Tàu chiến Mỹ sắp vào vùng 12 hải lý quanh đảo nhân tạo của Trung Quốc
Tàu chiến của Hải quân Mỹ đã sẵn sàng, chỉ chờ chính phủ bật đèn xanh cho phép là vào vùng giới hạn 12 hải lý ở các đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông mà Trung Quốc ngang nhiên cho rằng thuộc chủ quyền của mình.
Tàu tác chiến cận bờ (LCS) Fort Worth của Mỹ trong lần tuần tra trên Biển Đông ngày 12.5.2015 – Ảnh: Hải quân Mỹ
Công ước quốc tế về Luật biển 1982 (UNCLOS) quy định chiều rộng lãnh hải của quốc gia ven biển là 12 hải lý tính từ đường cơ sở. Trung Quốc sử dụng qui định này để ngăn cản tàu của nước khác, kể cả Mỹ vào vùng giới hạn 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo do Bắc Kinh xây dựng trái phép ở Biển Đông.
Kể từ năm 2012, khi Bắc Kinh tuyên bố vùng giới hạn 12 hải lý, tàu của Hải quân Mỹ không xâm nhập bên trong vùng này, điều này gây nhiều tranh cãi ở chính trường Mỹ.
Báo Navy Times (Mỹ) hôm 7.10 dẫn nguồn tin từ quân đội Mỹ nói rằng hải quân nước này sẵn sàng đối đầu với Bắc Kinh khi cho biết sẽ gửi tàu khảo sát vào bên trong vùng giới hạn 12 hải lý ở những khu vực mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền trái phép. Navy Times nói việc đưa tàu vào khu vực “cấm” này là một hoạt động mất vài ngày nhưng phải đợi sự chấp thuận của chính phủ Obama.
Việc gửi tàu chiến của Mỹ vào “vùng cấm” được nói nhiều từ hồi tháng 5.2015 nhưng Navy Times dẫn nguồn tin từ 3 quan chức của Lầu Năm Góc cho biết đó không phải là chuyện đùa, nói chơi của người Mỹ; thay vào đó khả năng Tổng thống Barack Obama chấp thuận cũng như Hải quân Mỹ điều tàu vào trong vùng giới hạn 12 hải lý ở các đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông là rất cao.
Video đang HOT
“Nếu được chấp thuận, đây sẽ là lần đầu tiên sau năm 2012 Hải quân Mỹ sẽ thách thức trực tiếp với đòi hỏi giới hạn lãnh hải của Trung Quốc”, Navy Times nhận định.
Tổng thống Obama từng nói trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc cuối tháng 9.2015 rằng Mỹ có “lợi ích trong việc giữ gìn nguyên tắc cơ bản của tự do hàng hải và tự do thương mại, và trong việc giải quyết tranh chấp thông qua luật pháp quốc tế, không phải là luật của kẻ mạnh”.
Đá Chữ Thập của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm, xây thành đảo nhân tạo phi pháp, có cả cảng và đường băng dài 3.000 m. Ảnh vệ tinh Airbus chụp ngày 15.9.2015
Bryan Clark, một cựu quan chức từng phục vụ trên hạm đội tàu ngầm của Mỹ, cho rằng việc Mỹ không vào vùng giới hạn 12 hải lý ở khu vực Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền trái phép đồng nghĩa với việc Washington công nhận đòi hỏi chủ quyền đó là hợp pháp.
“Nếu anh hành động như không dám xâm nhập, anh đang mặc nhiên thừa nhận những tuyên bố này là hợp pháp, cho dù anh nói rằng không công nhận điều đó”, ông Clark nhận định và nói thêm rằng ngay cả khi khu vực giới hạn 12 hải lý mà Trung Quốc đòi hỏi là hợp pháp thì tàu của Mỹ cũng có thể xâm nhập vì “vô tình”, điều mà luật hàng hải quốc tế cho phép.
Có một điều mà Navy Times cho rằng cũng sẽ khó xử cho Mỹ khi Washington cũng đòi hỏi giới hạn 12 hải lý đặc quyền ở vùng đảo Aleutian ngoài khơi bang Alaska khi đối phó với Bắc Kinh. Trung Quốc từng đưa tàu đến vùng lãnh hải do Mỹ quản lý này sau khi tập trận với Nga hồi tháng 9.2015 và bị Washington phản đối.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Yêu cầu LHQ điều tra việc TQ phá hoại môi trường ở Biển Đông
Một tổ chức phi chính phủ chống sự bành trướng của Trung Quốc đã nộp đơn lên Liên Hiệp Quốc đề nghị điều tra việc cải tạo đất ở Biển Đông của Bắc Kinh.
Đá Gạc Ma trước và sau khi Trung Quốc cải tạo - Ảnh Victor Robert Lee & DigitalGlobe
Phong trào và liên minh phản kháng sự xâm lược của Trung Quốc (Marchu) ở Philippines yêu cầu Liên Hiệp Quốc (LHQ) và Chương trình môi trường LHQ (UNEP) tiến hành điều tra và có hành động cụ thể đối với việc cải tạo đất phá hoại môi trường của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông, làm ảnh hưởng nguồn lợi hải sản của cả khu vực.
"Chúng tôi được cảnh báo hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc ở Biển Đông đã và đang phá hoại những bãi đá ngầm san hô, đặc biệt là ở Đá Vành Khăn, Chữ Thập, Xubi, Gạc Ma, Ga Ven và Tư Nghĩa", ông Roilo Golez, Chủ tịch Marchu nói trong thư đề nghị gửi cho Tổng thư ký Ban Ki-moon và Giám đốc điều hành UNEP Achim Steiner, theo Inquirer hôm nay 8.10.
Những bãi Đá Vành Khăn, Chữ Thập, Xubi, Gạc Ma, Ga Ven và Tư Nghĩa nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc cưỡng đoạt bằng vũ lực. Việc cải tạo đất và xây dựng trên các đảo nhân tạo của Bắc Kinh nhằm đơn phương xác lập chủ quyền trái phép trên những hòn đảo này.
Ông Goler cho biết căn cứ mà Marchu dựa vào để đưa đề nghị cho LHQ là Công ước quốc tế về đánh bắt cá và bảo tồn nguồn sống ở đại dương và gần đây nhất là tuyên bố Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) được các nhà lãnh đạo thế giới đưa ra hồi tháng 9.2015. Mục tiêu của tuyên bố SDG là xóa đói nghèo trên thế giới trong vòng 15 năm tới và "bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển, nguồn lợi hải hàng vì sự phát triển bền vững" của nhân loại.
Trả lời phỏng vấn với Inquirer, ông Goler dẫn nghiên cứu của nhà nghiên cứu sinh vật biển người Mỹ John McManus nói rằng việc cải tạo đất của Trung Quốc ở Biển Đông đang làm biến dạng với tốc độ nhanh nhất trong lịch sử loài người và vĩnh viễn các rạn san hô ở khu vực này.
Nhiều chuyên gia nghiên cứu sinh vật biển của thế giới cũng có nhận định tương tự và cho rằng việc phá hoại bãi san hô đó sẽ gây tác động và làm ảnh hưởng đến cuộc sống của 300 triệu người sống dựa vào khu vực Biển Đông, nơi cung cấp 10% nguồn hải sản của thế giới.
"Điều đó không chỉ ảnh hưởng riêng Philippines mà cả vành đai Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và thế giới", ông Golez nhận định và kêu gọi cộng đồng quốc tế lên tiếng cảnh tỉnh vấn nạn này và có hành động cụ từngđể ngăn chặn.
Chủ tịch của Marchu hy vọng những đề nghị của tổ chức phi chính phủ này được LHQ và UNEP đồng ý và xem việc xây dựng của Trung Quốc là "trực tiếp vi phạm và phá hoại mục tiêu SDG đã được lãnh đạo các nước cùng tuyên bố".
Minh Quang
Theo Thanhnien
Mỹ sắp điều chiến hạm tới Biển Đông thách thức Trung Quốc Mỹ có thể sắp triển khai tàu chiến vào trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng phi pháp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tàu khu trục Lassen của Mỹ (trái), tàu frigate Supreme của hải quân Singapore (giữa) và tàu tác chiến ven biển Fort Worth hồi tháng 7 đi qua Biển...