Tàu chiến Trung Quốc vẫn “lởn vởn” ở Trường Sa
Tưởng Vĩ Liệt, Tư lệnh Hạm đội Nam Hải, chỉ huy cuộc tập trận hôm qua cũng có buổi làm việc với chỉ huy tàu Ngư chính 45.001 đang hoạt động trái phép tạiĐá Vành Khăn,Trường Sa.
Tàu Ngư chính 45.001 và tàu hộ vệ 563 Trung Quốc neo đậu trái phép tại Đá Vành Khăn, Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam ngày hôm qua 27/3
Tờ Nhân Dân nhật báo Trung Quốc ngày 28/3 đưa tin, hôm qua 27/3 biên đội 4 tàu chiến hạm đội Nam Hải, Trung Quốc đang tổ chức tập trận và tuần tra (trái phép) trên Biển Đông, khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam – PV) đã kéo tới khu vực Đá Vành Khăn, Trường Sa bị Trung Quốc chiếm đóng và đồn trú trái phép.
Trước đó, tờ Manila Standard Today xuất bản tại Philippines ngày 26/3 đưa tin, tàu chiến Trung Quốc đã rút khỏi Trường Sa hôm 25/3 kéo ra Tây Thái Bình Dương tập trận, dọc đường cơ động qua eo biển Bashi giữa Philippines và Đài Loan, vừa đi vừa giễu võ dương oai gây sức ép với Manila, nhưng sau đó bài báo đã bị gỡ bỏ.
Bản tin trên tờ Nhân Dân nhật báo hôm nay cho hay, cho tới hôm qua, thứ Tư 27/3 biên đội tàu chiến hạm đội Trung Quốc vẫn lởn vởn ở Trường Sa và thực hiện cái gọi là “tuần tra” trái phép xung quanh Đá Vành Khăn, nơi Trung Quốc chiếm đóng trái phép, xây dựng nhà nổi kiên cố và kéo “ngư dân” ra nuôi trồng thủy sản (trái phép) tại khu vực này.
Tưởng Vĩ Liệt, Tư lệnh Hạm đội Nam Hải, chỉ huy cuộc tập trận hôm qua cũng có buổi làm việc với chỉ huy tàu Ngư chính 45.001 đang hoạt động trái phép tại Đá Vành Khăn, Trường Sa. 4 tàu chiến hạm đội Nam Hải gồm tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn, tàu khu trục Lan Châu, 2 tàu hộ vệ Ngọc Lâm và Hành Thủy rời cảng Tam Á, Hải Nam hôm 19/3 kéo ra Biển Đông, Trường Sa và Tây Thái Bình Dương tập trận.
Video đang HOT
Trong một động thái khác có liên quan, biên đội tàu chiến Trung Quốc trước đó cũng đã kéo đến khu vực bãi ngầm James cách bờ biển phía Nam Malaysia 80 km mà Bắc Kinh luôn rêu rao là “điểm cực Nam của Trung Quốc” với tham vọng bá chiếm Biển Đông bằng đường “lưỡi bò” phi pháp.
Bắc Kinh đã thả trái phép cái gọi là “bia chủ quyền” của mình năm 2010 tại bãi ngầm James mà họ tự đặt tên là bãi ngầm Tăng Mẫu. Động thái của Trung Quốc tập trận (trái phép) ở Trường Sa và kéo tàu chiến ra bãi ngầm James được một số học giả cho rằng là sự thể hiện quan điểm cứng rắn của Tập Cận Bình và chuyển tải thông điệp này tới ASEAN trong năm Brunei đảm nhiệm ghế Chủ tịch luân phiên.
Theo vietbao
"Chiến tranh lạnh" kiểu mới trên Vịnh Ả-rập?
Khi mà cuộc chiến tranh Iraq đã qua và cuộc chiến tranh Afghanistan chuẩn bị kết thúc, thì một cuộc xung đột mới tập trung vào môi trường hàng hải lại đang hình thành, thể hiện rõ ý đồ củaMỹvà đồng minh tiếp tục can dự vào khu vực này với nhiều sự kiện rất giống với một cuộc chiến tranh lạnh mới đang hình thành tại khu vực Vịnh Ả-rập (Vịnh Persian).
"Mỹ và Iran không có mối quan hệ lành mạnh nhất. Chúng tôi theo dõi họ và họ theo dõi chúng tôi", Phó Đô đốc John Miller, Tư lệnh Bộ tư lệnh Trung tâm Hải quân Mỹ (NAVCENT), cho biết tại cuộc triển lãm hải quân NavDex ở Abu Dhabi hôm 21-2.
Trong khi đó, Phó Đô đốc Philip Jones, Tư lệnh hạm đội Hải quân Hoàng gia Anh, đã tái khẳng định cần phải duy trì sự hiện diện hải quân trong khu vực. "Có rất nhiều lợi ích hàng hải chung tại khu vực này. Hòa bình trên biển sẽ không tự nó duy trì được", ông Jones cho biết tại Abu Dhabi hôm 19-2. Hiện khoảng 20% sản phẩm thương mại dầu khí thế giới được xuất khẩu hàng ngày từ đây, hầu hết là bằng đường biển.
Bắc Vịnh Ả-rập không còn nhiều tàu chiến đồng minh hoạt động như trong Chiến dịch Iraq tự do nhưng Mỹ và Anh vẫn triển khai thường trực khoảng 27 tàu chiến tại khu vực này, trong đó Mỹ có 19 tàu và Anh 8 tàu. Từ căn cứ ở Bahrain, các tàu này thường xuyên di chuyển tới Nam Vịnh Ả-rập và hộ tống các tàu qua eo biển Hormuz ra vào Vịnh Oman và Biển Ả-rập.
Theo NAVCENT, hơn 40 tàu hải quân Mỹ đang hoạt động hàng ngày tại vùng đảm trách của bộ tư lệnh này. Cùng với các tàu thuộc Lực lượng Hải quân đánh bộ hỗn hợp và liên quân, có hơn 70 tàu chiến đang hoạt động tại khu vực này.
Mỹ thường xuyên duy trì một biên đội tàu sân bay tại khu vực này
Luôn có ít nhất một nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ hoạt động tại đây, ngoài ra, nhiều phi đội không quân khác cũng hoạt động tại vùng đảm trách của NAVCENT, bao gồm các phi đội và đơn vị máy bay chiến đấu, máy bay tác chiến điện tử, tuần tra, đặc nhiệm, trực thăng hàng hải, trực thăng yểm trợ, và máy bay không người lái (UAV).
Theo NAVCENT, Mỹ đang triển khai hơn 5.000 lính hải quân tại chiến trường này (không kể binh lính biên chế trên nhóm tác chiến tàu sân bay và tàu chiến khác), trong đó, hơn 4.000 quân đồn trú tại Bahrain.
Mỹ sẽ chi khoảng 500 triệu USD để nâng cấp các cơ sở quân sự tại Bahrain, bao gồm nâng cấp các cầu cảng quan trọng để hỗ trợ tốt hơn cho các tàu quét mìn và tuần tra cao tốc đồn trú tại đây. Một chiếc cầu dẫn mới cũng sẽ được xây dựng để nối trực tiếp Căn cứ yểm trợ hải quân tới các cầu cảng này.
Các hoạt động nâng cấp này là nhằm gửi một thông điệp tới khu vực rằng Mỹ sẽ không sớm rời khỏi đây nhằm thuyết phục các đối tác vùng Vịnh rằng họ có thể dựa vào người Mỹ.
"Mỹ, Anh và Pháp đã chỉ rõ rằng họ có lợi ích lâu dài trong việc duy trì hiện diện tại khu vực này", ông Eric Thompson, giám đốc nghiên cứu chiến lược thuộc Trung tâm phân tích hải quân ở Washington, cho biết hôm 20-3.
Các nhà lãnh đạo khu vực đều cho rằng người Iran đã ít đối đầu hơn trong những tháng gần đây, các tàu cao tốc nhỏ của Iran ít tiếp cận mang tính khiêu khích với các tàu chiến đồng minh hơn.
Tuy nhiên, hoạt động không quân của Iran lại gia tăng, với nhiều đợt máy bay tuần tra hơn, bao gồm cả việc tăng cường sử dụng UAV, và có nhiều hành động gây hấn đối với các UAV của Mỹ. Hôm 12-3, một chiếc máy bay chiến đấu F-4 của Iran đã bám theo chỉ cách 16 dặm với chiếc UAV MQ-1 Predator của Mỹ đang hoạt động trên vùng biển quốc tế. Chiếc F-4 đã phải rút lui sau khi nhận được cảnh báo từ hai chiếc máy bay hộ tống của Mỹ.
Ngay ngày hôm sau, phát ngôn viên Lầu Năm Góc George Little cho biết "Mỹ đã thông báo với Iran rằng chúng tôi sẽ tiếp tục tiến hành các phi vụ giám sát trên các vùng biển quốc tế theo thông lệ đã tồn tại từ lâu và theo cam kết của chúng tôi đối với an ninh khu vực. Chúng tôi cũng thông báo rằng chúng tôi có quyền bảo vệ tài sản quân sự, cũng như các lực lượng của chúng tôi, và chúng tôi sẽ tiếp tục làm vậy".
Đây là những sự kiện mà trong môi trường chiến tranh lạnh có thể dẫn đến hậu quả nguy hiểm hơn. Hầu hết, nhưng không phải tất cả, các quan chức có liên quan đến câu chuyện này đều cho rằng sự đối đầu Mỹ-Iran có kịch bản giống như một cuộc chiến tranh lạnh.
Theo vietbao
Hạm đội Nam Hải đã rút khỏi Trường Sa, tiếp tục "đe nẹt" Philippines Dọc đường cơ động ra Tây Thái Bình Dương, hạm đội Nam Hải lại tiếp tục giễu võ dương oai ngay gần nhóm đảo BabuyanPhilippines.Hoạt động của 4 tàu chiếnTrung Quốcdường như là một thông điệp cứng rắn đe nẹtManila. Tàu chiến Hạm đội Nam Hải, Trung Quốc tập trận trái phép ở Trường Sa Tờ Manila Standard Today ngày 26/3 đưa tin,...