Tàu chiến Nga thăm Việt Nam sáng nay ‘khủng’ cỡ nào?
Tàu chiến Nga thăm Việt Nam thuộc một trong những lớp tàu khu trục mạnh nhất thế giới, trang bị tên lửa diệt hạm siêu âm P-270 Moskit cực kỳ nguy hiểm.
Theo tin từ UBND TP Đà Nẵng, tàu khu trục Bystryy của Hải quân Nga sẽ cập cảng Tiên Sa vào sáng nay (6/1). Lễ đón được cử hành trọng thể với sự tham dự từ lãnh đạo Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân, Cục Đối ngoại (Bộ Quốc phòng), Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP, Bộ chỉ huy quân sự Đà Nẵng cùng Đại sứ Đại sứ LB Nga tại Việt Nam, Tổng lãnh sự LB Nga tại Đà Nẵng, tùy viên Quốc phòng LB Nga tại Việt Nam vào 10h. Đây là chuyến thăm hữu nghị của hải quân Nga đến TP Đà Nẵng. Ngoài tàu khu trục Bystry còn có tàu chở dầu cỡ lớn Boris Butoma và tàu kéo cứu hộ Alatau.
Tàu chiến Nga thăm Việt Nam mang tên Bystryy thuộc Project 956 (NATO định danh là lớp Sovremenny). Dù được khởi đóng từ những năm 1980, nhưng hiện đây vẫn là một trong những tàu khu trục sở hữu sức mạnh tấn công đối hải mạnh mẽ nhất trên thế giới. Vai trò chính của lớp tàu khu trục này là tấn công mọi tàu chiến mặt nước, tàu ngầm của đối phương trong khi có khả năng phòng không bảo vệ tàu và hộ tống tàu vận tải khác.
Tàu chiến Bystryy (số hiệu 715) thuộc biên chế Hạm đội Thái Bình Dương, được trang bị chính cho Hải quân Liên Xô ngày 30/9/1989.
Điều làm nên sự đáng gờm của tàu chiến đã 27 năm tuổi này là sở hữu hệ thống tên lửa chống hạm uy lực bậc nhất trên thế giới – tổ hợp tên lửa hành trình P-270 Moskit.
P-270 Moskit (còn có định danh khác là 3M80 của Tổng cục Pháo binh – Tên lửa BQP Nga hay NATO gọi là SS-N-22 Sunburn) là loại tên lửa có khả năng đạt tốc độ vượt âm thanh do MKB Raduga phát triển. Nó có trọng lương lên tới 4,5 tấn, dài đến 9,74m trang bị động cơ đẩy ramjet có thể đưa nó đạt tốc độ tối đa Mach 2,5. Với tốc độ khủng khiếp này, Moskit chỉ cho tàu chiến đối phương khoảng 25-30 giây để phát hiện và vận hành vũ khí phòng không.
Video đang HOT
Tên lửa P-270 Moskit đạt tầm bắn tối thiểu 10km và tối đa 100-120km, trần bay pha cuối chỉ là 20m, trang bị đầu đạn xuyên giáp nặng 300kg. Ảnh: Một trong hai bệ phóng 4 ống (tổng cộng 8) bố trí dọc hai bên thượng tầng Project 956.
Khả năng phòng không của Project 956 cũng rất đáng gờm với tổ hợp tên lửa 3S90 Uragan (biến thể trên biển của tổ hợp 9K37 Buk). Ảnh: Bệ phóng đơn lắp đạn tên lửa 9M38 của tổ hợp 3S90 trên tàu khu trục Project 956. Cơ số đạn dự trữ 48 quả, trang bị cơ cấu nạp đạn tự động lại cho bệ phóng sau khi bắn xong.
Đạn tên lửa 9M38 đảm bảo khả năng phòng không trong phạm vi 30km. Tổ hợp 3S90 trên tàu trang bị radar bám bắt mục tiêu MR-750 có tầm phát hiện mục tiêu 300km và radar theo dõi – tấn công 3R90 có tầm trinh sát 30km.
Ngoài tên lửa, tàu chiến Bystryy thăm Việt Nam còn có hệ thống pháo hạm, pháo phòng không rất mạnh gồm hai pháo hạm AK-130 (cỡ pháo hạm lớn nhất của Nga) và 4 pháo phòng không AK-630. Ảnh: Một trong hai bệ pháo hạm AK-130 trang bị hai nòng pháo 130mm đạt tầm bắn 23km với mục tiêu trên biển, tốc độ bắn tổng hai nòng là 70 phát/phút, cơ số đạn 150-180 viên. Pháo có thể vận hành tự động với radar dẫn bắn hoặc thủ công.
Bốn pháo AK-630 6 nòng cỡ 30mm với tốc độ bắn 5.000 phát/phút đảm bảo thiết lập màn đạn dày đặc diệt mọi mục tiêu ở cự ly tối đa 4.000m.
Khả năng chống ngầm của tàu khu trục Project 956 gồm có ngư lôi, bom phản lực RBU-1000 và trực thăng. Ảnh: Hai trong 4 ống phóng ngư lôi chống ngầm 533mm trang bị cho Project 956.
Trực thăng săn ngầm Ka-27PS có thể mang ngư lôi chống ngầm 400mm hoặc bom chìm, thủy lôi với sonar chủ động.
Cận cảnh “cột buồm” tàu khu trục Project 956 – nơi đạn hệ thống radar trinh sát đường không MR-760 (tầm trinh sát 230km với máy bay, 50km với tên lửa, bám 40 mục tiêu cùng lúc); radar dẫn đường tên lửa Mineral và các hệ thống khác.
Dù có hỏa lực vũ khí mạnh mẽ, nhưng tàu khu trục Project 956 nói chung và Bystryy nói riêng lại sở hữu hệ thống động lực tồi. Ảnh: Ống khói tàu đang xả khói đen mù mịt, trong chiến đấu, vệt khói đen cũng đủ để đối phương xác định mục tiêu và ra đòn tấn công.
Theo_Kiến Thức
Nga bán tàu tên lửa Molniya cực mạnh cho Ai Cập
Hải quân Ai Cập đã nhận được chiếc tàu tên lửa Molniya được trang bị tên lửa hành trình siêu âm P-270 Moskit từ Nga.
Hải quân Ai Cập đã nhận được chiếc tàu tên lửa Molniya được trang bị tên lửa hành trình siêu âm P-270 Moskit từ Nga.
*Theo trang mạng nhà máy đóng tàu Vympel thì Molniya là biệt hiệu dành cho lớp tàu tên lửa Project 12421 và Project 12418 đang được Việt Nam sử dụng.
Theo Navyrecognition cho hay, Ai Cập đang không ngừng tăng cường sức mạnh hải quân bằng việc đặt mua liên tiếp các chiến hạm. Sau khi nhận hai tàu chiến Ambassador MK III FMC từ Mỹ, rồi chiến hạm Fremm từ Pháp cộng với 4 tàu hộ tống lớp Gowind, Ai Cập lại vừa nhận thêm tàu tên lửa Molniya Project 12421 mang số hiệu P-32 từ Nga.
Tàu tên lửa Molniya vừa nhận chủ nhân mới là Hải quân Ai Cập.
Đáng chú ý, đến nay P-32 là tàu duy nhất được đóng theo Project 12421 Molniya. Đây là biến thể xuất khẩu của tàu hộ tống tên lửa Project 12411 vốn dùng cho Hải quân Liên Xô và sau này là Hải quân Nga.
Đồng thời P-32 cũng là tàu duy nhất thuộc dòng tàu chiến cỡ nhỏ này được trang bị tên lửa chống tàu siêu âm P-270 Moskit (NATO định danh là SS-N-22 Sunbum).
Với tầm xa hoạt động tối đa 120 km, tên lửa P-270 Moskit có khả năng bay đạt tốc độ siêu âm Mach 3 nhờ vào 4 động cơ phản lực dòng khí thẳng.
Điểm độc đáo tiếp theo của P-32 ở chỗ là con tàu này được khởi đóng tại nhà máy Vympel từ cuối những năm 1980 nhưng phải tới năm 2000 mới hoàn thành. Nó sau đó đã được chuyển giao cho Hải quân Nga nhưng chưa bao giờ chính thức được phục vục vụ cho Hải quân Nga bởi vì vốn được thiết kế để xuất khẩu. Trước đó P-32 định bán cho Turkmenistan vào năm 2006 nhưng hợp đồng đã không được thực hiện.
P-32 có khả năng mang theo 4 tên lửa chống hạm siêu âm P-270 Moskit.
Vào năm 2010, tàu tên lửa Molniya này xuất hiện tại vùng biển Caspia của Hải quân Nga và vào năm 2013 nó được đưa tới Hạm đội biển Baltic.
Nhưng tới nửa đầu tháng 7/2015, P-32 đã được nhìn thấy dẫn rời khỏi vùng biển Baltic và đưa tới Biển Địa Trung Hải. Cuối tháng 7/2015, con tàu đã cập cảng Alexandria. Trước đấy, Ai Cập đã tỏ rõ sự quan tâm tới tàu tên lửa này từ năm 2014. Các nguồn tin cho biết, hợp đồng cuối cùng đã được Nga và Ai Cập ký kết trong năm 2015.
Có được "hàng độc" P-32, Ai Cập sẽ tăng thêm đáng kể sức mạnh cho lực lượng hải quân. Tàu tên lửa lớp Molniya có phạm vi hoạt động 3.100 km, thủy thủ đoàn 44 người và được gắn radar điều khiển hỏa lực Vympel MR-123. Ngoài tên lửa P-270 Moskit, Tarantul còn được trang bị pháo hạm AK-176 cỡ 76,2mm, hai bệ pháo phòng không AK-630 và tên lửa phòng không vác vai Igla.
Văn Biên
Theo_Kiến Thức
Việt kiều Nga chung tay ủng hộ bà con vụ cháy chợ ở Kazan Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga đã phát động cuộc vận động quyên góp trong toàn cộng đồng Việt Nam tại đây. Như chúng tôi đã phản ánh, mới đây, Trung tâm Thương mại Admiral ở thủ phủ Kazan của nước Cộng hòa Tatarstan của LB Nga đã xảy ra hỏa hoạn gây thiệt hại lớn về người và tài sản...