Tàu chiến Nhật Bản đưa các sĩ quan Đông Nam Á thị sát Biển Đông
Các sĩ quan quân sự của các nước Đông Nam Á hôm nay 19/6 đã bắt đầu chuyến thị sát kéo dài 4 ngày tại khu vực Biển Đông trên tàu sân bay trực thăng Izumo của Hải quân Nhật Bản. Đây là động thái mới nhất của Tokyo trong việc thách thức tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Tàu sân bay trực thăng Izumo của Hải quân Nhật Bản. (Ảnh: Reuters)
Reuters dẫn bản tóm tắt kế hoạch của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết các sĩ quan quân sự thuộc 10 nước là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hôm nay đã lên tàu sân bay trực thăng Izumo của Nhật Bản neo đậu tại Singapore.
Theo kế hoạch, tàu sân bay Izumo sẽ đưa các sĩ quan quân sự trên thị sát khu vực Biển Đông trong chuyến đi kéo dài 4 ngày.
Trong khi đó, các đại diện quân sự khác của 10 nước thành viên ASEAN sẽ tham dự một sự kiện riêng kéo dài 3 ngày, bắt đầu từ ngày 20/6 tại Nhật Bản. Thông báo của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết trong sự kiện này, các sĩ quan quân sự Đông Nam Á sẽ được mời theo dõi các cuộc tập trận cứu trợ thảm họa quân sự của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.
“Đây là lần đầu tiên chúng tôi tiến hành các hoạt động như vậy”, một quan chức quân sự Nhật Bản phát biểu trong cuộc họp báo tại thủ đô Tokyo.
Video đang HOT
Theo Reuters, trong bối cảnh Nhật Bản đang mong muốn xây dựng vai trò lớn hơn về an ninh trong khu vực, chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe tin rằng Tokyo đang được đánh giá cao hơn Mỹ trong việc đưa các quốc gia Đông Nam Á thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc.
Ngoài ra, việc Nhật Bản tăng cường thắt chặt quan hệ với các nước Đông Nam Á, đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng, cũng là cách để Tokyo thách thức tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông – nơi Bắc Kinh đang bị chỉ trích vì một loạt động thái bành trướng trái phép.
Thành Đạt
Tổng hợp
Theo Dantri
Tướng PLA lo sợ Trung Quốc nếm lại "mối nhục xuyên thế kỷ" chỉ trong 4 giờ đồng hồ
Một tướng lĩnh cấp cao quân đội Trung Quốc đã thẳng thừng cảnh báo Chủ tịch Tập Cận Bình.
Một chiến hạm của quân đội Mỹ (Ảnh minh họa)
Hãng thông tấn tiếng Hoa Tân Đường Nhân (Mỹ) cho hay, một quan chức cấp cao thuộc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) từng thẳng thắn nói với ông Tập Cận Bình rằng nếu Trung Quốc không thể sử dụng vũ khí hạt nhân thì 3 hạm đội của nước này chỉ là "mục tiêu di động" cho các nhóm tàu sân bay Mỹ.
Báo giới Hồng Kông suy đoán, người có phát ngôn thẳng thừng như vậy là Thượng tướng Không quân Lưu Á Châu, Chính ủy Đại học quốc phòng Trung Quốc. Ông cũng là quan chức được Tập Cận Bình tin tưởng.
Lưu Á Châu là một trong những tướng lĩnh có nhiều phát ngôn nhạy cảm nhất từng "gây bão" trên các diễn đàn ở Trung Quốc nhằm vào tình trạng tham nhũng trong quân đội.
Ông Lưu cũng là người chỉ trích mạnh nhất về khả năng chiến đấu yếu kém của PLA sau khi trải qua hơn 1 thập kỷ chìm trong vấn nạn tham nhũng khi Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng làm lãnh đạo.
Trong cuốn sách "Tinh thần" xuất bản năm 2015, Lưu đề cập 3 rủi ro quân sự đối với Bắc Kinh, mà hai trong số đó là nguy cơ chiến tranh Trung-Nhật bùng phát ở biển Đài Loan và biển Hoa Đông.
Trong bài xã luận "Quan hệ Trung-Nhật nhìn từ vấn đề đảo Điếu Ngư (Nhật gọi là Senkaku)" đăng trên báo đảng Trung Quốc Nhân dân Nhật báo vào tháng 10/2015, Lưu Á Châu thừa nhận:
"Hải quân Nhật Bản tuyên bố một khi xảy ra chiến sự, họ sẽ xóa sổ Hạm đội Đông Hải của Trung Quốc trong 4 giờ đồng hồ. Không thể coi đây là câu nói đùa."
Theo ông Lưu, nếu Trung Quốc thất bại thì đó sẽ là một trận "hải chiến Giáp Ngọ" khác. Cho đến nay, cuộc chiến năm 1894 trên biển Hoàng Hải giữa Hạm đội Bắc Dương của Mãn Thanh với Hải quân Hoàng gia Nhật Bản vẫn được ghi dấu là thất bại nhục nhã nhất của Trung Quốc trước người láng giềng Đông Bắc Á.
Tướng Lưu phân tích, từ năm 1981, Mỹ và Nhật Bản đã bắt đầu tập luyện kế hoạch quân sự bí mật trên biển với mục tiêu "phog tỏa" Hải quân Trung Quốc.
Theo đó, các tàu chiến Nhật Bản được trang bị hệ thống định vị vệ tinh hiển thị vị trí tàu Trung Quốc. Hệ thống này có thể tự động vận hành trên 50 năm. Tỉ lệ bay của Không quân Nhật Bản được duy trì ở mức 90%, cao hơn mức 80% của Không quân Mỹ.
Lưu Á Châu cho rằng các hành động của Nhật Bản nhằm vào Trung Quốc là xu thế tất yếu và cũng là lợi ích quốc gia của nước này. Từ năm 1986, các nhà nghiên cứu đã cảnh báo chính phủ Nhật về sự trỗi dậy không thể ngăn cản của Bắc Kinh, và nói rằng biện pháp kiềm chế Trung Quốc chính là tìm cách để Trung Quốc chia rẽ từ bên trong.
Theo Thời Đại
Hai tàu chiến Nhật Bản sẽ thăm Cam Ranh vào tháng 4 Một tàu ngầm và 2 tàu hộ tống của hải quân Nhật Bản sẽ thăm Philippines lần đầu tiên trong vòng 15 năm qua, sau đó 2 tàu hộ tống Nhật sẽ thăm Vịnh Cam Ranh, Việt Nam lần đầu tiên trong tháng 4.2016. Hạm đội Nhật Bản trên Vịnh Sagami, ngoài khơi Yokosuka, Nhật Bản ngày 18.10.2015 - Ảnh: Reuters Tàu ngầm...