Tàu chiến Mỹ va chạm tàu cá Hàn Quốc
Một tàu chiến hải quân Mỹ va chạm với tàu cá Hàn Quốc trên biển Nhật Bản khi đang tham gia nhiệm vụ huấn luyện.
Tàu tuần dương Lake Champlain. Ảnh: USNavy
“Đã có một tai nạn giữa tàu tuần dương Mỹ USS Lake Champlain và tàu cá 502 Namyang Hàn Quốc ở vùng biển cách đảo Ulleung 90 km vào khoảng trưa nay”, Yonhap dẫn lời một quan chức quân sự Hàn Quốc cho biết.
Không có thông tin về thương vong trong tai nạn giữa tàu tuần dương tên lửa dẫn đường lớp Ticonderoga và tàu cá 9,7 tấn, dài 20 m chở 6 người. Đây được coi là sự cố rất hiếm khi xảy ra.
Lực lượng hải quân Mỹ tại Hàn Quốc cho biết tàu khi đó thực hiện “chiến dịch thường kỳ tại vùng biển quốc tế. Mạn trái tàu Lake Champlain va chạm với tàu cá.
Kể cả sau sự cố, lực lượng cho biết cả hai tàu đã có thể tự điều hướng, không có người bị thương. Tuần duyên Hàn Quốc và Hải quân Mỹ đang điều tra nguyên nhân vụ việc và đánh giá thiệt hại của cả hai tàu.
Video đang HOT
Nằm trong nhóm tác chiến tàu sân bay Carl Vinson, tàu tuần dương nằm được triển khai ở tây Thái Bình Dương cùng một số tàu khác như tàu sân bay Carl Vinson lớp Nimitz, tàu khu trục tên lửa dẫn đường Wayne E. Meyer và Michael Murphy. Đội mới tập trận chung với tàu chiến Hàn Quốc gần bán đảo Triều Tiên.
Trọng Giáp
Theo VNE
Mỹ xem xét lại chương trình phòng thủ tên lửa
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis ngày 5-5 chỉ thị tiến hành xem xét lại chương trình phòng thủ tên lửa quốc gia (National Missile Defense-NMD).
Việc xem xét lại chương trình phòng thủ tên lửa sẽ diễn ra đồng thời với việc xem xét lại học thuyết hạt nhân của Mỹ, đã được công bố hồi giữa tháng 4 vừa qua.
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên tiếp tục gia tăng, nhất là khi Washington thiết lập Hệ thống đánh chặn tên lửa giai đoạn cuối (THAAD) trên lãnh thổ Hàn Quốc...
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Dana White cho biết, theo chỉ thị của Bộ trưởng James Mattis, Lầu Năm góc sẽ tìm các biện pháp củng cố tiềm năng trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa, cân bằng lại các ưu tiên trên trường quốc tế và trong nước cũng như bảo đảm các khuôn khổ chiến lược và chính trị để tiếp tục phát triển lĩnh vực này.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh, bảo vệ đất nước và lợi ích của Mỹ ở nước ngoài trước các tên lửa đạn đạo là một trong những ưu tiên cao nhất của bộ này.
Tàu chiến Mỹ thử nghiệm hệ thống Aegis.Ảnh:Breakingdefense.com
Phòng thủ tên lửa quốc gia của Mỹ là các hệ thống liên hợp chiến lược của quân đội nhằm bảo vệ đất nước, chống lại sự xâm nhập của các loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Các tên lửa có thể bị chặn bằng các tên lửa khác hoặc cũng có thể bằng kỹ thuật laser, bị chặn ở gần bệ phóng hoặc trong giai đoạn bay ngoài tầng khí quyển hoặc ở giai đoạn cuối đi vào Trái Đất.
Theo Wikipedia, sau khi không lực Mỹ tách ra khỏi quân đội năm 1947, quân đội đã giữ lại vai trò phòng thủ trên mặt đất để sau này phát triển thành hệ thống NMD. Hệ thống NMD được thiết kế và triển khai để bảo vệ lãnh thổ của Mỹ cùng các đồng minh trước mối đe dọa tấn công bằng tên lửa đạn đạo.
Ban đầu, Lầu Năm góc nghiên cứu phát triển công nghệ phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) và vào những năm 1950, các tên lửa này được phát triển như một phần của dự án Nike-Zeus nhằm làm máy bay đánh chặn đối với tên lửa đạn đạo (ICBM) của Liên Xô (cũ).
Đến năm 1961, dự án Nike-Zeus bị hủy bỏ và thay thế bằng dự án Defender và đến năm 1968 thì chương trình này được biết đến dưới tên gọi Sentinel... Đặc biệt, trong những năm 90 và đầu thế kỷ 21, hệ thống này đã chuyển trọng tâm sang phòng thủ và ngăn chặn các cuộc tấn công tiềm tàng từ một số đối thủ trong khu vực, đặc biệt là Iran và Triều Tiên.
Tính đến nay, Mỹ đã có 4 hệ thống phòng thủ tên lửa ưu việt được triển khai ở khắp thế giới, gồm hệ thống tên lửa đánh chặn trên mặt đất (Ground-based midcourse defense - GMD); hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis (Aegis Ballistic missile defense system); Hệ thống đánh chặn tên lửa tầm thấp giai đoạn cuối (PAC-3) (Patriot Advanced Capability-3) và Hệ thống đánh chặn tên lửa giai đoạn cuối (THAAD).
Theo số liệu của quân đội Nga, trong vòng 15 năm trở lại đây Mỹ đã chi 130 tỷ USD cho phòng thủ tên lửa. Theo kế hoạch, trong vòng năm 5 tới, Washington sẽ chi thêm gần 55 tỷ USD nữa. Do đó, đến năm 2022, số lượng tên lửa chống tên lửa của Mỹ sẽ nhiều hơn đầu đạn hạt nhân được triển khai trên các tên lửa liên lục địa của Nga.
"Đây là mối đe dọa nghiêm trọng đối với tiềm năng răn đe của Nga, đặc biệt trong bối cảnh các tổ hợp hỏa lực NMD thường xuyên được hiện đại hóa", Phó chỉ huy Tổng cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng vũ trang Nga, Trung tướng Viktor Poznikhir cảnh báo.
Trung tướng Poznikhir cũng cho rằng, việc gia tăng tiềm lực NMD của Mỹ đang kích thích cuộc chạy đua vũ trang và buộc các nước khác phải áp dụng biện pháp đáp trả.
"Các nước châu Âu chi tới 250 tỷ USD cho quốc phòng, vượt cả tổng chi tiêu quân sự của Nga và Trung Quốc cộng lại. Thậm chí, nếu các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) và Canada thực hiện đầy đủ chỉ tiêu thì ngân sách quân sự sẽ tăng thêm 100 tỷ USD", ông Poznikhir cho hay.
Giới phân tích nhận định, ngoài mục đích tăng cường bảo vệ an ninh quốc gia, việc Mỹ tuyên bố xem xét lại chương trình NMD còn "bắn đi" một mũi tên khác. Đó là răn đe Triều Tiên trong bối cảnh căng thẳng giữa Bình Nhưỡng và Washington hiện nay chưa có dấu hiệu giảm nhiệt sau những lần Bình Nhưỡng thử tên lửa thời gian gần đây.
Theo Bình Nguyên
Quân đội nhân dân
Tham vọng xây dựng đội tàu chiến gần 2.000 tỷ USD của Mỹ Hải quân Mỹ sẽ tốn 102 tỷ USD mỗi năm trong gần hai thập kỷ để đóng mới, vận hành và sửa chữa hạm đội 355 tàu chiến theo kế hoạch đề ra. Mỹ phải thay toàn bộ hạm đội để đạt con số 355 tàu. Ảnh: Business Insider. Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) mới đây cho biết kế hoạch...