Tàu chiến Trung Quốc tính bắn tàu Nhật?
Tàu chiến Trung Quốc trên biển Hoa Đông đã kích hoạt hệ thống radar kiểm soát khai hỏa, nhằm vào một tàu của hải quân phòng vệ Nhật Bản (MSDF) và một máy bay tuần tra ngày 29.5. Đây là thông tin từ một nguồn của chính phủ hôm 15.6 cho báo Asahi Shimbum biết.
Ảnh: TQ toan bắn khu trục hạm Sawagiri của hải quân Nhật
Radar kiểm soát khai hỏa (FCR) được thiết kế để tính toán độ giương nòng pháo, tầm bắn và tốc độ để bảo đảm một cú bắn trúng ngay vào mục tiêu địch.
Việc kích hoạt FCR được xem là bước đầu tiên để chuẩn bị một cuộc khai hỏa, cũng có thể được xem là một hành động khiêu khích. Nhưng vì không có bằng chứng cụ thể rằng Trung Quốc sử dụng FCR, Bộ Quốc phòng Nhật chưa chính thức lên tiếng về vụ này.
Vụ việc này diễn ra trong vùng biển phía Nhật ở điểm chồng lấn giữa Nhật và Trung Quốc, gần một mỏ dầu mà Trung Quốc đang khai thác.
Vào sáng 29.5, một khu trục hạm nhỏ của hải quân Trung Quốc bị nghi là kích hoạr FCR vào chiếc khu trục hạm Sawagiri của MSDF. Chiều cùng ngày, tàu chiến Trung Quốc bị nghi kích hoạt FCR vào máy bay tuần tra P-3C của Nhật đang bay trong khu vực này.
Video đang HOT
Bộ Quốc phòng Nhật đã phân tích dữ liệu do chiếc khu trục hạm và chiếc máy bay tuần tra thu thập được, nhưng họ không thể kết luận có đúng FCR đã chĩa thẳng vào hai phương tiện quân sự này hay không.
Ngày 30.1.2013, một tàu khu trục nhỏ của hải quân Trung Quốc đã chĩa FCR vào chiếc khu trục hạm Yudachi của MSDF ở biển Hoa Đông. Trước đó ngày 19.1, một tàu khu trục hải quân Trung Quốc bị nghi sử dụng FCR vào một trực thăng MSDF đang bay trong vùng biển này.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera nói khi công bố các vụ việc trên: “Tôi nghĩ rằng theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc, việc chĩa FCR tương ứng với một sự đe dọa dùng vũ lực”.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc bác bỏ việc họ xâm phạm lãnh hải Nhật, hồi âm rằng “Điều Bộ Quốc phòng Nhật tuyên bố là không đúng”.
Vào ngày 24.5 và 11.6.2014, chiến đấu cơ Trung Quốc đã bay áp sát rất nguy hiểm với máy bay SDF ở biển Hoa Đông. Tokyo đã phản đối với Trung Quốc nhưng Trung Quốc phủ nhận.
Theo Một Thế Giới
Asahi Shimbun: Quan chức ngoại giao Trung Quốc phát biểu 'thô thiển'
Hôm 30/5, nhật báo lớn thứ hai của Nhật Bản, Asahi Shimbun, đã có bài xã luận cho rằng, Trung Quốc nên dừng ngay những hành động hung hăng của mình trên Biển Đông nếu muốn được các nước khác tôn trọng.
Asahi Shimbun cho hay, gần một tháng đã trôi qua kể từ khi Trung Quốc bắt đầu đưa giàn khoan cùng đội tàu chiến hùng hậu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nước này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Cũng theo báo này, chẳng có gì ngạc nhiên khi hành động hung hăng của Trung Quốc vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế. Trung Quốc nên suy nghĩ nghiêm túc để hành xử một cách có trách nhiệm với tư cách là một cường quốc trên thế giới.
Tàu Trung Quốc phun vòi rồng uy hiếp kiểm ngư Việt Nam trên vùng đặc quyền kinh tế biển Việt Nam.
Asahi Shimbun cho rằng những gì đang diễn ra tại Biển Đông đã cho thấy rõ tình hình hiện nay và cho thấy Trung Quốc là kẻ hung hăng đến mức nào. Trung Quốc đã đưa rất nhiều tàu lớn tới khu vực gần giàn khoan, gây hấn, đâm vào tàu Việt Nam, bất chấp việc đang xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Theo Asahi Shimbun, tất cả những điều đó nói lên được rằng kẻ gây căng thẳng không ai khác chính là Trung Quốc.
Gần đây, cả Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga đều bày tỏ quan ngại về tình hình đang ngày càng xấu đi và đã có những phát biểu lên án hành vi hung hăng của Trung Quốc.
Asahi Shimbun cũng dẫn lời một quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc đáp lại rằng nhận xét của ông Abe và Suga là không đúng. Ông này còn nói: "Họ muốn cá trong các vùng biển tranh chấp và đạt được động cơ sâu xa của họ".
Asahi Shimbun cho rằng mặc dù mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc đang căng thẳng, nhưng phát ngôn trên là quá thô thiển đối với người đóng vai trò chính thức đại diện cho chính phủ Trung Quốc với phần còn lại của thế giới. Và với hành vi hung hăng như vậy, hiển nhiên, chính phủ Nhật Bản và các nước láng giềng của Trung Quốc đều phải lên tiếng thúc giục Bắc Kinh tránh gây leo thang căng thẳng ở châu Á.
Thậm chí đáng lo ngại hơn là những nhận xét gần đây của Thứ trưởng Ngoại giao Lưu Chấn Dân (Liu Zhenmin) về lợi ích quốc gia của Trung Quốc ở Biển Đông. Asahi Shimbun dẫn lời ông Lưu cho hay: "Là huyết mạch của Trung Quốc, Biển Đông quan trọng với Trung Quốc nhiều hơn là với các nước khác".
Asahi Shimbun nhấn mạnh, tất cả các nước có quyền tự do và an toàn hàng hải ngang nhau ở Biển Đông. Tuyên bố của Trung Quốc cho rằng mình có quyền ưu tiên hơn các nước khác là hết sức vô lý và trắng trợn.
Cũng theo tờ báo này, Trung Quốc thể hiện tính tráo trở, không nhất quán trong các tranh chấp ở Biển Đông. Dù cố tỏ ra thiện chí nhưng vẫn không thể che dấu được lập trường hung hăng của mình.
Trong một cuộc họp để thảo luận về chính sách đối ngoại của Trung Quốc với các nước láng giềng mùa thu năm ngoái, chính phủ Trung Quốc cam kết sẽ xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng, các mối quan hệ hữu nghị, dựa trên sự hợp tác cùng có lợi. Tuy nhiên, hành động hiện nay của Trung Quốc lại trái ngược hoàn toàn với cam kết trên.
Asahi Shimbun cho rằng Trung Quốc nên thực hiện các cam kết chung sống hòa bình, thay vì có những hành động đi ngược lại với những cam kết đó như hiện nay. Như vậy Trung Quốc mới có thể bảo vệ lợi ích cốt lõi của mình. Trung Quốc không thể lấy được sự tôn trọng của các nước khác nếu tiếp tục hung hăng như hiện nay.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Asahi Shimbun, nhật báo lớn thứ hai của Nhật Bản. Hồi năm 1994, theo một cuộc thăm dò dự luận, Asahi Shimbun là một trong 8 nhật báo tốt nhất thế giới.
Theo Infonet
Nhật tập trận lớn bảo vệ đảo Các tàu khu trục, máy bay chiến đấu cùng 34.000 binh sĩ Nhật Bản sẽ tham gia cuộc tập trận quy mô lớn nhằm tăng cường khả năng phối hợp giữa các lực lượng phòng vệ trong việc bảo vệ các đảo xa. Một quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, cuộc tập trận sẽ kéo dài từ ngày 1 đến...