Tàu chiến Mỹ áp sát đảo nhân tạo Đá Chữ thập ở Biển Đông
Một tàu chiến hải quân Mỹ hôm nay (10-5) đã đi vào khu vực 12 hải lý quanh đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nơi hiện bị Trung Quốc chiếm đóng và cải tạo trái phép.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Bill Urban cho biết hoạt động tự do hàng hải do tàu USS William P. Lawrence thực hiện ngày 10-5 trong phạm vi 12 hải lý quanh đá Chữ Thập hiện bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép là để “thách thức các yêu sách hàng hải quá đáng của một số bên ở biển Đông”.
Ông Urban nhấn mạnh các tuyên bố hàng hải quá đáng là không phù hợp với luật quốc tế như đã được phản ánh trong Công ước về Luật Biển vì chúng hạn chế quyền tự do đi lại của Mỹ và các nước khác.
Các tàu nạo vét của Trung Quốc hoạt động phi pháp ở đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. (Ảnh: REUTERS)
“Không bên nào có tuyên bố chủ quyền được báo trước về đợt tuần tra. Điều này phù hợp với quy trình thông thường của chúng tôi và luật pháp quốc tế” – người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Bill Urban nói.
Video đang HOT
Trung Quốc những năm gần đây đã ráo riết bồi đắp và xây dựng trái phép các công trình trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong số các công trình xây trái phép có một đường băng dài 3.000 mét. Phía Washington lo ngại Trung Quốc sẽ sử dụng đường băng này để củng cố các tuyên bố chủ quyền vô lý của mình ở biển Đông.
Tháng trước, Lầu Năm Góc kêu gọi Trung Quốc phải tái khẳng định không có các ý định triển khai thêm máy bay quân sự ra quần đảo Trường Sa sau khi Bắc Kinh sử dụng một máy bay quân sự để sơ tán các công nhân bị bệnh khỏi đường băng trên đá Chữ Thập.
Trước đó, Trung Quốc đã phản ứng giận dữ đối với các hoạt động tự do hàng hải của Mỹ. Bắc Kinh mới đây còn ngang ngược nói rằng các chỉ trích về Trung Quốc đối với vấn đề biển Đông sẽ chỉ phản ứng ngược lại. Tuy nhiên, Mỹ khẳng định sẽ tiếp tục các hoạt động tự do hàng hải ở bất cứ khu vực nào mà luật quốc tế cho phép và biển Đông là không ngoại trừ.
BẢO ANH
Theo_PLO
[Infographic] Sức mạnh khủng khiếp của khu trục hạm tên lửa Mỹ áp sát Hoàng Sa
Hải quân Mỹ ngày 30-1-2016 đã triển khai tàu khu trục mang tên lửa USS Curtis Wibur tuần tra gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép). Hoạt động này cho thấy lập trường cứng rắn của Mỹ trong việc bảo vệ quyền tự do hàng hải, điều mà Trung Quốc không mong muốn, khi họ muốn biến biển Đông thành "ao nhà" của mình.
Theo thông cáo của Lầu Năm Góc, tàu khu trục USS Curtis Wilbur, thuộc lớp Arleigh Burke, tiến vào vùng biển 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1974.
Thông cáo còn nhấn mạnh: "Những tuyên bố chủ quyền quá mức liên quan đến đảo Tri Tôn không phù hợp với luật pháp quốc tế như đã được phản ánh trong Công ước Liên Hợp Quốc về luật Biển".
Việc điều chiến hạm mang tới 90 tên lửa hành trình Tomahak tiến vào vùng biển 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa đã gặp phải phản ứng dữ dội của Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc lớn tiếng chỉ trích tàu USS Curtis Wilbur "vi phạm luật pháp Trung Quốc bằng cách vào lãnh hải Trung Quốc mà không xin phép trước và phía Trung Quốc đã thực hiện những biện pháp liên quan như theo dõi và cảnh báo", theo Reuters.
Thực tế, quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam và bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp từ năm 1974.
Tàu khu trục USS Curtis Wibur được hạ thủy vào thập niên 90 và là chiến hạm được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis, đây là hệ thống đáng sợ nhất thế giới hiện nay.
Chiến hạm này có thể công thủ toàn diện và là nỗi khiếp sợ cho bất cứ đối thủ nào dám khai chiến với chúng.
Cùng điểm qua những vũ khí chính trang bị trên chiến hạm này qua infographic dưới đây.
Theo_An ninh thủ đô
Mỹ yêu cầu Trung Quốc minh bạch với các nước láng giềng Tư lệnh Hạm đội 7 của Hải Quân Mỹ tuyên bố quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương đang theo dõi chặt chẽ các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông và tự do hàng hải phải được đảm bảo. Phó Đô đốc Joseph Aucoin, Tư lệnh Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ. Ảnh: US Navy Trong bài phát biểu với...