Tàu chìm do sóng đánh từ tàu khác, Thuyền trưởng tử vong
Do bị sóng của tàu nước ngoài đánh mạnh, tàu HD 1995 đã bị đánh chìm. Thuyền trưởng tử vong sau sự việc, thuyền viên còn lại đã được bộ đội biên phòng cứu sống.
Vào hồi 10h15 sáng 19/11/2014, tại ngã ba sông Bạch Đằng, tàu BP 02- 04 – 19 Trạm kiểm tra giám sát trên sông, vịnh thuộc Biên phòng cửa khẩu cảng Bộ Đội Biên Phòng Hải Phòng đã phát hiện vụ việc tàu HD 1995 do gặp sóng của tàu biển nước ngoài đã bị chìm.
Trước khi xảy ra sự việc, tàu HD 1995 chở 200 tấn đá, hành trình từ Bến Đụn chạy ra ngã ba sông Bạch Đằng. Đang trên hành trình này thì bất ngờ tàu HD 1995 gặp sóng của tàu biển nước ngoài chưa rõ số hiệu đang chạy vào cảng khiến tàu HD bị chìm. Trên tàu lúc đó có 02 người gồm Thuyền trưởng Vũ Ngọc Bàn và thủy thủy Trương Văn Điền, sinh 1965, đăng ký thường trú tại Thôn Tam Đa, xã Minh Hào, huyện Kinh Môn, Hải Dương.
Lực lượng biên phòng ghi lời kể của thủy thủ trong vụ chìm tàu
Sau khi sự việc xảy ra, tàu Biên phòng thuộc Trạm Kiểm tra giám sát rên sông, vịnh – Biên phòng cửa khẩu cảng cử 4 cán bộ, chiến sỹ phối hợp với Phòng cảnh sát giao thông đường thuỷ tiếp cận hiện trường cứu vớt được thuyền viên Điền, còn thuyền trưởng Bàn đang ở trong ca pin tàu không thoát ra kịp. Toàn bộ tàu hàng hoá trên tàu bị chìm.
Lực lượng chức năng tổ chức cứu tìm kiếm thuyền trường Bàn trong vụ chìm tàu
Sau khi được cứu chữa, sức khỏe của ông Trương Văn Điền hiện đã bình phục. Tổ cứu nạn Trạm kiểm tra giám sát trên sông, vịnh – Biên phòng cảng điều động tàu và 4 cán bố chiến sĩ tiếp tục phối hợp với Phòng cảnh sát GTT Công an TP, cảng vụ HP tìm kiếm Thuyền trưởng Bàn.
Video đang HOT
Đến 13h cùng ngày lực lượng chức năng đã tìm được xác Thuyền trưởng Vũ Ngọc Bàn, sinh năm 1957, ĐKTT tại xóm 7, Minh Hòa, Kinh Môn, Hải Dương.
Hiện cơ quan các cơ quan chức năng đang điều tra làm rõ nguyên nhân dẫn đến vụ chìm tàu.
Thu Hằng
Theo Dantri
Sập mỏ đá làm 5 người chết: Doanh nghiệp định âm thầm "bỏ qua"?
Quản lý mỏ đá nơi xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng khiến 5 người thiệt mạng nhưng Công ty xi măng Phúc Sơn lại bao biện rằng mình không biết vụ việc nên không báo cáo cơ quan chức năng.
Dân bức xúc vì hàng ngày hứng "mưa đá"
Như Dân trí đã đưa tin, hồi 18h ngày 1/8/2014, tại công trường khai thác đá của Công ty xi măng Phúc Sơn (mỏ núi đá Trại Sơn A, thôn 11, xã An Sơn, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) đã xảy ra vụ nổ mìn làm sập mỏ đá khiến 5 công nhân bị hàng nghìn khối đá đè chết.
Chiều 2/8, các cơ quan chức năng huyện Thủy Nguyên đã có mặt tại hiện trường, tiến hành điều tra về vụ việc. Cũng trong chiều 2/8, UBND huyện Thủy Nguyên đã yêu cầu Công ty xi măng Phúc Sơn thuê máy xúc và nhân công tiến hành tìm kiếm thi thể của các nạn nhân.
Ngoài 2 xác nạn nhân được tìm thấy tối 1/8, 3 xác nạn nhân khác đã được tìm thấy chiều 2/8. Xác các nạn nhân (4 người ở Hòa Bình, 1 người ở Hải Dương) đã được gia đình đưa về quê an táng.
Hiện trường vụ sập mỏ đá khiến 5 người tử vong
Tại hiện trường vụ tai nạn, rất nhiều người dân đang sinh sống quanh khu vực mỏ đá kéo đến bày tỏ bức xúc với Công ty xi măng Phúc Sơn. Chị Trần Thị Huyền ở thôn Trại Sơn, xã An Sơn chia sẻ: "Gia đình tôi thuộc diện nằm trong bán kính không an toàn. Khi Công ty xi măng Phúc Sơn tiến hành khai thác mỏ đá Trại Sơn A, lẽ ra phải đền bù di chuyển các hộ dân ra khỏi khu vực bán kính an toàn mới được khai thác. Tuy vậy, nhiều năm qua Công ty Xi măng Phúc Sơn vẫn thuê thổ phỉ để bắn mìn và khai thác khiến cho gia đình tôi và nhiều hộ dân khác phải sống trong lo sợ. Có những hôm họ nổ mìn, những tảng đá to bằng nắm tay bay rào rào vào nhà gây thủng mái, thiệt hại hoa màu. Rất may nhà tôi không có ai bị thương nhưng luôn sống trong tâm trạng nơm nớp mỗi khi tới giờ "giới nghiêm" - giờ họ nổ mìn khai thác".
Rất nhiều ý kiến phản ánh của người dân cho biết việc nổ mìn để khai thác đá của Công ty Phúc Sơn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của các hộ dân sống quanh khu vực mỏ đá. Đại đa số ý kiến phản ánh trong quá trình nổ mìn khai thác đá, nhiều hộ dân bị đá bắn vào nhà gây nguy hiểm đến dân cư sống quanh khu vực, nhà cửa xảy ra hiện tượng nứt do chấn động và ô nhiễm khi công ty đổ trực tiếp chất thải ra con sông cạnh mỏ khai thác đá. Người dân thôn Trại Sơn từng nhiều lần kéo lên Cty Phúc Sơn phản đối, thậm chí vây nhà máy nhưng doanh nghiệp này chỉ chấp hành một thời gian rồi sau đó sự việc lại tái diễn với mức độ nguy hiểm hơn.
Doanh nghiệp giải thích loanh quanh, chính quyền tức giận
Suốt buổi chiều 2/8, đoàn công tác của UBND huyện Thủy Nguyên do ông Nguyễn Trần Lanh - Chủ tịch UBND huyện - dẫn đầu đã tới hiện trường tiến hành điều tra nguyên nhân, đồng thời làm việc với Công ty xi măng Phúc Sơn về vụ việc.
Mỏ đá Trại Sơn A được giao cho Công ty xi măng Phúc Sơn (trụ sở tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) khai thác làm nguyên liệu phục vụ sản xuất xi măng. Ngày 8/6 vừa qua, Cty Xi măng Phúc Sơn đã ký hợp đồng với Cty CP Khai thác khoáng sản Kiên Ngọc (trụ sở tại xã An Sơn, huyện Thủy Nguyên) để xây dựng cơ bản và khai thác đỉnh tại khu vực A (nơi xảy ra tai nạn).
Cơ quan chức năng kiểm tra hiện trường vụ tai nạn
Ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn, các nạn nhân đã được Công ty TNHH Kiên Ngọc "âm thầm" đưa về quê để thực hiện an táng. Cả Công ty TNHH Kiên Ngọc và Công ty xi măng Phúc Sơn không báo cáo vụ việc tai nạn lao động nghiêm trọng này cho bất kì một cơ quan chức năng có thẩm quyền nào.
Chiều 2/8, giải thích về việc tại sao không báo cáo cơ quan chức năng về vụ việc nghiêm trọng này, đại diện Cty Phúc Sơn cho biết, ngày 1/8, Cty Phúc Sơn được đơn vị nhận thầu khai thác thông báo sẽ nghỉ sớm để phục vụ đám tang mẹ ông Chủ tịch Cty Kiên Ngọc. Do vậy, sau 17h, công ty chỉ bố trí 1 kỹ sư ở lại viết báo cáo hàng ngày. Sáng 2/8, Cty Xi măng Phúc Sơn mới nhận được thông báo về vụ tai nạn. Khi liên lạc với lãnh đạo Cty Kiên Ngọc thì chỉ được thông báo là đang lo tang lễ, rồi không liên lạc được nữa.
Chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên yêu cầu nhà máy và công ty có lao động tử vong nghiêm túc nhận trách nhiệm
Trước câu trả lời "loanh quanh" của đại diện Cty Phúc Sơn, ông Nguyễn Trần Lanh khẳng định: Hành vi không báo cáo cơ quan chức năng về vụ tai nạn nghiêm trọng này sẽ bị xử lý nghiêm khắc. UBND huyện cũng ra quyết định yêu cầu Cty xi măng Phúc Sơn phải tạm dừng khai thác khu mỏ để các cơ quan chức năng tiến hành điều tra. Ông Nguyễn Trần Lanh cũng yêu cầu Cty xi măng Phúc Sơn phải phối hợp với công ty Kiên Ngọc để giải quyết đền bù cho gia đình những công nhân xấu số một cách thỏa đáng.
Nguyên nhân vụ tai nạn nghiêm trọng trên vẫn đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Thu Hằng - Quốc Đạt
Theo Dantri
"Đã có lúc chúng tôi mong tàu Sunrise gặp... cướp biển!" Giây phút nhận tin 18 thuyền viên còn sống, bình an trở về, các thân nhân òa khóc. Trong 7 ngày thắt lòng chờ đợi, điều họ sợ nhất là tìm thấy vết dầu loang. Có lúc họ lại mong tàu... gặp cướp biển, bởi như thế là còn cơ hội sống! Chỉ sợ tìm thấy vết dầu loang! Gia đình các thuyền...