Tàu chìm, trách nhiệm có “nổi”?
16 người chết tức tưởi trên con tàu của Công ty du lịch xanh Dìn Ký đến thời điểm này vấn đề trách nhiệm là chuyện phải… bàn cãi.
Trong ngày 23/5, PV VietNamNet đã cố gắng liên hệ với phía Công ty du lịch xanh Dìn Ký, đơn vị kinh doanh và có liên quan trực tiếp đến con tàu BD-0394 gặp nạn đêm 20/5 làm 16 người chết.
Tuy nhiên, việc liên lạc này không thành vì các nhân viên ở những chi nhánh của Dìn Ký xác nhận, giám đốc, quản lý (người được ủy quyền trong vụ tàu chìm – PV) đều đi vắng. Số điện thoại của những người này cũng nằm ngoài vùng phủ sóng.
Vì sao bến thủy lậu của công ty Du lịch xanh Dìn Ký hoạt động trong thời gian dài trước mặt các cơ quan chức năng, hiện vẫn còn là dấu hỏi?
Tiếp tục truy vấn đề trách nhiệm của những đơn vị có liên quan đã để con tàu không đủ đảm bảo hoạt động du lịch chở khách và bến thủy không phép tồn tại trong một thời gian dài, PV có trao đổi với ông Bùi Đình Chiến – Phó Đội trưởng Đội thanh tra số 5, thuộc thanh tra Cục Đường thủy phía Nam.
Ông Chiến cho biết: “Vào năm 2008, đơn vị chúng tôi đã lập biên bản vi phạm đối với Dìn Ký về việc hoạt động bến thủy không phép. Toàn bộ hồ sơ chúng tôi chuyển lên cấp trên, họ đã đến đóng phạt và khi về vẫn hoạt động tiếp”.
Video đang HOT
1 cảng vụ viên cho biết: “Chuyện tàu du lịch hết đát vẫn hoạt động kinh doanh, đón khách… mà không chịu đi đăng kiểm là chuyện bình thường”
Trong khi đó, PV đặt câu hỏi, vậy nếu phía Dìn Ký cứ hoạt động “lỳ” thì phía cơ quan chức năng không có biện pháp gì chăng, thì ông Chiến nói “đó là chuyện của cơ quan chức năng… khác”.
Một cảng vụ viên (xin giấu tên) tiết lộ với VietNamNet rằng “một số địa bàn, có tình trạng cảng vụ đường thủy nội địa khu vực sẽ “nuôi” bến thủy lậu”. Cụ thể cảng vụ viên này có phân tích, đối với bến thủy có phép thì các cảng vụ thu tiền cập ra, cập vào của tàu cho nhà nước nhưng “nuôi” bến thủy không phép thì số khoản phí cập ra, cập vào đó của tàu, mà mỗi năm là một khoảng khổng lồ sẽ được ăn chia nhau.
Và trên thực tế, sau vụ tai nạn kinh hoàng vừa qua, dư luận có đặt câu hỏi: vì sao bến thủy không phép của Dìn Ký lại có thể hoạt động trong một thời gian dài, mà các cơ quan chức năng quản lý không hề xử lý, đình chỉ?
Tàu chìm, trách nhiệm liệu có “nổi”?
Cảng vụ viên nói trên còn cho biết: “Chuyện tàu du lịch hết đát vẫn hoạt động kinh doanh, đón khách… mà không chịu đi đăng kiểm là chuyện bình thường. Có thể nói họ cứ thế kinh doanh, đến khi thích thì đi đăng kiểm, không thích thì thôi còn chuyện nhắc nhở của các cơ quan quản lý là… chuyện nhỏ”.
Trong khi đó, ông Trần Quang Trung – Phó giám đốc cảng vụ đường thủy nội địa khu vực 3, đơn vị quản lý đoạn sông Sài Gòn qua thủy phận TX.Thuận An, tỉnh Bình Dương nói rõ: “Trách nhiệm trong vụ tai nạn này thì phải có nhiều đơn vị. Đây là bến thủy không phép, mà mặc dù phía Dìn Ký đã gửi hồ sơ đến xin mở cảng du lịch”.
Ông Trung cũng có nói: “Bến thủy lậu ở nước ta có nhiều, chứ đâu riêng gì ở đây”.
Phân tích của ông Trung, sở dĩ hồ sơ xin mở cảng du lịch của Dìn Ký không được duyệt là do, đoạn sông chỗ nhà hàng nổi Dìn Kỳ có mực nước sâu, cầu phao nổi không đăng kiểm được, phải xin ý kiến của chính quyền địa phương, Sở GTVT.
Trả lời về việc sao không đình chỉ, giải tỏa để bến thủy Dìn Ký hoạt động lậu trong thời gian dài, ông Trung cũng phân tích rằng: “Chuyện đó là trách nhiệm của nhiều cơ quan chức năng có liên quan, nhưng trước đây cảng vụ đường thủy nội địa và đội thanh tra số 5 đã từng lập biên bản xử lý đối với bến thủy lậu của Dìn Ký”.
Ông Trung lấy ví dụ: ở TP.HCM, trước đây đơn vị của ông có phối hợp cùng thanh tra Sở GTVT TP.HCM, cơ quan công an, các quận, huyện… đã rà soát, lập biên bản xử lý các bến thủy lậu, sau đó bàn giao cho cấp quận, huyện quản lý.
Theo VietNamNet
Tổng kiểm tra tàu nhà hàng trên sông
Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã quyết định tiến hành tổng kiểm tra lại hoạt động của các tàu nhà hàng cũng như tàu cánh ngầm trên địa bàn, đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm và đình chỉ những phương tiện không đảm bảo an toàn cho hành khách trong tháng 6 tới.
TTXVN đưa tin, sau khi xảy ra vụ tàu nhà hàng Dìn Ký bị chìm tối 20/5, trên sông Sài Gòn, tỉnh Bình Dương, Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã quyết định tiến hành tổng kiểm tra lại hoạt động của các tàu nhà hàng cũng như tàu cánh ngầm trên địa bàn, đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm và đình chỉ những phương tiện không đảm bảo an toàn cho hành khách trong tháng 6 tới.
Thống kê của Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho thấy, hiện nay, trên địa bàn thành phố có gần 10 chiếc tàu nhà hàng từ 1-3 tầng thuộc các công ty kinh doanh vận chuyển khách kết hợp du lịch ngắm cảnh trên sông Sài Gòn.
Tàu du lịch Dìn Ký bị chìm tối 20/5 đã khiến 16 người thiệt mạng, trong đó có nhiều trẻ em, người nước ngoài (Ảnh: VietNamNet)
Ông Ngô Đặng Quá Hải, Phó phòng Quản lý giao thông thủy Sở Giao thông vận tải TP.HCM, cho biết trên TTXVN: hiên loai tau nha hang chơ khach trên sông đươc cac cơ quan chưc năng đưa vao diên quan ly như môt chiêc tau chơ khach trên sông binh thương. Trong đợt kiểm tra tới đây, Sở Giao thông vận tải TP.HCM sẽ yêu cầu các chủ tàu có những bảng chú ý đối với hành khách về công tác cứu hộ, cứu nạn cũng như vị trí và cách sử dụng áo phao trên tàu.Sở Giao thông vận tải TP.HCM cũng đa kiên nghi Bô Giao thông vận tải cân ban hanh quy đinh cụ thể riêng cho loai tau nha hang kết hợp với tham quam du lịch trên sông nhưng đên nay vân chưa nhân đươc văn ban tra lơi cua Bô.
Như VietNamNet đã đưa tin, tối 20/5, một vụ chìm tàu kinh hoàng xảy ra tại xã Bình Nhâm, TX. Thuận An, tỉnh Bình Dương. Vụ chìm tàu du lịch Dìn Ký đã khiến 16 người thiệt mạng, trong đó có nhiều trẻ em, người nước ngoài.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương xác định, tài công Lê Văn Đức - người vận hành tàu Dìn Ký - không có bằng lái để điều khiển phương tiện. Hiện Đức và Lê Văn Quang (quản lý tàu) và Đinh Văn Quân (là quản lý chung của nhà hàng nổi Dìn Ký chi nhánh ở xã Bình Nhâm, thị xã Thuận An - Bình Dương) đã bị giam giữ để phục vụ công tác điều tra.
Trong một diễn biến khác liên quan đến vụ chìm tàu du lịch Dìn Ký, báo Người lao động dẫn lời Đại tá Võ Đức Thành, Phó chỉ huy - Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Dương, cho biết, khoảng 4 giờ sáng nay (23/5), nạn nhân cuối cùng của vụ chìm tàu kinh hoàng trên là cháu Phạm Xuân Khánh (9 tuổi) đã được tìm thấy trong một góc khuất của khoang tàu Dìn Ký.
Đại tá Thành cho hay, lúc đó, thủy triều rút nên thợ lặn mới chui được vào tàu và tìm thấy cháu Khánh trong góc kẹt của khoang máy. Cháu Khánh đã bị rơi thẳng từ tầng hai xuống khoang máy.
Theo báo Người lao động, tàu Dìn Ký hiện đã được đưa lên khỏi mặt nước 2/3 thân tàu. Dự kiến, trong ngày 24/5 sẽ trục vớt xong.
Theo VietNamNet
Vụ chìm tàu du lịch Dìn Ký: Đám tang tập thể trong đêm 22h35, ba chiếc xe tang chở 7 chiếc quan tài đến nghĩa địa của thôn. Tiếng khóc xé trời. 23h15, hạ huyệt. Nhiều người vừa lấp mộ vừa khóc. Chiều 22/5, trời ở xã Kỳ Giang, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh chang chang nắng. Trên con đường nhỏ nối từ QL1A đến xóm 6 của xã, nhiều người dân trong xã đổ về...