Tàu chiến Nga cập cảng Libya, Mỹ và EU bất an
Tàu chiến Nga có thể sẽ được cấp quyền cập bến vĩnh viễn tại một cảng của Libya, rất có thể là ở Tobruk, nằm ở miền đông Libya.
Thông tin này đang khiến Mỹ và các đồng minh châu Âu trong khối NATO đứng ngồi không yên vì một khi có căn cứ quân sự này, Nga có thể giám sát được toàn bộ phía nam NATO và EU, đồng thời có thêm căn cứ cho tàu chiến và máy bay.
“Giữ chân Nga bên ngoài Địa Trung Hải”
Nga có thể sẽ sớm xây dựng một căn cứ quân sự ở vùng Tobruk (Libya), thể theo thỏa thuận giữa Moscow và Nguyên soái Haftar – người từng học tại một trường quân sự ở Moscow và hiện đang kiểm soát Quân đội Quốc gia Libya. Ông cũng là người giàu thứ ba ở Libya, sở hữu nhiều mỏ dầu và kho cảng dầu Benghazi.
Cho đến nay, Nga chỉ có một căn cứ hải quân duy nhất ở Địa Trung Hải, tại Tartus, Syria
Theo Bloomberg, các cuộc đàm phán giữa Nga và các nước đang bước vào giai đoạn hoàn tất. Nga sẽ trở thành đồng minh của tướng Haftar, cùng với Ai Cập, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất. Đàm phán kết thúc, Nga sẽ mở rộng hiện diện quân sự ở miền đông Libya. Kế hoạch này có thể dẫn đến thành lập một căn cứ hải quân, tạo cho Nga một chỗ đứng quan trọng tại vùng cửa ngõ phía nam châu Âu.
Việc này là một thách thức mới đối với Mỹ và các đồng minh châu Âu, những nước đang mắc kẹt trong thế đối đầu với Điện Kremlin. Thật vậy, Nga đã hoạt động rất tích cực tại nước láng giềng Syria trong suốt giai đoạn diễn ra cuộc chiến kéo dài hàng thập kỷ do phương Tây dẫn dắt ở nước này.
Ông Jonathan Winer – cựu đặc phái viên của Mỹ tại Libya, cho biết: Chính quyền Mỹ xem đây là mối đe dọa “rất nghiêm túc”. Ông nói thêm: “Giữ chân Nga bên ngoài Địa Trung Hải là một mục tiêu chiến lược quan trọng: Nếu Nga có các cảng ở đó, nước này sẽ có khả năng thám thính toàn bộ Liên minh Châu Âu”.
Video đang HOT
Hiện diện bí mật
Trong nhiều năm, Nga đã có hiện diện bí mật ở Libya, quốc gia xuất khẩu dầu mỏ Bắc Phi này, thông qua nhóm lính đánh thuê Wagner. Sau khi phương Tây giúp lật đổ và ám sát Muammar Gaddafi vào năm 2011, chiếc ghế lãnh đạo của Libya đã bị bỏ trống, nội chiến xảy ra. Trong thời điểm này, Wagner đã đặt chân đến Libya. Hiện nay, Bộ Quốc phòng Nga đã nắm quyền kiểm soát các hoạt động của Wagner, kể từ khi nhà lãnh đạo nổi loạn Yevgeny Prigozhin của Wagner và những người thân cận của ông ta qua đời trong một vụ tai nạn máy bay.
Nga cũng đang tìm cách thiết lập một căn cứ hải quân ngoài vùng Biển Đỏ của Sudan, giúp họ tiếp cận lâu dài với Kênh đào Suez, Ấn Độ Dương và Bán đảo Arab. Tuy nhiên, xung đột dân sự trong vùng có thể trì hoãn những kế hoạch đó.
Libya bị chia cắt giữa những chính quyền thù địch. Ở phía tây có thủ đô Tripoli đặt dưới sự quản lý của chính quyền được phương Tây chống lưng, ở phía đông do Tướng Haftar cai trị. Việc mỗi bên phản đối chính sách đối ngoại và các quyết định của đối thủ là chuyện bình thường.
Tướng Haftar, 79 tuổi, kiểm soát nhiều cơ sở dầu mỏ lớn của Libya – nước khai thác 40% trữ lượng dầu mỏ của châu Phi. Hiện nay, lực lượng phía Đông đang nghiên cứu những hệ thống phòng không phòng chống lực lượng của đối thủ ở Tripoli, vốn nhận được hỗ trợ từ quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Haftar cũng muốn đào tạo lực lượng không quân và phi công cho lực lượng đặc biệt. Đổi lại, một số căn cứ không quân, hiện do lực lượng bán quân sự Wagner chiếm đóng, sẽ được nâng cấp cho phù hợp với lực lượng Nga.
Theo những báo cáo khác về nội dung đàm phán, các tàu chiến Nga cũng có thể được cấp quyền cập cảng vĩnh viễn tại một cảng của Libya, có thể là Tobruk, nằm cách Hy Lạp và Italy chỉ vài trăm dặm qua Địa Trung Hải. Tuy nhiên, đây là quan điểm dài hạn vì nó đòi hỏi phải hiện đại hóa đáng kể cơ sở hạ tầng cảng. Cho đến nay, Nga chỉ có một căn cứ hải quân duy nhất ở Địa Trung Hải, tại Tartus, Syria.
Cuộc gặp gỡ mang tính cách mạng
Cuộc gặp gỡ giữa Tướng Haftar và Tổng thống Vladimir Putin ngày 28/09/2023 đánh dấu bước đột phá mà nhà tư lệnh Libya đạt được trong mối quan hệ với Nga. Mối quan hệ ngày một sâu sắc giữa Haftar và Moscow đã làm Washington thêm phần lo ngại. Do đó, trong năm nay, Mỹ đã cố gắng thực hiện một loạt chuyến thăm cấp cao đến đất nước này nhằm thuyết phục vị tư lệnh thay đổi đường lối.
Một tuần trước cuộc hội đàm giữa ông Putin và vị tướng Libya diễn ra, Tướng Michael Langley – chỉ huy lực lượng Mỹ ở Châu Phi, và ông Richard Norland – đặc phái viên hiện tại của Mỹ tại Libya, đã gặp gỡ Nguyên soái Haftar tại Benghazi. Theo thông tin từ Bộ Tư lệnh châu Phi của Mỹ, họ kêu gọi ông rút lực lượng nước ngoài.
Vào tháng 10, ông Norland đã có cuộc trao đổi với cánh phóng viên. Theo ông, Libya có khả năng “chọn ra một trong hàng loạt đối tác nhằm thực hiện hợp tác về mặt an ninh”. Ông tố cáo Nga có vai trò quân sự “gây bất ổn” ở Libya. Tuy nhiên, Moscow bác bỏ cáo buộc này và cho rằng chính Mỹ cần xem lại mình trước khi đi chỉ trích người khác. Nga chỉ thực hiện hành động tự vệ.
Vấn đề của Tổng thống Biden
Theo ông Winer, Tổng thống Mỹ Biden đang đối mặt với một vấn đề: Nga có thể cung cấp hỗ trợ quân sự, còn Mỹ thì không thể, vì vào năm 2019-2020, Tướng Haftar đã thất bại trong việc lật đổ chính phủ ở Tripoli – một cơ quan chính phủ có được sự công nhận từ nhiều nước. Đồng thời, Mỹ cũng chưa sẵn sàng để thảo luận về những biện pháp trừng phạt. Vì vậy, Tướng Haftar sẽ gặp ít vấn đề hơn khi quay sang Tổng thống Putin.
Tuy nhiên, theo bà Claudia Gazzini – chuyên gia phân tích cấp cao về Libya tại tổ chức International Crisis Group, thỏa thuận quốc phòng với Nga sẽ làm miền đông và miền tây Libya bị chia rẽ sâu sắc hơn, làm lu mờ khả năng thống nhất đất nước này sau hơn một thập kỷ xung đột do sự kiện lật đổ cựu độc tài Kadhafi.
Ông Kirill Semenov – Nhà phân tích tại Trung tâm Quan hệ Quốc tế Nga do Điện Kremlin thành lập, cho biết đây là một kịch bản rất phù hợp với Nga. Ông nói: “Đối với tướng Haftar, điều quan trọng là duy trì lực lượng vũ trang của mình. Mỹ không cho ông ta lựa chọn nào khác ngoài việc chọn Nga làm đối tác chính của mình”.
Hơn 60 người di cư chết đuối vì lật thuyền ngoài khơi Libya
Chiếc thuyền chở 86 người di cư bị lật ngoài khơi bờ biển Libya, khiến hơn 60 người, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em, thiệt mạng.
Interfax hôm nay (17/12) dẫn thông báo của Tổ chức Di cư quốc tế trực thuộc Liên hợp quốc (LHQ) xác nhận, 61 người di cư, trong đó bao gồm nhiều phụ nữ và trẻ em, đã chết đuối sau khi chiếc thuyền gỗ sơ sài chở họ bị lật ngoài khơi bờ biển Libya.
Một nhóm người di cư may mắn được giải cứu trên Địa Trung Hải sau khi chiếc thuyền của họ bị lật. Ảnh: France24
Có 86 người trên thuyền khi vụ tai nạn xảy ra, theo RiaNovosti. Chiếc thuyền khởi hành từ bờ biển Zwara của Libya và dường như đã cố gắng tìm cách xâm nhập lãnh thổ Liên minh châu Âu (EU).
"Trung Địa Trung Hải tiếp tục là một trong những tuyến đường di cư nguy hiểm nhất thế giới", Tổ chức Di cư quốc tế cảnh báo. Hiện chưa rõ liệu 25 người còn lại trên thuyền đều đã được giải cứu hay còn có người mất tích.
Nguyên nhân con thuyền gặp nạn chưa được tiết lộ. Các quan chức châu Âu cho biết, những chiếc thuyền chở người di cư thường được chế tạo đơn sơ, thiếu an toàn và chở số người quá trọng tải cho phép.
Theo Bộ Nội vụ Italia, hơn 100.000 người không có giấy tờ đã đến Italia trong năm nay bằng cách vượt biển Địa Trung Hải, nhiều hơn 2 lần so với con số 45.000 người di cư đến Italia trong cùng kỳ năm 2022. Phần lớn những người di cư đến từ Guinea, Bờ Biển Ngà, Ai Cập và Tunisia.
Cách đây hai tháng, LHQ công bố báo cáo cho biết khoảng 2.500 người di cư đã thiệt mạng tính từ đầu năm 2023 khi tìm cách vượt Địa Trung Hải đến châu Âu, tăng đáng kể so với con số 1.680 nạn nhân trong cùng kỳ năm 2022
Libya: Hồi hương khoảng 250 người di cư trái phép Ngày 28/11, Cục Kiểm soát di cư bất hợp pháp của Libya đã hồi hương 248 người di cư trái phép. Người di cư chờ được giải cứu ngoài khơi Libya ngày 9/2/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Tân Hoa xã dẫn lời người đứng đầu Văn phòng Trục xuất của cơ quan này Badraddin Ben-Hamed, cho biết trong số những người này có...