Tàu chiến Trung Quốc xâm phạm Bãi Cỏ Mây
Philippines ngày 21/5 cho biết nước này đã phản đối sự hiện diện “bất hợp pháp” của các tàu Trung Quốc tại Bãi Cỏ Mây (thuộc chủ quyền Việt Nam, Philippines đang kiểm soát trái phép trong khi Trung Quốc cũng đòi “chủ quyền”).
Tàu Cảnh sát biển Philippines
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho biết nước này đã gửi công hàm tới Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila để phản đối sự hiện diện “khiêu khích và bất hợp pháp” của các tàu Trung Quốc tại Bãi Cỏ Mây.
Theo ông Hernandez, hiện có 1 tàu chiến và 2 tàu Hải giám Trung Quốc vẫn còn lảng vảng gần khu vực này. Tuy nhiên, ông Hernandez không nói các tàu trên được phát hiện lần đầu tiên vào khi nào.
Video đang HOT
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, công hàm phản đối đã được gửi đi vào ngày 10/5 và cho đến thời điểm này, Trung Quốc vẫn chưa có trả lời.
Bãi Cỏ Mây là một rặng san hô vòng thuộc cụm Bình Nguyên nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Rặng vòng này nằm về phía Đông nam của Đá Vành Khăn hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép và xây dựng nhà nổi công sự kiên cố.
Trước đó, giới truyền thông Philippines cho hay, một tàu chiến Trung Quốc đã xua đuổi tàu M/T Queen Seagull chở người vừa đắc cử thị trưởng Kalayaan, ông Eugenio Bito-onon, đang từ đảo Thị Tứ (đảo Philippines chiếm đóng của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa – PV), trở về tỉnh Palawan hôm 16/5.
Theo lời ông Bito-onon thì tàu chiến Trung Quốc tiến đến khu vực từ mạn đông, đang bật đèn pha tìm kiếm hoặc có hoạt động gì đó ở Bãi Cỏ Mây, trong đó 1 chiếc tàu lớn neo đậu cách chiếc tàu Philippines chỉ khoảng 30 mét. Cuộc rượt đuổi kéo dài khoảng 1 tiếng và chỉ kết thúc khi tàu Philippines vào khu vực quanh bãi Trăng Khuyết ở Trường Sa, nơi một tàu chiến Trung Quốc bị mắc cạn vào năm ngoái.
Theo vietbao
Ngư dân Philippines phát hiện tàu TQ đổ vật liệu xây trộm ở Trường Sa
Tàu quân sự Trung Quốc đã lợi dụng lúc đêm tối để đột nhập và đổ vật liệu xây dựng trái phép lên một trong số 10 điểm (7 đảo và 3 bãi san hô) thuộc nhóm đảo Thị Tứ nằm trong quần đảo Trường Sa.
Tàu đổ bộ Trung Quốc (Hình minh họa)
Tờ Manila Standard Today xuất bản tại Philippines ngày 20/3 dẫn một nguồn tin quân sự nước này cho biết, họ phát hiện thấy tàu đổ bộ hải quân Trung Quốc đã xâm nhập trái phép và bốc dỡ vật liệu xây dựng lên một đảo nhỏ trong quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV) mà Philippines cũng tuyên bố chủ quyền, thuộc nhóm đảo Thị Tứ, Philippines gọi là Kalayaan trong khi Trung Quốc tự đặt tên là đảo Trung Nghiệp.
Sự xuất hiện của tàu hải quân Trung Quốc và hoạt động bốc dỡ vật liệu xây dựng xuống đảo này được các ngư dân Philippines phát hiện và báo cho các nhà chức trách. Những chiếc tàu này khá lớn và "mang dấu hiệu Trung Quốc".
Tàu quân sự Trung Quốc đã lợi dụng lúc đêm tối để đột nhập và đổ vật liệu xây dựng trái phép lên một trong số 10 điểm (7 đảo và 3 bãi san hô) thuộc nhóm đảo Thị Tứ nằm trong quần đảo Trường Sa, 10 điểm đảo này hiện do phía Philippines kiểm soát.
Nguồn tin giấu tên nói với tờ Manila Standard Today rằng ngay đầu tuần này Manila đã phái tàu Hải quân BRP Gregorio del Pilar tới nhóm đảo Thị Tứ để kiểm tra, xác minh hoạt động đổ trộm vật liệu xây dựng của tàu Trung Quốc.
Trong một động thái khác có liên quan, ngày 11/3 cổng thông tin điện tử Chính hiệp huyện Khai thành phố Trùng Khánh đưa tin, từ 9 giờ đến 17 giờ ngày 6/3, tàu Hải tuần 31 cùng trực thăng Trung Quốc đã kéo ra khu vực nhóm đảo Thị Tứ chặn tuyến đường tàu thuyền Philippines qua lại từ đảo Thị Tứ tới đảo Palawan.
Cũng bản tin của website này cho biết, trước đây giới truyền thông vẫn cho rằng Bãi Cỏ Mây nằm trong cụm Thị Tứ là do Philippines kiểm soát đã bị tàu Hải tuần Trung Quốc thả hoa tiêu và các "thiết bị" đánh dấu chủ quyền (trái phép - PV) tại đây trong chuyến "tuần tra" phi pháp vừa qua.
Ngoài ra, trong chuyến "tuần tra" trái phép của 3 tàu Hải tuần 1 trực thăng Trung Quốc ngoài quần đảo Trường Sa, Trung Quốc đã thả hoa tiêu trái phép tại khu vực Bãi Đá Bắc thuộc cụm Bình Nguyên và Bãi Trăng Khuyết thuộc cụm An Bang, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Theo soha
Bảo vệ tàu cá ở Trường Sa, Trung Quốc âm mưu gì? Chuyên gia Việt Nam nói về âm mưu của Trung Quốc cố xua tàu Ngư chính bảo vệ tàu cá xâm phạm Trường Sa của Việt Nam đánh bắt trái phép. Trả lời phỏng vấn TS, ông Trần Cao Mưu - Tổng thư ký Hội nghề cá Việt Nam cho biết, Trung Quốc đang cố gắng lấn lướt chủ quyền biển đảo của...