Tàu chiến Trung Quốc “đuổi tàu chở thị trưởng Philippines”
Báo Philippines ngày 17/3 cáo buộc một tàu chiến Trung Quốc đã xua đuổi tàu chở thị trưởng đắc cử của Kalayaan, đơn vị hành chính Philippines thiết lập trái phép trên đảo Thị Tứ, thuộc Trường Sa của Việt Nam.
Theo báo Philstar của Philippines, tàu chiến Trung Quốc có động thái trên khi tàu chở người vừa đắc cử thị trưởng Kalayaan, ông Eugenio Bito-onon, đang từ đảo Thị Tứ, đảo Philippines chiếm đóng của Việt Nam trên Trường Sa, trở về tỉnh Palawan.
Theo lời ông này thì tàu chiến Trung Quốc tiến đến khu vực từ mạn đông, chiếu đèn cực mạnh trong khi đuổi theo tàu M/T Queen Seagull vào sớm ngày thứ năm.
Video đang HOT
Theo ông Bito-onon, tàu chiến Trung Quốc đuổi theo khoảng một tiếng và chỉ dừng lại khi tàu Philippines vào khu vực quanh bãi Trăng Khuyết ở Trường Sa, nơi một tàu chiến Trung Quốc bị mắc cạn vào năm ngoái.
Cũng theo bài báo, rất nhiều tàu chiến và tàu hải giám Trung Quốc đã được triển khai tới khu vực nhiều ngày qua, trong động thái hiếu chiến nhằm thể hiện tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc.
Đảo Thị Tứ là đảo san hô lớn thứ hai trong quần đảo Trường Sa của ViệtNam, sau đảo Ba Bình. Đảo này hiện bị Philippines chiếm đóng và đưa khoảng hơn 200 dân lên sinh sống. Trung Quốc, Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền đối với hòn đảo.
Theo Dantri
Manila: Ngư dân Trung Quốc đánh bắt trộm nhiều nhất ở Biển Đông
Vào lúc Bắc Kinh tung một đoàn tàu cá hùng hậu xuống vùng biển Trường Sa, một số quan chức Philippines đã tiết lộ rằng ngư dân Trung Quốc chiếm tỷ lệ cao nhất trong số những người thường đến đánh cá trộm tại Philippines và bị bắt giữ.
Tàu của ngư dân Trung Quốc mắc cạn tại vùng biển san hô của Philippines.
Theo hãng tin Nhật Kyodo, vào ngày 7/5 Philippines cho biết là từ tháng 3/1995 cho đến tháng 4/2013, 56% người ngoại quốc bị bắt vì đánh cá trái phép trong vùng biển Philippines thuộc Biển Đông là công dân Trung Quốc.
Theo thống kê của Hội đồng đặc trách phát triển bền vững khu vực đảo Palawan sát cạnh Biển Đông, thì ngư dân Trung Quốc dính líu đến 45% các vụ đánh bắt trộm được ghi nhận xung quanh vùng Palawan, nổi tiếng về tính đa dạng sinh học. Hội đồng này là một cơ quan chính phủ được giao nhiệm vụ bảo vệ động vật hoang dã và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trong khu vực bờ biển phía tây Philippines.
Bà Adelina Villena của cơ quan này xác định với hãng tin Kyodo rằng văn phòng của bà đã thống kế được tổng cộng là 91 vụ đánh bắt trái phép, bắt giữ được tổng cộng là 1.129 công dân nước ngoài. 41 sự cố loại này liên quan đến 629 công dân Trung Quốc.
Số liệu trên đây bao gồm cả sự cố hồi tháng 4 vừa qua, khi một tàu Trung Quốc với 12 ngư dân đã bị mắc cạn trên bãi san hô Tubbataha, khu vực bảo tồn biển lớn nhất của Philippines. Trên tàu, người ta phát hiện xác chết của khoảng 2.000 con tê tê, một loài vật được bảo vệ vì có nguy cơ tiệt chủng.
Việt Nam, Malaysia, Trung Quốc, Philippines và Đài Loan có tuyên bố chủ quyền chồng lấn trên khu vực Biển Đông. Tuy nhiên, theo phía Phillippines đa số các vụ đánh bắt trộm được phát hiện trong vùng biển hoàn toàn thuộc chủ quyền của Philippines và chỉ có 9 vụ ở vùng Trường Sa.
Theo Dantri
Ngư dân Trung Quốc bị bắt ở Philippines là gián điệp quân sự? Nhóm ngư dân Trung Quốc trên tàu cá bị mắc cạn ở bãi san hô của Philippines vào tuần trước có thể đã do thám xem người Mỹ có lắp đặt "thiết bị quân sự" khi chiếc tàu quét mìn Guardian mắc cạn ở đây gần 3 tháng trước hay không. Tàu của ngư dân Trung Quốc mắc cạn tại vùng biển san...