Tàu chiến Mỹ lại bị Iran “tấn công”
Bất chấp thỏa thuận hạt nhân đạt được, Iran vẫn liên tiếp có những động thái khiến quan hệ giữa Tehran và Mỹ thêm căng thẳng.
“Tấn công” tàu Mỹ
Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) dẫn lời Đại úy Tim Hawkins, phát ngôn viên của Hải quân Mỹ ngày 5/8 cho biết, một chiến hạm của Iran đã áp sát, đồng thời chĩa vũ khí vào trực thăng quân sự Mỹ và tàu chiến liên minh đang hoạt động tại vịnh Aden.
Theo nguồn tin này, vụ việc xảy ra hôm 25/7, khi hai con tàu chỉ cách nhau khoảng 180 mét. Tại thời điểm xảy ra vụ việc, chiếc trực thăng MH-60R Sea Hawk của Hải quân Mỹ vừa cất cánh từ tàu khu trục USS Farragut gần đó và đang thực hiện bài tập huấn luyện với tàu liên minh.
Trong khi đó, hãng tin CNN cho hay, thủy thủ trên chiến hạm Iran đã chĩa thứ vũ khí được cho là một khẩu súng máy trên boong tàu về phía chiếc tàu liên minh và trực thăng quân sự Mỹ vừa hạ cánh trên con tàu này.
Trực thăng MH-60R Sea Hawk.
Điều bất thường là kíp thủy thủ trên chiến hạm và trực thăng Mỹ đã nhanh chóng phát hiện ra rằng có một người quay phim đang đứng ngay phía sau xạ thủ của Iran. Họ đang cố chụp những bức ảnh thật ngầu ghi lại cảnh chĩa súng vào chúng tôi? Họ đang làm một bộ phim tuyên truyền? Hay anh chàng đó chụp ảnh để gửi cho bạn gái? Chúng tôi không biết nữa” – Đại úy Tim Hawkins nói với CNN.
Nguồn tin cho biết, sự việc chỉ diễn ra trong khoảng 1 phút, không có phát súng nào được bắn ra và chiếc tàu chiến liên minh cũng không có hành động phản ứng nào. Trực thăng Mỹ vẫn hoạt động theo đúng kế hoạch và rời khỏi boong tàu theo dự kiến.
Video đang HOT
Trước khi diễn ra sự việc này, hồi đầu tháng 7/2015, quan hệ Mỹ – Iran trở nên căng thẳng hơn khi Tehran đã bắn súng laser vào một chiến hạm của Mỹ tại vịnh Eden.
CNN dẫn nguồn tin Hải quân Mỹ cho biết. Theo đó, vụ việc xảy ra vào ngày 8/7, khi đó chiếc tàu hàng mang cờ Iran đã liên tục bắn súng laser vào một tàu chiến Mỹ trong khu vực và một chiếc máy bay trực thăng quân sự của Mỹ. Theo quan chức Hải quân Mỹ, sự việc kết thúc mà không có một thiệt hại về người cũng như các thiết bị quốc phòng của Mỹ.
Mỹ không biết chính xác thiết bị đã nhắm bắn họ là thứ gì, sức mạnh thật sự của nó ra sao họ cũng không rõ, nhưng chỉ huy tàu USS Forrest Sherman tin chắc rằng đây khó có thể là một thiết bị quân sự chuyên dụng, vì không có thiệt hại nào cho tàu chiến Mỹ.
Theo các quan chức quân sự Mỹ, đây rõ ràng là hành động khiêu khích của Iran đối với chiến hạm Mỹ, đặc biệt vụ việc này lại diễn ra sau vụ việc bắt giữ tàu Mỹ tại eo biển Hormuz không lâu.
Quan điểm của Iran
Quan hệ giữa Iran và Mỹ có dấu hiệu hạ nhiệt khi thỏa thuận hạt nhân giữa Teheran với các cường quốc trong nhóm P5 1 đạt được, tuy nhiên Iran vẫn khẳng định thỏa thuận này không làm thay đổi quan hệ với “nước Mỹ kiêu ngạo”.
Lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei nói rằng thỏa thuận hạt nhân với các cường quốc không báo hiệu sự chuyển đổi lớn nào trong quan hệ của Iran với Mỹ hoặc trong chính sách của Iran ở Trung Đông.
“Chúng tôi đã nhắc đi nhắc lại rằng chúng tôi không đàm phán với Mỹ về các vấn đề khu vực hoặc quốc tế, thậm chí các vấn đề song phương. Có một số ngoại lệ như chương trình hạt nhân mà chúng tôi đàm phán với người Mỹ để bảo vệ lợi ích của chúng tôi” – ông Khamenei phát biểu tại một đền thờ ở Tehran.
Chính sách của Mỹ trong khu vực đối lập “180 độ” với chính sách của Iran – ông nói. “Chúng tôi sẽ không bao giờ ngừng ủng hộ bạn bè của chúng tôi trong khu vực và nhân dân Palestine, Yemen, Syria, Iraq, Bahrain và Lebanon. Ngay cả sau thỏa thuận này thì chính sách của chúng tôi với nước Mỹ kiêu ngạo sẽ không thay đổi” – ông nói.
Tàu ngầm Mỹ đã giám sát Biển Đông từ lâu
Hòa Sơn
Theo_Báo Đất Việt
Trung Quốc xoa dịu láng giềng về tranh chấp Biển Đông
Trung Quốc hứa hẹn sẽ tăng cường hợp tác và đàm phán với các nước láng giềng ASEAN để xoa dịu tranh chấp Biển Đông.
Trung Quốc hứa hẹn sẽ tăng cường hợp tác và đàm phán với các nước láng giềng ASEAN để xoa dịu tranh chấp Biển Đông.
Liên quan đến tranh chấp Biển Đông, tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN thường niên diễn ra ngày 5/8, Trung Quốc ngỏ ý tưởng tăng cường quan hệ với ASEAN thông qua việc xây dựng nhà máy, đường sắt và đường bộ.
"Sự hợp tác về thực chất và năng lực sản xuất là những yếu tố quan trọng trong mối quan hệ đôi bên cùng có lợi giữa ASEAN và Trung Quốc", Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị phát biểu.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái) và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Tanasak Patimapragorn phát biểu tại hội nghị ngày 5/8 ở Kuala Lumpur, Malaysia.
Bắc Kinh thừa nhận việc xây dựng các đảo nhân tạo trên Biển Đông đã gây ra tranh chấp với các quốc gia trong khu vực nhưng lập luận rằng động thái này không liên quan gì đến ASEAN.
Bắc Kinh cũng đề xuất việc thúc đẩy các cuộc đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Trung Quốc cũng yêu cầu "các bên ngoài khu vực" không tiến hành các động thái có thể khiến căng thẳng leo thang.
Mặc dù ông Vương không nêu đích danh các nước "bên ngoài khu vực" là nước nào nhưng rõ ràng, Bắc Kinh đang ám chỉ Mỹ và các hoạt động hợp tác quân sự của Washington với một số quốc gia ASEAN.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã bày tỏ lo ngại rằng, hoạt động "cải tạo đất" (thực chất là hút cát đắp đảo nhân tạo trên các bãi đá ngầm và rạn san hô mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở Quần đảo Trường Sa của Việt Nam) của Trung Quốc có thể dẫn đến tình trạng quân sự hóa trong khu vực.
Để kiềm chế sự ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực, Mỹ muốn nâng mối quan hệ với ASEAN lên cấp độ "đối tác chiến lược" vào tháng 11, khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á diễn ra tại Kuala Lumpur, Malaysia.
Một số thành viên ASEAN vẫn hoài nghi về các đề xuất của Trung Quốc. Chẳng hạn như Indonesia muốn hai bên cùng đưa ra thời hạn để kết thúc cuộc đàm phán về COC, một quan chức cho biết. Ngay cả Campuchia, đất nước được coi là đồng minh của Trung Quốc, cũng phát biểu về sự cần thiết của việc hoàn thành bộ quy tắc ứng xử này.
Trước đó, ASEAN và Trung Quốc đã thông báo về "giai đoạn mới" của quá trình đàm phán COC sau khi nhất trí thiết lập một đường dây nóng dành cho trường hợp khẩn cấp cũng như hợp tác về tìm kiếm và cứu hộ trên biển.
Thiên An (Theo Nikkei)
Theo_Kiến Thức
Taliban nhận bắn rơi trực thăng Afghanistan làm 17 lính chết Một chiếc trực thăng quân sự Mi-17 của Afghanistan bị rơi ngày 6.8 khiến toàn bộ 17 người trên trực thăng thiệt mạng. Taliban đã lên tiếng nhận trách nhiệm bắn rơi trực thăng, nhưng một quan chức chính phủ Afghanistan khẳng định là do sự cố kỹ thuật, theo Reuters. Một chiếc trực thăng Mi-17 của quân đội Afghanistan - Ảnh: AFP...