Tàu chiến Nga sắp đến quân cảng Cam Ranh, Việt Nam
Theo hãng thông tấn Itar-Tass (Nga), dự kiến vào ngày 14/2, đội tàu chiến Nga sẽ có chuyến thăm vịnh Cam Ranh, Việt Nam.
Thư ký báo chí Hạm đội Thái Bình Dương Roman Martov nói với Tass rằng, một đội tàu chiến thuộc Hạm đội Thái Bình Dương (Nga) đã rời thành phố cảng miền Viễn Đông Vladivostok để thực hiện một loạt các nhiệm vụ.
Tàu chiến Nga.
Trong đó, đội tàu sẽ này sẽ có chuyến viếng thăm các cảng biển của 9 quốc gia trong hành trình, mà nước đầu tiên sẽ là Việt Nam.
Dự kiến, ngày 14/2, đội tàu chiến Nga sẽ có chuyến thăm vịnh Cam Ranh, Việt Nam.
Video đang HOT
Đội tàu chiến Hạm đội Thái Bình Dương (Nga) gồm tàu khu trục chống ngầm cỡ lớn Đô đốc Panteleyev, tàu tiếp dầu Pechenga và tàu kéo SB-522.
Theo Kiến Thức
Người Đài Loan tha thiết muốn hợp tác quân sự với Nhật, đề phòng Bắc Kinh
Nhật cải cách hiến pháp cho phép quân đội được triển khai ở nước ngoài theo tinh thần phòng vệ tập thể. Bắc Kinh phản ứng dữ dội, Nhưng Đài Loan lại cho đây là tín hiệu tốt để thắt chặt quan hệ với Nhật.
Dựa vào Nhật mới yên tâm trước Trung Quốc
"Chúng tôi ủng hộ việc thực hiện quyền phòng vệ tập thể của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, vì nó mang lại lợi ích an ninh của Đài Loan," giám đốc điều hành viện Brain Trust Đài Loan - Lưu Thế Trung nói tại một hội nghị chuyên đề.
Ông Lưu kêu gọi chính quyền lãnh đạo Mã Anh Cửu và Nhật Bản cần làm nhiều hơn để nâng cấp toàn diện quan hệ song phương, chẳng hạn như tăng tốc đàm phán về một thỏa thuận thương mại tự do.
Ông Lưu cũng kêu gọi Tokyo ban hành một "phiên bản tiếng Nhật", giống như đạo luật Quan hệ Đài Loan của Mỹ, để tăng cường mối quan hệ và xác định rõ hơn chuyện hợp tác với Đài Loan dựa trên dân chủ và hòa bình.
Các động thái vừa qua của Tokyo (cải cách hiến pháp) đã được sự chào đón của đa số các học giả Đài Loan và các chính trị gia. Nhưng một số học giả vẫn e ngại rằng trong trường hợp Đài Loan bị tấn công, Nhật Bản sẽ không thể để giúp bảo vệ Đài Loan nếu Mỹ không khởi xướng hành động quân sự đầu tiên.
Về mặt lý thuyết thì lập luận như vậy là đúng, ông Lưu cho biết, Tokyo sẽ không thể ra tay trước khi Washington hành động. Tuy nhiên, ông cho biết nếu có Nhật tham gia thì Washington mới hành động kiên quyết hơn trong trường hợp "có biến" từ bên kia eo biển vì họ cảm thấy không đơn độc và được Nhật chia sẻ chi phí tổn thất chiến tranh.
Đài Loan không muốn bị Trung Quốc kìm kẹp
"Chính quyền ông Mã cần tính hết các phương án hành động nếu Đài Loan bị tấn công. Tham gia liên minh (với Nhật) là sự lựa chọn bất buộc", ông Lưu nói. "Thay vì gây căng thẳng với Nhật Bản, những gì ông Mã nên làm ngay bây giờ là tìm kiếm cam kết phòng thủ từ Nhật Bản và Mỹ, bởi vì nó phục vụ cho lợi ích của Đài Loan".
Ông Lưu cũng cho rằng Đài Loan giờ không nên quá quan trọng việc đòi chủ quyền tại đảo Senkaku mà Nhật đang kiểm soát vì an ninh Đài Loan (trước nguy cơ TQ thôn tính) mới là đáng quan tâm nhất.
Đài Loan cần chính sách độc lập
Ông Đổng Tư Tề - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Nghiên cứu Đông Bắc Á của Đài Loan, cho biết Đài Loan nên quan sát chặt chẽ phản ứng của các nước Đông Á, đặc biệt là Hàn Quốc, với động thái của Nhật Bản để có cách hành xử thích hợp.
Ông Đồng, một chuyên gia về chính trị Hàn Quốc, cho biết cả Hàn Quốc và Trung Quốc dường như đã cố gắng mượn chuyện cải cách gần đây của Nhật Bản để xích lại gần nhau hơn. Nhưng xích lại gần nhau cũng chỉ là cách diễn kịch cho người khác xem để tìm lợi thế trong vấn đề đối ngoại.
Chẳng hạn, Seoul muốn giải quyết căng thẳng gần đây với Tokyo và Bình Nhưỡng bằng cách nhích gần hơn với Bắc Kinh, còn Bắc Kinh đến Seoul với dã tâm bẻ gãy trục liên minh Hàn Quốc - Nhật Bản - Mỹ.
"Từ tấm gương đó, Đài Loan nên xây dựng kế hoạch ngoại giao riêng và dùng nó có lợi cho mình chứ không phải làm quân cờ của kẻ khác", ông nói. Nhưng dù sao, liên minh với Nhật thì Đài Loan vẫn cho thấy sự độc lập hơn là ngả về Bắc Kinh để rồi rơi vào tình cảnh như Hồng Kông và Macau hiện giờ.
Theo Một Thế Giới
Tàu chiến Nga bí mật tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông Nga thông báo về cuộc tập trận tên lửa, pháo binh, ngư lôi và các loại vũ khí trong chuyến thăm hiếm hoi tới Biển Đông của chiến hạm hạm đội Biển Đen. Tuần dương hạm Moscow mang tên lửa dẫn đường của Nga neo đậu tại cảng Colombo, Sri Lanka. Cổng thông tin của Viện Hải quân Hoa Kỳ (USNI News) ngày...