Tàu chiến Mỹ lại “đụng độ” lực lượng Trung Quốc gần Hoàng Sa
Ngày 28.5, Hải quân Mỹ lại tiếp tục thách thức các yêu sách về chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông, theo CNN.
Tàu USS Mustin của Mỹ (ảnh: Sputnik)
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke USS Mustin của Mỹ đã hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam mà Trung Quốc đang chiếm giữ bất hợp pháp.
“Ngày 28.5, tàu USS Mustin đã thực hiện hoạt động tự do hàng hải ở quần đảo Hoàng Sa. Hoạt động của USS Mustin là phù hợp với luật pháp quốc tế”, Anthony Junco – phát ngôn viên Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ – cho biết.
“Hành động nói trên của Hải quân Mỹ đã chứng minh rằng, các vùng biển mà USS Mustin đi qua nằm ngoài khu vực mà Trung Quốc có thể tuyên bố là lãnh hải hợp pháp của họ”, ông Anthony Junco nói thêm.
Tuyên bố của ông Anthony Junco được đưa ra sau khi tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc dẫn lời một người phát ngôn của quân đội Trung Quốc ngang nhiên nói rằng, Chiến khu miền Nam của quân đội Trung Quốc đã triển khai lực lượng hải quân và không quân, giám sát và xua đuổi tàu USS Mustin của Mỹ vì đi vào gần quần đảo Hoàng Sa mà không xin phép.
Video đang HOT
Hải quân Mỹ đã nhiều lần thách thức các yêu sách phi lý và quá đáng của Trung Quốc tại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam từ tháng 1 đến tháng 4 năm nay.
Hoạt động của các tàu quân sự Mỹ tại Biển Đông gia tăng trong những ngày gần đây trong bối cảnh các nhà quan sát cho rằng, quan hệ Mỹ – Trung đang ở mức tồi tệ nhất trong 4 thập kỷ và hai nước đang tiến gần đến một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.
Tàu USS Barry của Mỹ (ảnh: SCMP)
Lầu Năm Góc mới đây tiết lộ rằng, ngày 14.4, tàu chiến Trung Quốc đã tiến hành “các cuộc diễn tập thiếu an toàn và không chuyên nghiệp” gần khu vực tàu Mustin đang hoạt động.
Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm giữ bất hợp pháp và tiến hành quân sự hóa bằng việc xây dựng các cơ sở quân sự trái phép.
Hôm 22.5, Trung Quốc tuyên bố sẽ tăng 6,6% ngân sách cho quốc phòng trong năm nay, bất chấp dịch bệnh ảnh hưởng đến kinh tế. Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc cũng chỉ đích danh Mỹ là thế lực đối đầu chiến lược với nước này.
Từ tháng 1 đến tháng 4 năm nay, 3 tàu chiến của Mỹ, bao gồm USS Montgomery, USS McCampbell, USS Barry đã giáp mặt với tàu chiến Trung Quốc khi hoạt động tại Biển Đông.
Trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng gia tăng những hành động phi pháp tại Biển Đông, Hải quân Mỹ cho biết, họ sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động tự do hàng hải tại vùng biển này. Mỹ cũng kêu gọi Trung Quốc ngừng các hành động “cưỡng ép và bắt nạt” các nước láng giềng.
Việt Nam phản đối Trung Quốc trồng rau trái phép ở Hoàng Sa
Bộ Ngoại giao khẳng định việc Trung Quốc trồng và thu hoạch rau bằng "công nghệ mới" ở Hoàng Sa là vi phạm chủ quyền Việt Nam và luật pháp quốc tế.
"Mọi hoạt động tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không có sự cho phép của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và vi phạm luật quốc tế", ông Đoàn Khắc Việt, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao, nói trong họp báo thường kỳ chiều 28/5.
Tuyên bố được ông Việt đưa ra sau khi tờ Global Times hôm 19/5 đưa tin hải quân Trung Quốc sử dụng công nghệ mới để trồng rau ở Tây Sa, thu hoạch được 750 kg. Tây Sa là cách Trung Quốc gọi tên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Truyền thông Trung Quốc cho rằng việc Bắc Kinh thu hoạch rau ở Hoàng Sa "chứng tỏ thực thể này là đảo", giúp củng cố yêu sách của Trung Quốc ở đây.
Chen Xiangmiao, làm việc tại Viện nghiên cứu Quốc gia Trung Quốc về Biển Đông, cho rằng việc thu hoạch rau ở Hoàng Sa đã "đi ngược với lập luận của cộng đồng quốc tế, trong đó có cả phán quyết của Toà Trọng tài Thường trực năm 2016, rằng các thực thể ở Biển Đông không có khả năng duy trì điều kiện cho con người đến ở và có đời sống kinh tế riêng".
Chen tuyên bố trồng rau là tiền đề để có những bước đi tiếp theo như nuôi lợn, gà nuôi sống dân trên đảo và tạo điều kiện đưa thêm người tới đây. "Một hệ sinh thái sẽ giúp đảo phù hợp hơn cho con người sinh sống lâu dài", Chen nói.
Ảnh vệ tinh đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS.
Trong phán quyết Biển Đông năm 2016, các thẩm phán Tòa Trọng tài Thường trực bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò" phi lý mà Bắc Kinh tự vẽ ra để đòi yêu sách với gần toàn bộ Biển Đông. Phán quyết khẳng định hầu hết các thực thể ở Biển Đông đều không được coi là đảo theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).
Điều 121 của UNCLOS quy định tiêu chí xác định "đảo" là vùng đất tự nhiên có nước bao bọc và luôn ở trên mặt nước khi thuỷ triều lên, có khả năng duy trì điều kiện cho con người đến ở và có đời sống kinh tế riêng. Các đảo đáp ứng điều kiện này sẽ có đầy đủ các vùng lãnh hải, tiếp giáp, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa như lãnh thổ đất liền.
Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1974 và triển khai trái phép lực lượng đồn trú tại đây.
"Chúng tôi đã nhiều lần nêu rõ Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế", ông Việt nói.
Mỹ cảnh báo tàu lạ tránh xa chiến hạm Hải quân Mỹ yêu cầu tàu thuyền nước ngoài trên vịnh Ba Tư tránh xa chiến hạm ít nhất 100 m, nếu không sẽ bị coi là "mối đe dọa". "Các phương tiện hàng hải có vũ trang di chuyển trong phạm vi 100 m quanh tàu hải quân Mỹ tại vịnh Ba Tư có thể bị coi là mối đe dọa và...