn VMS yêu cầu bổ sung thêm 4 chi tiết với kinh phí phát sinh khoảng 4 triệu USD để tàu vận hành tốt hơn.
Bốn vị trí mà PV Trans đề cập thông qua đơn vị tư vấn VMS gồm thay đổi vị trí đầu hút của hệ thống cứu hỏa, bổ sung hệ thống ống vét sạch hầm hàng, bổ sung 3 van cách ly và bổ sung hệ thống báo mức nhận hàng 95%. Với 4 yêu cầu phát sinh trên, PV Trans và DQS vẫn chưa thống nhất thỏa thuận đàm phán. Đồng thời, VMS cho rằng thiết kế tàu theo mẫu của Ba Lan đã lạc hậu và chưa phù hợp với các tiêu chuẩn mới trong vận tải hàng hải quốc tế.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Văn Hội – Chủ tịch Hội đồng thành viên DQS – cho rằng: “Với tổng chi phí đóng tàu đã ngốn trên 63 triệu USD, tàu đã hoạt động bình thường và được đăng kiểm công nhận hoạt động quốc tế. Riêng 4 ý kiến phát sinh chỉ nhằm mục đích vận hành hoạt động tối ưu hơn. Hiện tập đoàn đã đưa ra các giải pháp, phương án tối ưu nhưng còn phải chờ kết quả đàm phán kinh phí phát sinh”.
Được biết, sau khi hạ thủy, tàu 104.000 tấn đã chạy thử 2 lượt ra biển với chiều dài khoảng 700 hải lý. Mỗi ngày tàu chở dầu thô chưa chính thức bàn giao, đơn vị DQS phải tốn khoảng 200 triệu đồng. Đến ngày 8/11, con tàu lại được lai dắt trở vào xưởng đóng tàu.
Lai dắt tàu “khủng” về xưởng đóng tàu
Quá trình đàm phán càng chậm trễ, sẽ còn nhiều “trăm triệu đồng” bị đổ xuống biển. Và con tàu chở dầu thô lớn nhất Việt Nam, niềm kêu hãnh của ngành hàng hải Việt Nam sẽ vẫn phải nằm im dãi dầu cùng nắng mưa khắc nghiệt trên biển.
Theo Dantri
Tàu 'hoang' của Vinalines bị bỏ mặc suốt 8 tháng
Nhiều lần gửi văn bản xin cấp trên cho cơ chế tài chính di dời tàu New Sun tới vị trí an toàn nhưng Cảng vụ Hải Phòng vẫn chưa được chấp thuận, trong khi chủ tàu tiếp tục "bỏ mặc".
Theo các báo cáo của Cảng vụ Hải Phòng, tàu New Sun, thuộc quyền quản lý của Công ty Vận tải viễn dương Vinashin (Vinashinlines) trong tình trạng bị "bỏ hoang" gần luồng Lạch Huyện (Hải Phòng) từ giữa tháng 3/2012. Trong các ngày 2 - 11/8, Cảng vụ đã liên tiếp có 3 công văn gửi Cục Hàng hải, báo cáo về tình trạng không thể hoạt động, gây nguy hiểm của tàu New Sun.
Tương tự New Sun, Dynamic Bright và một số tàu khác cũng trong tình trạng mất tự chủ. Ảnh: F.M
Do chủ tàu không cấp nhiên liệu cho máy chính, máy đèn, không bố trí đủ thuyền viên nên con tàu dài 136 mét tuy neo tại chỗ, nhưng khi thủy triều lên thường bị quay, trôi vào luồng quốc gia (rộng khoảng 150 mét) gây nguy hiểm cho các tàu bè khác. Sự việc càng trở nên nghiêm trọng khi trên địa bàn neo đậu xảy ra nhiều cơn dông, gió lốc. Điển hình là ngày 10/8, con tàu này đã trôi vào sát biên luồng Lạch Huyện, gây nguy hiểm cho các tàu ra vào cảng khác (đặc biệt là tuyến vận tải khá đông đúc Hải Phòng - Cát Bà).
Theo Cảng vụ, cơ quan này đã có nhiều công văn gửi chủ tàu, yêu cầu di chuyển tàu New Sun về vị trí an toàn, nhưng chủ tàu cho biết không có kinh phí thực hiện. Cảng vụ Hải Phòng do đó đề nghị Cục Hàng hải xem xét, cho cơ chế tài chính để cơ quan này có thể tự lập phương án đưa tàu New Sun về đến vị trí an toàn. Tuy nhiên, sau gần 3 tháng đề xuất phương án này, cơ chế tài chính vẫn chưa được xử lý. Hậu quả là đến đầu tháng 11, do tác động của Bão số 8, tàu New Sun đã trôi dạt, mắc cạn trong khu vực giao nhau giữa luồng hàng hải và đường thủy nội địa.
Ngoài trường hợp của New Sun, báo cáo ngày 2/8 của Cảng vụ Hải Phòng cũng đề cập đến tình trạng tương tự của một số con tàu đang neo tại khu vực này như Shun Yun (quốc tịch Trung Quốc), Dynamic Bright, Đại Phát (thuộc sở hữu của Công ty Cho thuê tài chính II - Agribank). Riêng tàu Shun Yun, hiện không còn thủy thủ do toàn bộ thuyền viên đã xuất cảnh về nước. Cảng vụ do đó cũng xin cơ chế tài chính tương tự để xử lý như trường hợp của New Sun (bao gồm cả việc trục xuất đối với tàu Shun Yun), nhưng hiện phương án này vẫn chưa nhận được sự hồi đáp của cơ quan quản lý cấp trên.
Theo VNE
Thuỷ thủ tàu SEA EAGLE kêu cứu Vừa qua, PV nhận được thư điện tử của anh Chu Trọng Cường - thuyền phó 2 tàu SEA EAGLE thuộc Cty TNHH MTV vận tải Viễn dương Vinashin (Vinashinlines) - kêu cứu về tình trạng 9 thuyền viên bị bỏ rơi tại Trung Quốc. Các thủy thủ bị bỏ rơi với con tàu thoi thóp không điện, không tiền ăn và mong...