Tàu chiến Nhật Bản cập cảng Cam Ranh: Cảm giác mạnh…
Chính sách quốc phòng ‘3 không’ khôn khéo của Việt Nam luôn rộng mở, chân thành…
Tàu hộ vệ chống ngầm Setogiri (DD-156) là chiến hạm thuộc lớp Asagiri và khu trục hạm tên lửa dẫn đường DD-109 lớp Murasame 5.200 của Nhật Bản Đã cập cảng Cam Ranh
Trung Quốc đang có hành động “quân sự hóa” các đảo trên Biển Đông và tại đây, Mỹ đã thay đổi tư thế quân sự để đối phó với Trung Quốc.
Tại Nhật Bản đã có sự thay đổi lớn về học thuyết quân sự bằng việc một Dự luật an ninh mới ra đời và bắt đầu có hiệu lực ngày 26/3.
Dự luật an ninh mới được coi là một trong những thay đổi quan trọng nhất trong chính sách quốc phòng của Nhật Bản.
Dự luật này cho phép quân đội Nhật Bản mở rộng hoạt động ra ngoài lãnh thổ trong trường hợp an ninh Nhật bị đe dọa, tham gia các chiến dịch giữ gìn hòa bình hoặc trong trường hợp các nước bạn của Nhật bị tấn công hay bị đe dọa.
Có thể nói những bối cảnh nêu trên xảy ra ở Biển Đông và Nhật Bản đã tạo ra một sự chú ý cao độ cho giới quan sát trước việc Hải quân Nhật Bản tham gia tập trận với Hải quân Mỹ-Philipines và đặc biệt chuyến cập cảng Cam Ranh của Việt Nam.
Hôm qua, 8h ngày 12/4, một biên đội gồm 2 tàu khu trục hạm hộ tống săn ngầm và tên lửa dẫn đường thuộc loại hiện đại, uy lực nhất của Hải quân Nhật Bản đã cập cảng Cam Ranh.
Khu trục hạm 011 Đinh Tiên Hoàng của Hải quân Việt Nam đã ra nghênh đón và hộ tống hai chiến hạm uy lực hàng đầu của Nhật Bản cùng thủy thủ đoàn tổng cộng 525 người vào cảng.
Theo thông báo, mục đích 2 tàu này đến Cảng Quốc tế Cam Ranh để tiếp nhiên liệu, lương thực, thực phẩm và các vật tư khác, dự kiến rời cảng ngày 15-4.
Video đang HOT
Đặc điểm của chuyến hành trình đến cảng Cam Ranh của Việt Nam
Việt Nam đã đón rất nhiều tàu chiến các nước đến thăm và huấn luyện diễn tập như lực lượng Hải quân Mỹ, Ấn Độ…và thậm chí cả Trung Quốc, nhưng có 2 điểm khác biệt mà giới quan sát rất đặc biệt chú ý: Đó là lực lượng tàu và điểm đến cảng Cam Ranh.
Có thể nói, ngoài Nga ra thì Nhật Bản là quốc gia thứ hai có tàu khu trục chống ngầm và tên lửa dẫn đường vào cảng Cam Ranh.
Lẽ ra, chúng ta không cần thiết phải làm rõ là tại sao Hải quân Nga được ra vào quân cảng Cam Ranh như “người nhà”, nhưng sẽ là cần thiết nếu như qua đó nó nêu bật lên được tính chất, thông điệp đằng sau chuyến hành trình 2 tàu khu trục của Hải quân Nhật Bản…
Quân cảng Cam Ranh là một căn cứ liên hợp Hải quân-Không quân lớn nhất của Việt Nam. Nói là căn cứ vì nó bảo đảm 3 điều kiện: Nơi xuất phát tấn công của các lực lượng, nơi đảm bảo hậu cần, kỹ thuật và trung tâm huấn luyện chiến đấu.
Tại đây, gần như các lực lượng tinh nhuệ, hiện đại nhất của Hải quân, không quân Việt Nam đồn trú mà trong đó, vũ khí, khí tài trang bị…đều sản xuất chế tạo từ Nga như, tàu ngầm KILO, Gerpad, trung tâm huấn luyện tàu ngầm hiện đại nhất thế giới…
Tất cả những điều này đã nói lên độ tin cậy trong mối quan hệ hợp tác quốc phòng Việt Nam-Nga và yếu tố Nga trong địa quân sự Biển Đông.
Ai đó cho rằng, trong bối cảnh căng thẳng Biển Đông dần đến “điểm sôi”, khi Trung Quốc kéo pháo, tên lửa, máy bay, radar ra các đảo trên Biển Đông; khi Mỹ thay đổi tư thế quân sự…nhưng Nga im hơi lặng tiếng là hơi đơn giản.
Chúng ta cần rõ là biên đội tàu này vừa tham gia tập trận với hải quân Mỹ-Philipines từ 19/3-27/4/2016. Vì thế, mang một đội tàu vừa tập trận xong sang thăm, sang “bổ sung nhiên liệu, thực phẩm…” khác với đội tàu mà “súng phủ bạt”.
Điều đó có nghĩa là, về nguyên tắc, thì các tàu này cũng có thể hoàn thành sứ mạng trong các tình huống giả định tại Việt Nam nếu như muốn đặt ra cho nó và do vậy, hoạt động của Hải quân Nhật Bản ngoài lãnh thổ, không chỉ với đồng minh mà cả với quốc gia được coi là bạn bè như Việt Nam.
Rõ ràng là thông điệp của chuyến thăm này rất mạnh, rất tập trung, chứng tỏ lòng tin chiến lược, độ tin cậy về quan hệ an ninh quốc phòng Việt Nam-Nhật Bản.
Việt Nam vừa khánh thành cảng quốc tế Cam Ranh có đủ khả năng cho tàu trọng tải 110 ngàn tấn cập cảng. Sự nhấn mạnh 110 ngàn tấn trong thông báo của Việt Nam hàm chứa một ẩn ý là Cảng quốc tế Cam Ranh có thể tiếp nhận tàu sân bay cập cảng.
Tàu sân bay Mỹ hay tàu sân bay Trung Quốc…Việt Nam sẵn sàng mở cửa tiếp đón, nhưng tàu SB Trung Quốc chắc sẽ không vào vì đến Cam Ranh và cảng Trung Quốc không chênh lệch xa bao nhiêu.
Có thể nói, chính sách quốc phòng “3 không” khôn khéo của Việt Nam nó luôn luôn chứa đựng tính “bất biến và vạn biến, rất bản lĩnh, tự tin và chủ động thực hiện.
Lê Ngọc Thống
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ thử nghiệm đợt cuối đối với khu trục hạm tàng hình USS Zumwalt
Mỹ tiến hành thử nghiệm trên biển đợt cuối cùng tàu khu trục tên lửa dẫn đường đắt nhất và lớn nhất của mình.
Diplomat ngày 23/3 đưa tin cho hay, Mỹ tiến hành thử nghiệm trên biển đợt cuối cùng tàu khu trục tên lửa dẫn đường đắt nhất và lớn nhất của mình.
Khu trục hạm tàng hình USS Zumwalt. Ảnh Wired.
Theo đó, chiến hạm USS Zumwalt đã rời nhà máy đóng tàu General Dynamics Bath Iron Works ở Maine để tham gia chuyến thử nghiệm cuối cùng ở Đại Tây Dương.
Chương trình chế tạo tàu USS Zumwalt 16.000 tấn được bắt đầu từ năm 2008, nhưng bị trì hoãn nhiều lần. Dự kiến, nó sẽ được bàn giao cho Hải quân Mỹ kiểm tra trong tháng tới và đưa vào biên chế trong tháng 10 năm nay.
Trang USNI News cho biết, đợt thử nghiệm trên biển này này liên quan tới rất nhiều hệ thống chính và công nghệ của tàu, bao gồm động cơ motot cảm ứng nâng cao (AIM), hệ thống điện tích hợp (IPS), bộ xử lý tàu và các hệ thống phụ trợ khác.
Ngoài ra, nhiều yếu tố khác cũng được thử nghiệm lần cuối để chuẩn bị cho cuộc sát hạch vào tháng 4 và sự kiện tháng 10.
Một khi các cuộc thử nghiệm và kiểm tra hoàn thành, Hải quân Mỹ sẽ tiến hành một cuộc thử nghiệm nữa trong điều kiện thời tiết và vùng biển khắc nghiệt nhất để đánh giá khả năng thực hiện nhiệm vụ của tàu. Đây mới là cuộc kiểm tra quan trọng nhất mà những con tàu mới đều phải trải qua.
USS Zumwalt.
Hải quân Mỹ cũng tiếp tục khẳng định những thiết kế vượt trội của USS Zumwalt như có khả năng làm giảm tiếng ồn đáng kể để tránh bị kẻ thù phát hiện (khả năng tàng hình)...
USS Zumwalt được trang bị nhiều vũ khí tiên tiến, có thể tấn công các mục tiêu ở khoảng cách xa gấp 3 lần so với hiện có. Mỗi tàu USS Zumwalt sẽ có một hệ thống pháo hạm AGS và một hệ thống LRLAP có tầm xa lên tới 115km. Hải quân Mỹ cũng dự định trang bị súng điện từ railgun cho USS Zumwalt.
Ngoài ra, nó cũng có thể cung cấp nguồn điện lên tới 78megawatt năng lượng và các tính năng đặc biệt tích hợp hệ thống điện (IPS).
Tuy nhiên, giá cả của USS Zumwalt khá đắt đỏ. Ước tính con tàu này có giá trị lên tới 4,4 tỷ USD. Điều này khiến Hải quân Mỹ phải xem xét lại kế hoạch mua sắm 32 chiếc xuống còn 3 đến 2 chiếc, Diplomat dẫn các nguồn tin cho hay.
Hoàng Hải
Theo_Người Đưa Tin
Chiến hạm Mỹ khẳng định đẳng cấp trước khu trục hạm Leader Trong khi tàu khu trục Leader của Nga vẫn còn là thiết kế mô hình thì siêu khu trục hạm lớp Zumwalt của Mỹ đã sắp được biên chế chính thức. Thiết kế tối ưu Theo China news, khu trục hạm DDG-1000 thuộc lớp Zumwalt của Hải quân Mỹ đã ra biển thử nghiệm lần cuối cùng, sau đó sẽ giao cho lực...