Tàu chiến Mỹ áp sát đá Vành Khăn và đá Chữ Thập, thách thức TQ
Ngày 28-8, Hải quân Mỹ xác nhận khu trục hạm USS Wayne E. Meyer đã tiến hành tuần tra đảm bảo tự do hàng hải trong vòng bán kính 12 hải lý quanh các đá Vành Khăn và đá Chữ Thập.
“Các lực lượng Mỹ hoạt động trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình dương đều đặn mỗi ngày, bao gồm cả khu vực biển Đông. Mọi chiến dịch đều được thực hiện theo đúng luật pháp quốc tế và là bằng chứng cho thấy Mỹ sẽ hoạt động ở bất kỳ đâu luật pháp quốc tế cho phép”, Trung tá Reann Mommsen, phát ngôn viên Hạm đội 7 Hải quân Mỹ khẳng định, theo trang tin quân sự USNI News.
Được biết, đá Vành Khăn và đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện đang bị Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền phi pháp.
Khu trục hạm USS Wayne E. Meyer thuộc biên chế Hải quân Mỹ. Ảnh: AP
Cũng theo ông Mommsen, sự hiện diện của khu trục hạm USS Wayne E. Meyer cũng sẽ “thách thức những tuyên bố chủ quyền trên biển quá đáng và duy trì quyền tiếp cận những tuyến đường biển được quản lý theo luật pháp quốc tế”. “Chúng tôi đã thường xuyên thực hiện nhiều chiến dịch đảm bảo tự do hàng hải trong quá khứ và sẽ tiếp tục như thế trong tương lai”, Trung tá Mommsen cho biết.
Video đang HOT
Hải quân Mỹ điều tàu khu trục Wayne E. Meyer đi qua biển Đông trong bối cảnh thương chiến giữa Mỹ – Trung leo thang những ngày gần đây. Một ngày trước đó, Trung Quốc đã từ chối không cho một tàu chiến của hải quân Mỹ cập cảng thăm thành phố Thanh Đảo.
Hồi đầu tháng 8, Hải quân Mỹ đã công bố các bức ảnh ghi lại hoạt động của các quân nhân Mỹ làm nhiệm vụ trên tàu sân bay USS Ronald Reagan tại biển Đông. Tàu sân bay này cung cấp lực lượng sẵn sàng tác chiến nhằm bảo vệ các lợi ích hàng hải của Mỹ, các đồng minh và đối tác tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Trong những tuần vừa qua, Mỹ liên tục đưa ra các tuyên bố cứng rắn, chỉ trích các hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông. Gần đây nhất, Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 26-8 ra thông cáo bày tỏ “quan ngại sâu sắc trước những nỗ lực tiếp diễn của Trung Quốc khi vi phạm trật tự dựa trên luật pháp quốc tế tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”.
VĨ CƯỜNG
Theo PLO
Đem "quan tài bay" JH-7 ra dọa Nhật Bản, Trung Quốc có liều lĩnh?
Máy bay quân sự Trung Quốc đã sử dụng các tàu khu trục Nhật Bản làm mục tiêu giả định khi diễn tập trên biển Hoa Đông, hãng tin Kyodo dẫn các nguồn tin chính phủ Nhật cho hay.
Hãng thông tấn Kyodo của Nhật Bản dẫn các nguồn tin chính phủ nước này ngày 19/8 cho biết, máy bay quân sự JH-7 của Trung Quốc đã sử dụng các tàu khu trục Nhật Bản gần đó làm mục tiêu diễn tập khi tiến hành một cuộc tập trận tên lửa ở biển Hoa Đông.
Theo các nguồn tin này, chính phủ Nhật Bản xem đây là "hành động quân sự vô cùng nguy hiểm", có thể diễn biến thành một tình huống bất ngờ. Được biết cuộc tập trận này diễn ra hồi cuối tháng 5 vừa qua. Tuy nhiên, Nhật Bản đã không gửi công hàm phản đối Trung Quốc hay công bố vụ việc cho công chúng biết vì Tokyo không muốn tiết lộ năng lực thu thập và phân tích tình báo của mình, các nguồn tin trên giải thích.
Theo các nguồn tin, thời điểm đó một vài tiêm kích bom JH-7 của Trung Quốc tiếp cận 2 tàu khu trục của Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản (MSDF) ở khoảng cách nằm trong phạm vi hoạt động của tên lửa chống hạm.
Các binh sĩ trên tàu Nhật Bản lúc đó không thể xác định được ý định của máy bay Trung Quốc vì máy bay Trung Quốc không dùng radar khóa mục tiêu vào tàu Nhật. Tuy nhiên, nhờ đánh chặn được liên lạc từ máy bay Trung Quốc, phía Nhật Bản nắm được nội dung trao đổi giữa các phi công Trung Quốc. Theo đó, họ nói rằng sẽ sử dụng tàu chiến Tokyo làm "mục tiêu giả định".
Khu trục hạm Nhật Bản được đánh giá là một trong những chiến hạm mạnh nhất thế giới
Dựa trên phân tích thông tin liên lạc vô tuyến, đường bay của máy bay Trung Quốc cùng các thông tin khác, Nhật Bản kết luận Trung Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận tên lửa diệt hạm thời điểm đó.
Một số quan chức Nhật Bản xem rằng hành động này là một sự khiêu khích, trong khi các chuyên gia quốc phòng cho rằng cần phân tích thêm vụ việc. "Thông thường không có chuyện bất kỳ tổ chức quân sự nào sử dụng khí tài quân đội của một quốc gia khác làm mục tiêu trong một cuộc tập trận ở vùng biển quốc tế" - ông Bonji Ohara, nhà nghiên cứu tại Quỹ hòa bình Sasakawa, bình luận. Ông nói rằng cũng cần làm rõ liệu động thái trên do các chỉ huy quân đội Trung Quốc ra lệnh hay do phi công tự ý tiến hành.
Các chuyên gia quân sự nhận định cuộc tập trận tên lửa trên của Trung Quốc cho thấy căng thẳng ở khu vực biển Hoa Đông vẫn còn dai dẳng. Điều đó cũng đồng nghĩa cần có một cơ chế để tránh xảy ra các cuộc đụng độ bất ngờ giữa các bên.
Máy bay JH-7
Mặt khác giới quan sát cũng cho rằng, nếu dùng JH-7 để đối đầu với khu trục hạm được phòng vệ tối tân, nguy cơ gãy cánh của chiến đấu cơ Trung Quốc rất cao. Đó chưa nói tới việc chiến đấu cơ này hoạt động không ổn định. Tỷ lệ tai nạn 13/300 đã khiến tiêm kích bom JH-7 của Trung Quốc được mệnh danh là "Nhà chế tạo quả phụ" hay "Quan tài bay" JH-7A.
JH-7 Flying Leopard (Báo bay) là loại tiêm kích - bom 2 chỗ ngồi do Trung Quốc chế tạo nhằm thay thế cho chiếc H-5 và Q-5 đã quá lạc hậu, nó đang là xương sống của lực lượng tấn công trong cả Không quân lẫn Không quân Hải quân Trung Quốc. Hiện hai lực lượng này hiện đang vận hành tổng cộng 240 chiếc.
Theo Việt Hùng/An ninh Thủ đô
Tàu khảo sát Trung Quốc rút khỏi thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam Chiều 7/8 nhóm tàu khảo sát Hải dương 8 của Trung Quốc dừng hoạt động khảo sát địa chất và rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam. Tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc. Trả lời câu hỏi của phóng viên tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 8/8, người phát ngôn Bộ Ngoại...