Tàu chiến “nghỉ hưu non” của Mỹ khiến nhiều quốc gia phải mơ ước
Được cho “nghỉ hưu” khi mới trải qua nửa vòng đời sử dụng, chắc chắn nhiều quốc gia sẽ sẵn sàng mua lại 5 tuần dương hạm Ticonderoga đời đầu nếu Mỹ đồng ý bán.
Tàu chiến “nghỉ hưu non” của Mỹ khiến nhiều quốc gia phải mơ ước
Tuần dương hạm Ticonderoga là lớp tàu chiến mặt nước cỡ lớn của Hải quân Mỹ, ban đầu chúng được thiết kế để mang theo radar mảng pha quét điện tử thụ động và hoạt động trong vai trò như một tàu khu trục.
Tuy nhiên sự ra đời của hệ thống tác chiến Aegis cùng radar AN/SPY-1 đã dẫn đến việc Ticonderoga được thay đổi ngay trước khi đặt ky để chuyển đổi từ khu trục hạm sang tuần dương hạm mang tên lửa điều khiển.
Chiếc đầu tiên thuộc lớp – tuần dương hạm USS Ticonderoga (CG-47) được đặt hàng ngày 22/9/1978, cơ sở chịu trách nhiệm thi công đóng mới là Ingalls Shipbuilding, con tàu hạ thủy ngày 21/1/1980 và chính thức hoạt động trong Hải quân Mỹ từ ngày 22/1/1983.
Tuần dương hạm USS Ticonderoga (CG-47) khi còn hoạt động
USS Ticonderoga có chiều dài 173 m; chiều rộng 16,8 m; mớn nước 10,2 m; lượng giãn nước đầy tải 9.600 tấn; thủy thủ đoàn 387 người.
Video đang HOT
Tàu được trang bị 4 động cơ turbine khí General Electric LM2500 công suất 80.000 mã lực (60.000 kW) cho tốc độ tối đa 32,5 hải lý/h (60 km/h); tầm hoạt động 6.000 hải lý (11.000 km) khi chạy ở tốc độ 20 hải lý/h (37 km/h), hoặc 3.300 hải lý (6.100 km) khi chạy với vận tốc 30 hải lý/h (56 km/h).
Hệ thống điện tử của CG-47 cực kỳ đồ sộ gồm: radar mảng pha đa năng AN/SPY-1A/B, radar tìm kiếm mục tiêu trên không AN/SPS-49, radar tìm kiếm bề mặt AN/SPS-73, radar kiểm soát hỏa lực tên lửa AN/SPG-62, radar kiểm soát hỏa lực pháo AN/SPQ-9, hệ thống tác chiến điện tử AN/SQL-32.
Bên cạnh đó là tổ hợp sonar AN/SQQ-89(V)1/3 – A(V)15, gồm sonar chủ động AN/SQS-53B/C/D cùng 2 sonar thụ động AN/SQR-19 TACTAS và AN/SQR-19B ITASS & MFTA, cùng hệ thống hàng không AN/SQQ-28 phục vụ tác chiến chống ngầm.
Các tuần dương hạm Ticonderoga đời đầu chưa được lắp đặt bệ phóng đa năng Mk 41 mà chỉ có 2 ray phóng đôi Mk 26 bố trí trước – sau, cơ số đạn của nó gồm 68 tên lửa phòng không RIM-66 SM-2 và 20 tên lửa chống ngầm RUR-5 ASROC, phía đuôi tàu còn có 2 cụm 4 ống phóng tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon.
Vũ khí phụ của tàu gồm 2 pháo Mk 45 cỡ 127 mm; 2 – 4 súng máy hạng nặng cỡ 12,7 mm; 2 module pháo bắn nhanh CIWS Phalanx; 2 cụm 3 ống phóng ngư lôi hạng nhẹ Mk 32 cỡ 324 mm; sàn đáp và nhà chứa máy bay cho phép mang theo 2 trực thăng MH-60 Seahawk trong các chuyến hải trình dài.
Các tuần dương hạm Ticonderoga nghỉ hưu đang được lưu trữ tại căn cứ Philadelphia
Mặc dù có năng lực chiến đấu cao nhưng do nhược điểm của ray phóng đôi Mk 26 không cho phép khai hỏa tên lửa với tốc độ nhanh mà sau mỗi loạt phóng phải nạp lại một lần và còn phải lựa chọn chủng loại tên lửa cho phù hợp, chính vì vậy 5 tuần dương hạm Ticonderoga đời đầu đã bị Hải quân Mỹ loại biên khi tuổi đời còn khá trẻ.
Cụ thể, chiếc USS Ticonderoga (CG-47) bị loại biên sau 21 năm hoạt động, hai chiếc USS Yorktown (CG-48) cùng USS Vincennes (CG-49) nghỉ hưu ở tuổi 20, hai chiếc còn lại USS Valley Forge (CG-50) cùng USS Thomas S. Gates thậm chí còn gia nhập hạm đội dự trữ ở tuổi 18, quá trẻ so với thời hạn phục vụ lên tới 35 năm của lớp chiến hạm này.
Hiện tại các tuần dương hạm Ticonderoga đang được lưu trữ tại căn cứ nằm ở Philadelphia, Hải quân Mỹ vẫn chưa có phương án cụ thể với chúng, họ từng có dự định tháo dỡ hay bán cho bảo tàng nhưng tính đến thời điểm năm 2016 thì vẫn chưa có diễn biến mới.
So với khinh hạm lớp Oliver Hazard Perry đã chuyển giao cho nhiều đồng minh, hay khu trục hạm lớp Kidd đang phục vụ trong biên chế Hải quân Đài Loan thì tuần dương hạm Ticonderoga vẫn có sức mạnh vượt trội.
Nếu Mỹ đồng ý nâng cấp hệ thống tác chiến Aegis, bổ sung bệ phóng Mk 41 rồi bán thanh lý những con tàu này thì chắc chắn rất nhiều quốc gia sẽ xếp hàng đề nghị được mua, khi đó các đối thủ tiềm tàng của Hải quân Hoa Kỳ sẽ có thêm lý do để lo lắng.
Theo Soha News
Chỉ ít ngày nữa, Hải quân Việt Nam sẽ có thêm 2 tàu tên lửa tấn công nhanh hiện đại
Tổng công ty Ba Son đang chỉnh sửa giai đoạn cuối để bàn giao cặp tàu tên lửa Molniya số 3 (M5,M6) số hiệu 382, 383 cho Quân chủng Hải quân trong tháng 11/2016.
Công đoạn cuối trước khi tàu tên lửa Molniya trực chiến
Theo báo Hải quân, ngày 25/3/2014, tàu tên lửa Molnyia số hiệu M5 và M6 bắt đầu được Ba Son khởi công. Trong quá trình đóng cặp tàu số 3, Công ty Ba Son đều tuân thủ nghiêm ngặt các công đoạn theo đúng hợp đồng chuyển giao công nghệ và thực hiện các bước như hai cặp tàu trước đó đã bàn giao cho Quân chủng Hải quân.
Công đoạn hàn ráp cụm chi tiết, các phân đoạn, tổng đoạn thân vỏ và thượng tầng được thực hiện với các dây chuyền hàn tự động, bán tự động và hàn bằng tay. Đồng thời, Nhà máy cũng tiến hành gia công các chi tiết cơ khí và hệ thống ống, chuẩn bị nội thất.
Để đảm bảo tiến độ đóng tàu, Tổng công ty tăng cường trang bị, các máy gia công cơ khí CNC hiện đại và đào tạo thêm nhân lực nhằm đảm bảo khối lượng lên đến hàng trăm nghìn chi tiết gia công cơ khí, với nhiều chủng loại vật liệu đặc biệt và yêu cầu kỹ thuật chính xác cao.
Trước khi tàu M5 và M6 được Công ty Ba Son tiến hành những chỉnh sửa cuối cùng, hồi tháng 9/2016, Quân chủng Hải quân đã tổ chức nghiệm thu cấp quân chủng với cặp tàu tên lửa Molniya số 3 này.
Đây là lô 6 chiếc đầu tiên được Quân chủng hải quân ký hợp đồng đóng mới với Tổng công ty Ba Son (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) từ năm 2009 dưới hình thức chuyển giao công nghệ từ Nga.
Theo hợp đồng, sơ đồ phân chia tổng đoạn thân vỏ và thượng tầng, bản vẽ thiết kế, bản vẽ thi công cặp tàu số 3 theo tài liệu chuyển giao Li-xăng có sửa đổi và xác nhận của chuyên gia Nga được Ba Son thực hiện nghiêm ngặt, quy trình. Trong khi đó, vật liệu sử dụng trong quá trình chế tạo gia công thân vỏ và thượng tầng phù hợp và có chứng chỉ, nguồn gốc rõ ràng.
Hội đồng nghiệm thu kết luận: Công tác chế tạo các phân đoạn, tổng đoạn, lắp ráp thân vỏ và thượng tầng cặp tàu số 3 cho Quân chủng Hải quân được Ba Son thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, đạt yêu cầu kỹ thuật, phù hợp với tài liệu thiết kế kỹ thuật tàu 12418 chuyển giao Li-xăng của Liên bang Nga.
Trên cơ sở đó, Hội đồng nghiệm thu yêu cầu phía Ba Sơn tiếp tục thực hiện quy trình các bước đóng tàu tiếp theo đảm bảo tiến độ và chất lượng, tổ chức nghiệm thu và bàn giao cho Quân chủng Hải quân theo đúng hợp đồng.
Theo thông tin công khai, tàu Molniya được thiết kế để tiêu diệt các đội hoặc nhóm tàu chiến, tàu đổ bộ, tàu hộ tống và các đội tàu khác của đối phương một cách độc lập; bảo vệ các tàu ngầm, tàu đổ bộ; thực hiện nhiệm vụ trinh sát...
Trên tàu tích hợp nhiều hệ thống thiết bị công nghệ cao, kết hợp tốt nhất giữa khả năng tiến công và phòng thủ như: Các hệ thống vũ khí khí tài, hệ thống động lực, hệ thống thiết bị điều khiển, hệ thống bảo vệ và kết cấu đảm bảo sức sống tàu, tính năng đi biển, hoạt động độc lập và các thiết bị khác.
Hệ thống hỏa lực trên tàu được trang bị hệ thống tên lửa diệt hạm Kh-35 Uran-E với 16 quả đạn tên lửa được bố trí ở 4 bệ phóng 2 bên sườn tàu. Loại tên lửa này có khả năng đánh chìm chiến hạm có lượng giãn nước cỡ 5.000 tấn, với tầm bắn lên đến 130 km.
Ngoài hệ thống tên lửa Uran-E, tàu còn được trang bị một pháo hạm tự động AK-176M cỡ nòng 76,2mm tầm bắn 15 km, tốc độ 130 phát/phút, 2 pháo phòng không cao tốc Ak-630M với tốc độ bắn lên đến 5.000 phát/phút.
Theo Đất Việt
Bất chấp trực thăng, tàu chiến, phe đối lập Campuchia không lui Trực thăng quân đội Hoàng gia Campuchia quần thảo phía trên trụ sở đảng CNRP, tàu trang bị súng đậu cặp sông Bassac phía sau trụ sở này. Bất chấp, phe đối lập ở Campuchia vẫn tỏ ý không nhượng bộ. Những người ủng hộ đảng CNRP đứng giữa đường bảo vệ trụ sở đảng hôm 9-9 - Ảnh: AFP Theo báo The...