Tàu chiến Trung Quốc “hộ tống câu trộm” ở Trường Sa
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines, ông Voltaire Gazmin cho biết, tàu đánh cá có tàu chiến hải quân hộ tống của Trung Quốc tiếp tục “câu trộm” trên vùng biển ngoài khơi quần đảo Trường Sa từ ngày 21/5.
Tàu Trung Quốc ở gần đảo Kalayaan.
Ông Gazmin cho biết, Trung Quốc đang đánh bắt cá ở ngoài khơi Bãi Cỏ Mây (thuộc chủ quyền Việt Nam, Philippines đang kiểm soát trái phép trong khi Trung Quốc cũng đòi chủ quyền). Tàu cá được một tàu hải quân hộ tống và tất cả đều treo cờ Trung Quốc.
Khi được phỏng vấn phản ứng của Philippines về vấn đề này, ông Gazmin cho biết, chính phủ Philippines sẽ đối phó vấn đề này một cách “bình tĩnh” bằng cách phản đối thông qua Bộ Ngoại giao.
“Chúng tôi sẽ phản ứng một cách bình tĩnh để những hành động của chúng tôi không bị suy luận thành khiêu khích, chuẩn bị chiến đấu”, ông nói.
Video đang HOT
Hôm 10/5, Philippines cũng trao công hàm phản đối vụ tàu cá Trung Quốc xâm phạm và có những hành động khiêu khích ở vùng nước gần Bãi Cỏ Mây, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, ông Raul Harnandez cho biết hôm 22/5.
Tuần trước, tàu Trung Quốc cũng đuổi tàu Philippines tên Queen Seagull ở gần đảo Kalayaan khi tàu này đi ngang qua Bãi Cỏ Mây. Khi đó, tàu Philippines chở theo 147 hành khách, trong đó có thị trưởng thị trấn Kalyaan, ông Eugenio Bito-onon.
Trong khi đó, hôm nay, 23/5, tờ Cbnnews đưa tin, Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Trường Sa và vùng biển xung quanh.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi, hôm 22/5, phát biểu trong một cuộc họp thường kỳ trả lời truyền thông về sự phản đối của Philippines gần đây.
Ông này tuyên bố trắng trợn: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi trên quần đảo Trường Sa và vùng biển lân cận. Tàu của Trung Quốc có quyền tuần tra ở đó”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, mới đây nước này gửi công hàm phản đối sự hiện diện của tàu chiến và tàu hải giám Trung Quốc ở Bãi Cỏ Mây.
Phản đối việc Trung Quốc cấm đánh bắt cá ở biển Đông Ngày 15/5, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc sẽ thi hành lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông năm 2013 từ 12 giờ ngày 16/5 đến 12 giờ ngày 1/8 với phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ: “Việc Trung Quốc đơn phương thi hành lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông với phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, không phù hợp với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông. Việt Nam phản đối và coi quyết định đơn phương nói trên của Trung Quốc là vô giá trị”.
Theo vietbao
Trung Quốc "già mồm" đòi chủ quyền Trường Sa của Việt Nam
Phản ứng về việc Philippines gửi công hàm tới Đại sứ quán Trung Quốc tạiManila để phản đối sự hiện diện "khiêu khích và bất hợp pháp" của các tàu Trung Quốc tại Bãi Cỏ Mây (thuộc chủ quyền Việt Nam, hiện Philippines đang kiểm soát trái phép trong khi Trung Quốc cũng đòi "chủ quyền"), ngày 22/5 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc trên của phía Philippines, đồng thời khẳng định Bãi Cỏ Mây cũng như quần đảo Trường Sa và vùng biển lân cận thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại buổi họp báo ngày 22/5
Tại buổi họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho rằng, "Bãi Cỏ Mây là một phần của quần đảo Trường Sa, Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi ở quần đảo Trường Sa và vùng biển lân cận". Ông Hồng Lỗi cũng nhấn mạnh thêm, "Tàu công vụ của Trung Quốc tiến hành hoạt động tuần tra thông thường ở vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa là hợp pháp".
Trước đó, ngày 21/5 người phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho biết, nước này đã gửi công hàm tới Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila để phản đối sự hiện diện "khiêu khích và bất hợp pháp" của các tàu Trung Quốc tại Bãi Cỏ Mây. Theo cáo buộc của phía Philippines, hiện có 1 tàu chiến và 2 tàu Hải giám Trung Quốc vẫn còn lảng vảng gần khu vực này.
Bãi Cỏ Mây là một rặng san hô vòng thuộc cụm Bình Nguyên nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, nằm ở phía đông nam của Đá Vành Khăn hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép và xây dựng nhà nổi công sự kiên cố.
Tàu Cảnh sát biển Philippines
Trong thời gian qua, Trung Quốc tiến hành nhiều hoạt động quân, dân sự ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và ở khu vực Biển Đông khiến cho tình hình tranh chấp ở khu vực này ngày càng thêm căng thẳng. Trong khi đó, Trung Quốc luôn lớn tiếng yêu cầu các nước có liên quan "Tuân thủ đúng theo Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông, không mở rộng thêm, không làm phức tạp hóa tranh chấp làm ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định ở khu vực Biển Đông".
Hôm 9/5, người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam, ông Lương Thanh Nghị nhấn mạnh: "Chúng tôi cho rằng, mọi hoạt động của các bên liên quan trên Biển Đông đều phải tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước liên quan. Việt Nam khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa. Mọi hoạt động của các bên tại khu vực này mà không được sự chấp thuận của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam".
Theo vietbao
Biển Đông: Philippines dồn lực đáp trả Trung Quốc? Philippines đang cân nhắc các hành động đáp trả sau vụ xâm nhập mới nhất của tàu thuyền Trung Quốc ở Biển Đông. Thông tin này được đưa ra sau khi Manila tuyên bố, họ có đủ năng lực để bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của mình. Hải quân Philippines Bộ Ngoại giao Philippines hôm qua (22/5) cho biết, nước này...