Tàu chiến Trung Quốc vào vùng KADIZ Hàn Quốc
Các chiến hạm Trung Quốc thường xuyên tuần tra trong vùng hoạt động của Hải quân Hàn Quốc mà không thông báo trước, làm dấy lên lo ngại về sức mạnh hải quân ngày càng tăng của Bắc Kinh, Yonhap đưa tin ngày 3-3.
Tàu khu trục Thanh Đảo của Hải quân Trung Quốc tập trận bắn đạn thật. Nguồn: People’s Daily.
Các khu trục hạm và tàu hộ tống của Trung Quốc gần đây đi vào khu vực hoạt động (AO) thuộc vùng xác định phòng không Hàn Quốc (KADIZ) trên Hoàng Hải mỗi tuần một hoặc hai lần để tuần tra, diễn tập tìm kiếm, nhiều nguồn tin quân sự Hàn Quốc cho biết.
Bộ Tư lệnh Không quân Thái Bình Dương của Mỹ thiết lập KADIZ hồi năm 1951, để ngăn xung đột trên không giữa các quốc gia xung quanh bán đảo Triều Tiên.
Dù khu vực hoạt động không thuộc không phận Hàn Quốc, nhưng quân đội nước này giám sát KADIZ và máy bay nước ngoài phải được quân đội Hàn Quốc chấp thuận 24 giờ trước khi bay vào vùng này.
“Không có quy định quốc tế về đẩy đuổi tàu nước ngoài đi vào AO. Dù giới chức Trung Quốc nói rằng, việc đi vào AO là một phần của chiến dịch biển thông thường của họ, nhưng điều đó đồng nghĩa với việc họ không công nhận AO”, một nguồn tin quân sự Hàn Quốc nói.
Theo một nguồn tin quân sự khác, việc Trung Quốc thường xuyên tuần tra trên biển chứng tỏ sự hiện diện hải quân ngày càng tăng của nước này ở các vùng biển gần bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản, thu hút sự chú ý tới Liêu Ninh – tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.
“Việc Trung Quốc thường xuyên tuần tra trong AO của Hàn Quốc và nâng cao năng lực hải quân dường như liên quan việc nước này mới đây đưa tàu Liêu Ninh tới thành phố cảng Thanh Đảo”, nguồn tin nói.
Video đang HOT
Việc Trung Quốc tăng cường tuần tra trên biển diễn ra trong thời điểm Bắc Kinh và Tokyo căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, và các nước châu Á khác quan ngại trước sức mạnh hải quân ngày càng tăng của Trung Quốc.
Theo các nhà phân tích, động thái quân sự mới nhất của Trung Quốc làm dấy lên nỗi lo về năng lực hạn chế của Hải quân Hàn Quốc trong việc thực hiện các nhiệm vụ tầm xa. Hiện nay, vai trò của Hải quân Hàn Quốc phần lớn giới hạn ở việc phòng vệ trước Triều Tiên.
Đầu tháng này, tư lệnh Hải quân Hàn Quốc cam kết nâng cao sức mạnh lực lượng hải quân để đối phó căng thẳng leo thang ở Đông Bắc Á, trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
Đô đốc Choi Yoon-hee nói rằng, Hải quân Hàn Quốc sẽ thành lập thêm hai lực lượng đặc nhiệm hải quân trong hai thập kỷ tới, để ứng phó sự gây hấn của Triều Tiên và bảo vệ lãnh thổ.
Hoàng Hải từng chứng kiến một số vụ đụng độ chết người giữa Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên trong thập niên 1990 và vài năm sau đó.
Gần đây nhất, căng thẳng leo thang sau khi một tàu chiến Hàn Quốc bị ngư lôi đánh chìm hồi tháng 3-2010, và Triều Tiên bị cáo buộc đứng đằng sau vụ tấn công. Tám tháng sau, phía Triều Tiên nã pháo vào đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc. Trong hai sự kiện diễn ra cùng năm này, 50 người Hàn Quốc thiệt mạng.
Bắc Kinh đe dọa Tokyo về đảo Senkaku/Điếu ngư
Nhật Bản phải “gánh chịu mọi hậu quả” nếu gây ra bất kỳ sự va chạm nào khi sử dụng máy bay và tàu quân sự để quấy nhiễu hoạt động tuần tra thường kỳ của Trung Quốc quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, China Daily đưa tin ngày 3-3.
Ông Lyu Xinhua, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc (Chính Hiệp), người phát ngôn của Hội nghị Chính Hiệp lần thứ 12, tuyên bố như trên hôm 2-3. Hơn 2.200 đại biểu tham dự Hội nghị 10 ngày, khai mạc chiều 3-3 ở Bắc Kinh.
Giới chức Bắc Kinh cáo buộc Nhật Bản bôi đen hình ảnh của quân đội Trung Quốc, khi nói rằng tàu Trung Quốc hướng radar kích hoạt vũ khí vào một tàu chiến Nhật Bản.
Trong bài phát biểu trước Hạ viện Nhật Bản hôm thứ Năm vừa qua, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gọi sự cố radar là bước đi nguy hiểm có thể làm tình hình xấu thêm.
Phía Trung Quốc nói rằng, thực tế không có vụ hướng radar và việc nhấn mạnh mối đe dọa đến từ Trung Quốc có thể giúp chính phủ Nhật Bản được người dân nước này ủng hộ nhiều hơn.
“Trung Quốc không sợ bất kỳ kẻ gây rối nào. Chúng tôi sẽ không bao giờ nhượng bộ về các vấn đề liên quan chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc”, ông Lyu Xinhua nói hôm 2-3.
Ông Lyu khẳng định rằng, các kênh liên lạc ngoại giao giữa Trung Quốc và Nhật Bản vẫn đang được sử dụng nhằm quản lý khủng hoảng Điếu Ngư/Senkaku.
Trong khi đó, nhiều nhà phân tích dự đoán rằng, trong tương lai gần, Nhật Bản sẽ không thay đổi quan điểm về tranh chấp quần đảo này.
Theo Dantri
Mỹ phát hiện Trung Quốc di chuyển tên lửa
Báo The Washington Free Beacon (Mỹ) ngày 27/2 đưa tin gần đây các cơ quan tình báo Mỹ đã phát hiện quân đội Trung Quốc đã di chuyển các tên lửa đạn đạo di động đến bờ biển tỉnh Chiết Giang và tỉnh Phúc Kiến (vùng đông nam Trung Quốc), tức khu vực gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Quá trình Trung Quốc di chuyển tên lửa được hệ thống giám sát vệ tinh, hệ thống giám sát từ tàu và máy bay Mỹ trong khu vực theo dõi chặt chẽ. Tuy nhiên, các quan chức tình báo Mỹ không cung cấp thông tin chi tiết về động thái di chuyển tên lửa của Trung Quốc. Bộ Quốc phòng Mỹ từ chối bình luận sự kiện này.
Báo The Washington Free Beacon dẫn lời ông John Tkacik, nguyên quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, ghi nhận Bộ Quốc phòng của Mỹ và Nhật đều xem tên lửa đạn đạo Trung Quốc là mối đe dọa nghiêm trọng đối với lực lượng Mỹ trong khu vực.
Ngày 27/2, tàu sân bay Liêu Ninh đến neo tại cảng quân sự ở Thanh Đảo (tỉnh Sơn Đông). Ảnh: THX
Ông nhận định nếu quân đội Trung Quốc có động thái tái bố trí tên lửa đạn đạo di động về bờ biển vùng đông nam, lực lượng Mỹ và Nhật sẽ tăng mức sẵn sàng đối phó đe dọa và điều này sẽ thúc đẩy khủng hoảng ở khu vực Senkaku/Điếu Ngư bùng nổ.
Trước đó, Đông Phương Nhật Báo của Hong Kong ngày 21/2 đã dẫn một nguồn tin quân sự Trung Quốc tiết lộ trong số các tên lửa được triển khai đến bờ biển vùng đông nam có tên lửa đạn đạo Đông Phong-16.
Báo cho rằng tên lửa Đông Phong-16 có khả năng đánh bại tên lửa đánh chặn Patriot của Mỹ được bố trí tại các căn cứ quân sự Mỹ và Nhật trong khu vực.
Báo cũng cho biết lữ đoàn pháo binh số 2 của quân đội Trung Quốc đang xây dựng phương án tấn công quần đảo Senkaku/Điếu Ngư cũng như các căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo Okinawa (Nhật) trong trường hợp xung đột xảy ra.
Báo nhận định động thái di chuyển tên lửa là dấu hiệu cho thấy quân đội Trung Quốc đang chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất liên quan đến vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Trong ngày 27-2, Tân Hoa xã (Trung Quốc) đưa tin tàu sân bay Liêu Ninh đã được di chuyển từ Đại Liên (tỉnh Liêu Ninh) đến neo tại cảng quân sự ở Thanh Đảo (tỉnh Sơn Đông).
Theo Tân Hoa xã, trên đường đến Thanh Đảo, các hệ thống vũ khí trên tàu sân bay Liêu Ninh đã được thử nghiệm. Thanh Đảo là nơi đặt căn cứ của hạm đội phương Bắc phụ trách các hoạt động ở Hoàng Hải, biển Nhật Bản và một phần biển Hoa Đông.
Ngày 26/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines tuyên bố Philippines cực lực phản đối Trung Quốc tuần tra trong lãnh hải Philippines trên biển Đông, đồng thời kêu gọi Trung Quốc cư xử có trách nhiệm và kiềm chế không có thêm hành động gây căng thẳng trong khu vực.Tuần trước, Cục Nghề cá Trung Quốc đã tuyên bố tuần tra trên biển Đông sẽ là ưu tiên hàng đầu trong hai năm 2013 và 2014. Cùng ngày, Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc phát báo cáo cho biết sẽ tăng cường bảo vệ và giám sát các đảo nhỏ trên biển Đông vì lo ngại mực nước biển tăng có nguy cơ làm biến mất các đảo này.
Theo Dantri
Tàu sân bay Trung Quốc vượt biển về quân cảng Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc hôm qua cập cảng thường trú Thanh Đảo để đi vào hoạt động sau nhiều năm tân trang và thử nghiệm. Tàu sân bay cập cảng quân sự ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh phía đông Sơn Đông sáng qua. Tàu rời cảng tạm trú ở thành phố cảng đông bắc Đại Liên hôm 26/2....