Tàu chiến Pháp, Australia cùng diễn tập trên Biển Đông
Nhóm chiến hạm Pháp và Australia diễn tập hiệp đồng nhằm thể hiện cam kết với hoạt động tự do hàng hải trên Biển Đông, theo hải quân Pháp.
Tàu đổ bộ trực thăng Tonnerre và tàu hộ vệ tàng hình Surcorf của Pháp hội quân, diễn tập chung với biên đội tàu hải quân Australia gồm hộ vệ hạm HMAS Anzac và tàu hậu cần HMAS Sirus trên Biển Đông ngày 16-19/4, hải quân Pháp cho biết hôm 23/4.
“Mục đích của đợt diễn tập là củng cố khả năng hiệp đồng tác chiến giữa hải quân hai nước, cũng như nhấn mạnh cam kết của Pháp và Australia trong bảo đảm tự do đi lại của tàu bè trong khu vực”, thông cáo của hải quân Pháp có đoạn viết.
Tàu chiến Pháp và Australia diễn tập tiếp dầu trên Biển Đông hôm 17/4. Ảnh: Hải quân Australia .
Video đang HOT
Trong cuộc diễn tập, tàu HMAS Sirius đã tiếp dầu cho hai chiến hạm Pháp. Biên đội 4 tàu sau đó thực hành các nội dung cơ động và trao đổi trực thăng, khi trực thăng Seahawk cất cánh từ hộ vệ hạm HMAS Anzac đáp xuống tàu đổ bộ Tonnerre.
Cuộc diễn tập được tổ chức trong lúc căng thẳng ở giữa Mỹ và Trung Quốc ở khu vực Thái Bình Dương chưa hạ nhiệt. Một video được công bố hồi tuần trước cho thấy hai khu trục hạm Mỹ cùng một tàu khu trục Nhật Bản bám sát nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh trên Biển Đông.
Pháp hồi tháng 9/2020 cùng Anh và Đức gửi công hàm chung lên Liên Hợp Quốc, trong đó phản bác yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc với phần lớn diện tích Biển Đông. Công hàm khẳng định việc Trung Quốc vẽ ra cái gọi là “đường cơ sở thẳng” quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và “quyền lịch sử” không phù hợp với các quy định của UNCLOS mà nước này là thành viên.
Ngoài Pháp, một số quốc gia gần đây điều tàu hải quân tới Biển Đông nhằm thách thức yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc tại đây, bao gồm các chuyến tuần tra tự do hàng hải của Mỹ.
Biển Đông và một số khu vực lân cận. Đồ họa: CSIS .
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết duy trì hòa bình, ổn định, trật tự, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, thượng tôn pháp luật, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven Biển Đông, phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 là mục tiêu, lợi ích, trách nhiệm và nguyện vọng chung của tất cả các quốc gia và cộng đồng quốc tế.
“Hoạt động của tất cả quốc gia trên Biển Đông cần đóng góp vào mục tiêu chung này. Là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế và là thành viên của UNCLOS, Việt Nam tuân thủ các quy định của công ước, kể cả các quy định liên quan đến hoạt động hàng hải và hàng không trên vùng biển được xác lập phù hợp với công ước”, bà Hằng nói thêm.
Tàu ngầm Indonesia chở 53 người mất tích sau buổi diễn tập
Hải quân Indonesia đang tìm một tàu ngầm mất tích hôm 21/4 với 53 người trên tàu.
Người phát ngôn Hải quân Indonesia cho biết, tàu ngầm KRI Nanggala-402 do Đức sản xuất đang thực hiện một cuộc diễn tập phóng ngư lôi ở vùng biển phía bắc đảo Bali nhưng không đạt được kết quả như mong đợi.
Ảnh minh họa.
Tàu mất liên lạc lúc 4h30 ngày 21/4 (giờ địa phương) và mất tích. Indonesia đang tìm kiếm tàu với sự giúp đỡ từ các nước láng giềng Australia và Singapore.
Đại diện Bộ quốc phòng Australia và Singapore chưa trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận về sự việc từ Reuters.
Theo trang web nội các Indonesia, tàu ngầm KRI Nanggala-402 nặng 1.395 tấn được chế tạo tại Đức vào năm 1978, trải qua 2 năm cải tạo tại Hàn Quốc và hoàn thành vào năm 2012.
Indonesia từng vận hành một hạm đội 12 tàu ngầm mua từ Liên Xô để tuần tra trên biển. Tuy nhiên, hiện nay họ chỉ có một hạm đội 5 tàu, trong đó có 2 tàu ngầm Type 209 do Đức chế tạo và 3 tàu mới hơn từ Hàn Quốc.
Indonesia đã và đang tìm cách nâng cấp khả năng quốc phòng nhưng một số thiết bị của nước này đã cũ. Từng xảy ra những vụ tai nạn chết người liên quan đến các máy bay vận tải quân sự Indonesia cũ kỹ trong những năm gần đây.
Pháp giải cứu 72 người di cư trên Eo biển Manche Giới chức hàng hải Pháp ngày 21/3 cho biết các lực lượng đã giải cứu được 72 người di cư trên Eo biển Manche, sau khi tàu chở họ gặp khó khăn trong quá trình tìm cách vào Anh. Lực lượng cứu hộ Anh (phía trước) chặn tàu chở người di cư từ Pháp băng qua eo biển Manche. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN...