Tàu chìm, nhà tốc mái ở Quảng Ninh
Đổ bộ vào đất liền rạng sáng 11/11, bão Haiyan đã khiến ít nhất 42 tàu, thuyền, nhà bè neo đậu trên vịnh Hạ Long vỡ, chìm; gần 1.000 nhà bị sập hoặc tốc mái. Nhiều biển quảng cáo cỡ lớn cũng bị gió quật đổ.
Rạng sáng 11/11, bão Haiyan đổ bộ vào Quảng Ninh sau 5 ngày di chuyển trên biển.
Không chỉ tàu gỗ mà một số tàu sắt cũng bị sóng, gió quật tung.
Một ngư dân buồn bã ngồi nhìn chiếc tàu cá của gia đình đang nằm dưới biển.
Nhiều nhà bè trên vịnh bị sóng, gió đánh tan hoang. Người dân bới đống đổ nát tìm kiếm những vật dụng còn có thể sử dụng được.
Chiếc thuyền nhỏ bị đắm đang được người dân vớt lên sửa chữa.
Lực lượng chức năng đi kiểm tra tình hình thiệt hại trên vinh Hạ Long sáng 11/11.
Video đang HOT
Trên đất liền, mái tôn và khung thép của một xưởng sản xuất tại Cẩm Phả bị gió bão giật tung.
Nhiều ngôi nhà ngói bị tốc hết mái.
Mái tôn bị gió bão cuốn đi mắc vào dây điện bên đường ở Cẩm Phả. Nhiều cây xanh hai bên đường cũng bị bật gốc, gẫy cành.
Nhiều biển quảng cáo bị giật tung.
Thậm chí, khung thép biển quảng cáo nặng hàng tấn ở gần cầu Bãi Cháy cũng bị gió quật rơi xuống đường. Ảnh: Đăng Ninh.
Theo VNE
Đêm nay bão đổ bộ Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Ninh
Mưa đã xuất hiện ở cả 3 tỉnh Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Ninh nơi dự kiến sẽ là tâm bão Haiyan trong đêm. Hà Nội được dự bão sẽ không có nghập lụt nghiêm trọng.
19h, đường phố Hạ Long, Quảng Ninh xuất hiện mưa.
Chiều nay, ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng và Thủy văn Trung ương cho biết, bão đang dịch chuyển về phía bắc và sớm là 10h tối nay, muộn nhất là 3-4h sáng mai, tâm bão sẽ đi vào ba tỉnh Hải Phòng, Thái Bình và Quảng Ninh. Các địa phương Bắc Trung Bộ trở vào trong đến thời điểm này cơ bản là vùng an toàn.
Đường đi dự kiến của bão Haiyan trong bản tin phát lúc 17h30 chiều nay của Trung tâm Dự báo khí tượng và thủy văn Trung ương.
Theo ông Tăng, Trung tâm Khí tượng đã tham khảo dự báo của các trung tâm trên thế giới nhưng họ cũng chưa có sự thống nhất.
Nhật Bản dự báo bão cập bờ nửa đêm về sáng ngày 11/11, điểm cập bờ từ Hà Tĩnh đến Thái Bình, sau đó bão suy yếu rồi di chuyển về vùng núi Việt Bắc. Tâm bão tan đi trên vùng núi khoảng Bắc Cạn, Tuyên Quang.
Các đài Hong Kong, Trung Quốc, Mỹ nhận định bão sẽ đi vào giữa Hải Phòng và Quảng Ninh, sau đó tạt qua một phần Quảng Ninh rồi đi suy yếu khi sang Trung Quốc.
"Chúng tôi nhận định nhiều khả năng bão vào giữa Thái Bình và Hải Phòng, rồi đi vào giữa tỉnh như Bắc Giang, Hải Phòng và Quảng Ninh, sau đó đổi hướng lên phía bắc đi qua địa phận Quảng Ninh rồi sang Trung Quốc", ông Tăng nói.
Bộ đội biên phòng gọi ngư dân đưa thuyền vào tránh bão ở đảo Cô Tô, Quảng Ninh.
Ven biển Bắc Bộ từ Ninh Bình đến Quảng Ninh sẽ có gió mạnh hơn 74km/h. Vùng tâm bão là Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh có gió mạnh 102km/h.
Các tỉnh nằm sâu trong đất liền như Hưng Yên, Bắc Giang, Lạng Sơn và cả Hà Nội sẽ có gió mạnh khoảng 49km/h, các tỉnh trong sâu đất liền không đáng ngại.
Về tình hình mưa, ông Tăng cho biết, do bão di chuyển lên vĩ độ khá cao nên mưa ở Trung Trung Bộ đến Quảng Bình không lớn; từ Hà Tĩnh đến Thanh Hóa có gió nhưng không nguy hiểm.
Toàn bộ Bắc Bộ, trừ phía tây Điện Biên, Lai Châu không mưa hoặc mưa không đáng kể. Còn các địa phương khác đều có mưa và đề phòng mưa lớn ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, các tỉnh ven biển, một phần vùng núi phía bắc trung du khi một số nơi có lượng mưa có thể lên đến 200-300 mm.
Hải Phòng: Khu vực Đồ Sơn đã bắt đầu có mưa lớn, sóng đánh vỗ vào thân đê trắng xóa. Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Dương Anh Điền yêu cầu tất cả các lực lượng trong tư thế sẵn sàng chống bão. Hơn 4.000 phương tiện với gần 13.000 lao động đã về nơi trú bão. Các phương tiện nếu cố tình ra khơi sẽ bị cưỡng chế và phạt tiền.
Thành phố yêu cầu bộ đội biên phòng, công an, di dời những lao động ở những chòi canh ngao tại Cát Hải, Tràng Cát về đất liền. 15h, tất cả các bến phà ngừng hoạt động, tàu chở khách du lịch từ Hải Phòng đi Cát Bà cũng bị cấm lúc 15h, chiều Cát Bà - Hải Phòng đã dừng trước 17h. Thành phố cũng có phương án di dời hơn 46.000 dân ở các quận huyện với phương châm di dân tại chỗ ở những nhà cao tầng kiên cố như trường học, nhà văn hóa...
Bộ đội biên phòng giúp người dân huyện đảo Cát Hải sơ tán khỏi khu vực nguy hiểm.
Bộ chỉ huy Quân sự thành phố cho biết đã huy động hơn 1.500 cán bộ chiến sỹ cơ động sẵn sàng ứng cứu, nhất là những nơi đê xung yếu của Đồ Sơn, tuyến đê Hoàng Châu, Tràng Cát, Vinh Quang ...Các tàu tìm kiếm cứu nạn sẽ neo đậu tại những vị trí xung yếu (Khu vực Phù Long - Cát Hải) để sẵn sàng ứng cứu.
Quảng Ninh đang có mưa nhỏ, gió bắt đầu mạnh. Trời xám xịt. Ông Hoàng Công Đăng, Phó Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh cho biết, Sở đã chia thành các đoàn đi thị sát công tác phòng chống lụt bão các xã, đặc biệt là đê biển và vùng có nguy cơ sạt lở.
Hà Nội sẽ không ngập úng nghiêm trọng
Theo kịch bản trước, khi bão đi vào miền Trung rồi suy yếu Lào, thì mưa Hà Nội và Bắc Bộ là rất lớn. Nhưng với kịch bản mới nhất, thì mưa Hà Nội có thể chỉ ở mức trên dưới 100 mm trong đêm nay và sáng mai.
"Với lượng mưa trên nếu trải khoảng 12 tiếng hoặc hơn chút thì Hà Nội không đáng lo ngại, nhưng nếu cục bộ trong khoảng 1-2 tiếng thì gây ngập cục bộ. Tuy nhiên theo tôi ngập ở Hà Nội có thể không nghiêm trọng, hoặc gây rối loạn giao thông", ông Tăng nói.
Trưa nay, tất cả tàu thuyền đã được neo đậu an toàn. Người dân ở các nhà bè trên biển khu vực Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn đã được đưa vào đất liền tránh bão. "Hiện thủy triều đã xuống thấp nên nếu có mưa lớn cũng không đáng ngại lắm. Sở cũng có phương án thoát lũ ở tất cả các sông, hồ, đập...trên địa bàn".
Thái Bình: Đến chiều tối nay, mức gió ghi nhận cũng không quá lớn, mưa rải rác nhẹ. Phó giám đốc Sở Nông nghiệp Lê Văn Thăng nói: "Cơn bão có tốc độ nhanh và diễn biến phức tạp nên chúng tôi liên tục theo dõi để đảm bảo không bị động".
Theo ông Thăng, chiều 10/11, 100% tàu thuyền đã được neo đậu trong bờ, công tác di dân đến nơi an toàn cũng được hoàn thiện. Lo sợ người dân thấy thủy triều xuống lại quay trở về bãi nuôi trồng ven biển nên tỉnh chỉ đạo các lực lượng công an, bộ đội biên phòng, dân quân tự vệ chốt trực, kiểm tra.
Nước ở khu vực nội đồng Thái Bình hiện rất thấp, các lòng sông tiêu trơ đáy là một lợi thế cho việc tiêu úng của địa phương. Sở cũng sẵn sàng việc mở cửa sông nếu lượng mưa lớn.
Sáng nay sau khi đi vào phía nam vịnh Bắc Bộ, bão di chuyển lệch phía tây bắc, tốc độ giảm còn khoảng 25- 30 km một giờ, cường độ bão cũng có giảm đi khoảng ở đầu cấp 13. Vị trí tâm bão đang ở ngang vĩ độ giữa Hà Tĩnh, nam Nghệ An (Bến Thủy), cách bờ biển các tỉnh Bắc Trung Bộ 200 km về phía đông, cách các tỉnh ven biển Bắc Bộ khoảng 250-300 km.
Chiều tối nay bão di chuyển nhanh dần theo hướng giữa tây bắc và bắc tây bắc với tốc độ khoảng 30-35 km tiến vào bờ biển các tỉnh phía đông Bắc Bộ, tâm bão đổ bộ vào đến giờ phút này là ba tỉnh Hải Phòng, Thái Bình và Quảng Ninh.
Tiếp tục cập nhật
Theo Xahoi
Ngày mai, học sinh Hà Nội, Nam Định, Nghệ An nghỉ học Sở GD - ĐT Hà Nội, Nam Định, Nghệ An đã quyết định cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn khi cơn bão Haiyan đổ bộ vào đất liền. Người dân Quảng Nam xây hầm chống bão Haiyan Sáng nay, trước những diễn biến bất thường của cơn bão Haiyan, Giám đốc Sở GD - ĐT Nam Định đã gửi...