Tàu chiến Trung Quốc chĩa súng vào tàu Kiểm ngư Việt Nam
“Tàu chiến Trung Quốc áp sát các tàu Kiểm ngư Việt Nam hơn và thường xuyên có hành động mở bạt che súng và chĩa súng vào các tàu Kiểm ngư”, Phó Cục trưởng Kiểm ngư cho hay.
Thông tin từ Cục Kiểm ngư cho biết, đến 5h30 ngày 27/5, giàn khoan Hải Dương 981 di chuyển được 3-4 hải lý, với vận tốc 4,5 hải lý/giờ về phía Đông Đông Bắc.
Đến 10h cùng ngày, Trung Quốc đã neo giàn khoan tại vị trí mới cách vị trí cũ 23 hải lý theo hướng Đông Đông Bắc, cách đảo Lý Sơn khoảng 150 hải lý, cách đảo Tri Tôn về hướng Đông Đông Nam 25 hải lý.
Chiều 27/5, ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư cho biết, hiện tại, giàn khoan Hải đang đứng ở vị trí mới, chưa có dấu hiệu dịch chuyển thêm.
Ông nói: “Phía Trung Quốc tuyên bố dịch chuyển ra vị trí mới để tiếp tục hoạt động thăm dò. Chúng tôi đang tiếp tục quan sát xem, ngoài động cơ trên, phía Trung Quốc còn có động cơ gì khác. Bất kể giàn khoan đặt ở chỗ nào, lực lượng Kiểm ngư của Việt Nam cũng đấu tranh đến cùng”.
Trung Quốc đã di dời giàn khoan Hải Dương 981 cách đảo Tri Tôn về hướng Đông Đông Nam 25 hải lý.
Video đang HOT
Hiện tại, lực lượng Kiểm ngư Việt Nam vẫn duy trì các lực lượng và duy trì hoạt động đấu tranh với cường độ cao, cách giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 5-6 hải lý.
Trung Quốc vẫn có 113 tàu, nhưng hoạt động với cường độ cao hơn, 2 máy bay vẫn hoạt động quanh khu vực giàn khoan.
Trung Quốc đã tăng cường lực lượng quân sự, tàu hải giám, hải tuần bằng cách sử dụng những tàu lớn hơn, công suất cao hơn. Tàu Trung Quốc chủ động tấn công, uy hiếp các tàu Việt Nam ngay từ xa dưới các hình thức vây ép, húc đẩy, đâm va, phun vòi rồng, sau đó co cụm lại quanh khu vực giàn khoan.
Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, tàu hải cảnh, hải tuần, tàu kéo, tàu vận tải của Trung Quốc vẫn tổ chức thành nhiều nhóm áp sát các tàu chấp pháp của Việt Nam trong quá trình tiếp cận giàn khoan nhằm vây ép, đẩy phạm vi hoạt động từ 5-6 hải lý ra ngoài 10 hải lý.
“Tàu chiến Trung Quốc đã tăng cường hoạt động, áp sát các tàu Kiểm ngư Việt Nam hơn và thường xuyên có hành động mở bạt che súng và chĩa súng vào các tàu Kiểm ngư khi tới gần”, Phó Cục trưởng Kiểm ngư cho hay.
Tàu cá Trung Quốc dàn thành hàng cản trở, ép, đe dọa đẩy tàu cá của ngư dân Việt Nam hoạt động ở phạm vi cách giàn khoan 15-17 hải lý, ngoài ra tàu cá Trung Quốc còn có hành vi đâm húc nguy hiểm.
Ngày hôm qua (26/5), tàu vỏ sắt Trung Quốc có số hiệu 11209 đã chủ động đâm tàu cá vỏ gỗ có số hiệu ĐNa-90152-TS của ngư dân Việt Nam đang hoạt động sản xuất tại khu vực, làm tàu cá của Việt Nam bị chìm, những ngư dân có mặt trên tàu đã được các tàu kiểm ngư cứu an toàn và tiếp tục tham gia sản xuất cùng những tàu cá khác.
Đặc biệt, tàu Trung Quốc còn có hành động cản trở, ngăn chặn các tàu Kiểm ngư, Cảnh sát biển Việt Nam trong quá trình cứu hộ tàu cá bị chìm tại khu vực giàn khoan.
Lãnh đạo Cục Kiểm ngư cho hay, hiện nay, tinh thần các kiểm ngư viên, thuyền viên tàu kiểm ngư vẫn rất tốt và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Mặc dù bị tàu cá Trung Quốc xua đuổi, cản trở, các ngư dân vẫn hăng hái tham gia bám biển, sản xuất trên khu vực.
Theo Khampha
Phản đối TQ đánh đập ngư dân, đâm chìm tàu Việt Nam
Lực lượng chức năng Trung Quốc đã đánh đập, gây thương tích, đe dọa tính mạng ngư dân Việt Nam.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình
Theo thông tin từ các cơ quan chức năng Việt Nam, từ đầu tháng 5/2014, nhiều tàu cá của Việt Nam đã bị các tàu của Trung Quốc liên tục khống chế, xua đuổi, gây thiệt hại về tài sản. Nghiêm trọng hơn, lực lượng chức năng Trung Quốc đã đánh đập, gây thương tích, đe dọa tính mạng ngư dân Việt Nam.
Cụ thể, ngày 7/5, 16 ngư dân của tàu cá Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc bắn đạn lửa, dùng vòi rồng phun nước và ném búa, chai lọ...
Ngày 16/5, tàu cá của Quảng Ngãi đang hoạt động đánh bắt cá gần đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị lực lượng chức năng Trung Quốc lên tàu đập phá hầu hết tài sản trên tàu, đánh đập khiến 2 ngư dân Việt Nam bị thương nặng. Một ngày sau, 13 ngư dân Việt Nam đang hoạt động đánh bắt cá trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc khống chế và lấy đi tài sản, thiệt hại khoảng 50 triệu đồng.
Đặc biệt, ngày 26/5, tại ngư trường truyền thống thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, 10 ngư dân trên tàu cá của Đà Nẵng đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm. Hiện 10 ngư dân này được lực lượng Kiểm ngư, Cảnh sát biển Việt Nam cứu vớt.
Ngày 27/5, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói: "Những hành động nói trên của phía Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tiếp tục làm phức tạp tình hình trên Biển Đông.
Một lần nữa, Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt những hành động vô nhân đạo, xâm hại nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam, tôn trọng luật pháp quốc tế, đồng thời xử lý nghiêm những người có liên quan, không để tái diễn những hành động tương tự và bồi thường thỏa đáng cho các ngư dân Việt Nam".
Ngày 27/5/2014, đại diện Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã triệu đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối.
Theo Khampha
Giàn khoan TQ "tiếp tục khoan dầu trên Biển Đông" Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan 981 để bắt đầu thực hiện giai đoạn 2 của chiến dịch. Ngày 27/5, Công ty Dịch vụ Mỏ dầu Trung Quốc (COSL) phụ trách hoạt động thăm dò dầu khí của Trung Quốc trên Biển Đông tuyên bố đã "hoàn thành giai đoạn đầu tiên của chiến dịch" và sẽ tiếp tục bước sang giai đoạn...